Hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ thường xuất hiện bên cạnh các khiếm khuyết khác của cơ thể. Trong khi việc điều trị thường thành công, việc chăm sóc và theo dõi sau đó thường kéo dài suốt đời.

1. Hẹp eo động mạch chủ là gì

2. Triệu chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp eo động mạch chủ

4. Biến chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ

5. Điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ

6. Phòng chống bệnh hẹp eo động mạch chủ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh hẹp eo động mạch chủ là gì?

Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp thắt tạo eo của động mạch chủ - động mạch lớn nhất cơ thể mà tách ra từ trái tim của bạn- có nhiệm vụ mang máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Khi xuất hiện bất thường này,tim sẽ phải dùng nhiều lực hơn để bơm máu qua chỗ thắt hẹp này của động mạch chủ.

Tình trạng hẹp eo động mạch chủ thường là do bẩm sinh. Bệnh có thể xảy ra từ nhẹ tới nghiêm trọng và có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành, việc này tùy thuộc vào mức độ hẹp của động mạch chủ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ

Triệu chứng của hẹp eo động mạch chủ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết người mắc không có triệu chứng. Trẻ em có hẹp nghiêm trọng có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng sớm, nhưng những trẻ bị nhẹ hơn khó có thể phát hiện cho tới khi trưởng thành. Người có các dấu hiệu và triệu chứng của những khiếm khuyết khác của tim có thể mắc song hành với hẹp eo động mạch chủ.

Những trẻ nhỏ có hẹp eo động mạch chủ nghiêm trọng có thể biểu hiện ra triệu chứng rất sớm sau sinh. Chúng bao gồm:

Nếu không được điều trị, hẹp eo động mạch chủ ở trẻ có thể dẫn tới suy tim hoặc chết.

Đối với những trẻ lớn hơn và người lớn, hẹp eo động mạch chủ thường không biểu hiện triệu chứng vì tình trạng hẹp ít hơn. Nếu bạn có những dấu hiệu hay triệu chứng bộc lộ ra sau giai đoạn nhũ nhi( nhỏ hơn 12 tháng tuổi), bạn thường sẽ có huyết áp cao khi đo ở tay. Tuy nhiên, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nên tìm đến bác sĩ nếu bạn hay con bạn có những dấu hiệu như sau:

  • Đau, nặng ngực nhiều
  • Ngất
  • Thở gấp đột ngột
  • Cao huyết áp không giải thích được

Tuy là các dấu hiệu hay triệu chứng không đi kèm với độ nặng nhẹ nhưng nó vẫn hữu ích để chúng ta kiểm tra. Nhưng phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ là một căn bệnh nguy hiểm. Trước hết, những triệu chứng của bệnh gây ra cho bệnh nhân không ít khó khăn trong cuộc sống, cơ thể mệt mỏi, khó khăn trong việc hô hấp và thường bị cao huyết áp. Ngoài ra, bệnh hẹp eo động mạch chủ còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: suy tim, bệnh động mạch vành,...

4. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp eo động mạch chủ

Bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh hẹp eo động mạch chủ. Những lý do chưa biết, từ hẹp nhẹ tới nghiêm trọng  tiến triển lên một đoạn của động mạch chủ. Mặc dù hẹp có thể diễn ra ở bất kì đoạn nào của động mạch chủ, nhưng chứng hẹp này lại thường khu trú ở gần một mạch máu gọi là ống động mạch. Tình trạng này thông thường khởi phát trong giai đoạn mang thai( bẩm sinh). Khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp hơn những khiếm khuyết khác.

Hẹp eo động mạch chủ hiếm khi khởi phát trễ. Chấn thương có thể dẫn tới hẹp eo động mạch chủ. Tình trạng xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) hoặc một tình trạng viêm động mạch (bệnh viêm động mạch Takayasu) có thể gây hẹp lòng động mạch, dẫn tới hẹp eo động mạch chủ thứ phát. 

Hẹp eo động mạch chủ thường xảy ra bên dưới mạch máu xuất phát từ phần thân trên và trước các mạch máu dẫn đên phần dưới cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cao huyết áp ở tay nhưng lại thấp ở cổ chân và mắt cá.

Khi bị hẹp eo động mạch chủ, buồng tim dưới bên trái (hay còn gọi là tâm thất trái) của tim sẽ hoạt động cật lực hơn để bơm máu qua khỏi chỗ hẹp, và huyết áp sẽ tăng trong tâm thất trái. Điều đó dẫn tới thành của tâm thất trái sẽ dày lên (phì đại).

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ thường xảy ra cùng với các khiếm khuyết bẩm sinh khác, dù cho bác sĩ không biết các nguyên nhân gây ra đa khiếm khuyết ở tim đi cùng nhau như thế nào. Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới. Bạn hoặc con bạn có thể cùng có hẹp eo động mạch chủ nếu có những vấn đề về tim như sau:

  • Van động mạch chủ 2 mảnh: van của động mạch chủ chia tách buồng tâm thất trái và động mạch chủ. Van động mạch chủ 2 lá có 2 van tổ chim thay vì 3 van. Nhiều người hẹp eo động mạch chủ có van động mạch chủ 2 mảnh.
  • Còn ống động mạch: trước sinh, ống động mạch là một mạch máu kết nối động mạch phổi trái với đông mạch chủ- cho phép máu đến phổi qua cấu trúc này. Ngay sau khi sinh, ống động mạch luôn luôn đóng. Nếu nó vẫn duy trì mở, tình trạng này gọi là Còn Ống Động Mạch.
  • Những lỗ thông từ vách nối 2 bên trái phải của tim: Bạn có thể có 1 lỗ thông trên vách cơ nối liền 2 buồng tim bên trên( khiếm khuyết vách liên nhĩ) hay vách cơ nối liền 2 buồng tim bên dưới( khiếm khuyết vách liên thất) khi bạn ra đời. Điều này khiến máu giàu oxy từ phía tim trái bị trộn lẫn với máu nghèo oxy bên phía tim phải.
  • Hẹp van động mạch chủ: Đây là tình trạng hẹp van chia tâm thất trái với động mạch chủ. Điều này có nghĩa là tim của bạn phải bơm mạnh hơn để đưa máu tới toàn cơ thể bạn. Lâu dần, hiện tượng này sẽ làm cơ tim của bạn dày lên và dẫn đến các triệu chứng như đau ngực, ngất hay khó thở, và khiến tim suy.
  • Hẹp van 2 lá: Đây là tình trạng hẹp van chia tách tâm nhĩ trái với tâm thất trái, khiến dòng máu di chuyển qua lại giữa buồng tâm nhĩ và tâm thất trái mà không bị ngăn cản nào. Trong tình trạng này,  máu có thể trào ngược về phổi thay vì xuống tâm thất trái. Điều này gây khó thở hoặc gây tắc nghẽn phổi. Giống như hẹp van động mạch chủ, tình trạng này có thể dẫn tới suy tim.
  • Hở van 2 lá: Tình trạng này xảy ra khi van 2 lá không đóng chặt được, gây ra máu thoát ngược lên tâm nhĩ trái trong thì tim bóp tống máu.

Hẹp eo động mạch chủ thường phổ biến ở những người có một số vấn đề về di truyền, như hội chứng Turner. Phụ nữ bị hội chứng Turner chỉ có 45 nhiễm sắc thể, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính X hoặc nhiễm sắc thể X bất toàn, thay vì có 46 nhiễm sắc thể như người bình thường. Có khoảng 10% nữ giới bị Turner có hẹp eo động mạch chủ.

Hội chứng Turner ở bé gái

Hội chứng Turner ở bé gái

5. Biến chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ không điều trị thường dẫn đến những biến chứng. Một số biến chứng có thể là kết quả của tình trạng cao huyết áp kéo dài gây ra bởi hẹp eo động mạch chủ. Các biến chứng cũng có thể xảy ra sau khi điều trị hẹp.

Các biến chứng của hẹp eo động mạch chủ có thể bao gồm như sau:

  • Hẹp van động mạch chủ
  • Cao huyết áp
  • Sốc 
  • Phình dãn động mạch chủ
  • Rách động mạch chủ
  • Bệnh động mạch vành- hẹp mạch máu nuôi tim
  • Suy tim
  • Phình dãn động mạch trong não hay chảy máu não

Thêm vào đó, nếu hẹp eo động mạch chủ trầm trọng, tim bạn có thể không bơm đủ máu đến các cơ quan. Nó có thể gây nguy hại cho trái tim và cũng có thể gây suy thận hay suy các cơ quan khác.

Nếu hẹp eo động mạch chủ được điều trị lúc trẻ, bạn vẫn có nguy cơ tái hẹp. Bạn cũng có nguy cơ cao phát triển cao huyết áp. Bạn sẽ cần theo dõi suốt đời cho khiếm khuyết này, và cần thêm một số cách cho việc điều trị.

6. Điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ

Chẩn đoán

Độ tuổi mắc hẹp eo động mạch chủ được chẩn đoán dựa vào mức độ nặng của bệnh. Người ta thường được chẩn đoán vào độ tuổi còn ẵm bồng (trẻ nhũ nhi). Các xét nghiệm phát hiện hẹp eo động mạch chủ trước khi sinh thường không khả thi.

Người lớn và những trẻ lớn được chẩn đoán có hẹp eo động mạch chủ có thể rơi vào các trường hợp nhẹ hơn và không có các triệu chứng gì. Họ có thể vẫn rất khỏe mạnh cho đến khi bác sĩ phát hiện ra có:

  • Cao huyết áp khi đo ở tay.
  • Chênh lệch huyết áp giữ tay và chân.
  • Yếu hay mất mạch chân.
  • Âm thổi tim- âm bất thường gây ra bởi dòng máu chảy nhanh qua chỗ hẹp.

Các phương pháp chẩn đoán

Siêu âm tim: siêu âm tim sử dụng sóng âm tần số cao để tái tạo hình ảnh của quả tim. Sóng âm dội lại từ tim sẽ tái hiện hình ảnh động có thể xe được trên một màn hình.

Siêu âm tim thường có thể phát hiện vị trí và độ nặng của hẹp eo động mạch chủ cũng như một số khiếm khuyết tim khác, ví dụ như tật van động mạch chủ 2 mảnh. Bác sĩ thường sủ dụng siêu âm để chẩn đoán chứng hẹp eo động mạch chủ và xác định các thức điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

Điện tâm đồ: điện tâm đồ ghi lại những hoạt động điện trong tim mỗi lần nó co bóp. Trong suốt quá trình đo, bạn sẽ được gắn các dây đặt ở ngực,cổ tay và cổ chân. Các điện cực sẽ đo các hoạt động điện tim, sau đó ghi lại trên giấy hoặc biểu diễn trên máy tính.

Nếu hẹp eo động mạch nặng, điên tâm đồ có thể thể hiện được sự dày của các buồng tâm thất.
X-quang ngực: x-quang ngực thể hiện hình ảnh của ngực và phổi. một phim x-quang có thể cho thấy sự hẹp trọng động mạch chủ ở vị trí hẹp eo động mạch chủ hay ở đoạn phình của động mạch chủ hoặc cả hai.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng năng lượng từ trường và sóng vô tuyến để tái tạo những hình ảnh chi tiết của tim hay các mạch máu.

Một MRI có thể cho biết vị trí cũng như mức độ nặng của hẹp eo động mạch chủ, xác định xem nó có ảnh hưởng tới các mạch máu khác của cơ thể hay không, đồng thời cũng phát hiện bạn có những khiếm khuyết tim khác hay không. Bác sĩ có thể sử dụng phương tiện này để xác định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. 

Chụp cắt lớp điện toán (CT-scan): CT-scan sử dụng những tia x-quang để tạo ra những hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể.

Trong chụp CT mạch máu, bác sĩ cho bệnh nhân chích thuốc cản quang vào mạch máu để làm nổi bật dòng máu trong mạch máu. Một CT mạch máu cho phép bác sĩ thấy được vị trí và độ nặng của hẹp eo động mạch chủ, xem xét nó có ảnh hưởng tới các mạch máu khác và các khiếm khuyết tim khác. Bác sĩ cũng có thể dùng phương tiện này để xác định phương pháp điều trị.

Chụp mạch máu tim: trong phương pháp này, bác sĩ dùng một ống nhỏ dài chích vào mạch máu ở bẹn, tay hay cổ và luồn nó đến tim sau đó bơm thuốc cản quang và chụp lại hình ảnh tại các vị trí có bất thường. Thuốc cản quang có thể đo được áp suất và nồng độ oxy trong các buồng tim và các mạch máu. Phương pháp này có thể giúp xác định mức độ nặng của hẹp eo động mạch chủ.

Phương pháp này không thường được sử dụng để chẩn đoán hẹp eo động mạch chủ, nhưng bác sĩ có thể dùng nó để lên kế hoạch phẫu thuật hay điều trị khác nếu cần.  Nó cũng có thể được dùng để thực hiện một số cách điều trị.

Điều trị

Tùy thuộc vào dộ tuổi ở thời gian chẩn đoán ra bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các khiếm khuyết khác cũng có thể được xử lý cùng.

Phương thức điều trị bao gồm phẫu thuật hoặc một phương pháp gọi là nong bằng bóng hoặc đặt ống thông(stent). Lựa chọn phương pháp thích hợp tùy thuộc vào bác sĩ.

Phẫu thuật

Một số kỹ thuật mổ để sửa chữa chỗ hẹp của động mạch chủ. Bác sĩ có thể thảo luận với bệnh nhân kỹ thuật nào thì thành công nhất cho họ hay con của họ. các lựa chọn bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt nối tận-tận: phương pháp này liên quan đến loại bỏ đoạn hẹp của động mạch chủ sau đó nối 2 đầu lại với nhau.
  • Phẫu thuật tạo hình lại đoạn hẹp: đoạn mạch máu dẫn máu đến vùng tay trái( động mạch dưới đòn trái), có thể được sử dụng để mở rộng chỗ hẹp của động mạch chủ.
  • Phẫu thuật bắc cầu: kỹ thuật này liên quan đến việc bỏ qua đoạn hẹp bằng cách nối một ống bằng nhựa tổng hợp vào đầu trên  chỗ hẹp và đầu dưới chỗ hẹp.
  • Phẫu thuật tạo vá: bác sĩ có thể  điều trị hẹp eo đồng mạch chủ bằng cách cắt ngang qua đoạn hẹp và gắn vào một miếng vá bằng vật liệu tổng hợp để mở rộng mạch máu. Phẫu thuật tạo vá sẽ hữu ích nếu hẹp một đoạn dài.

Điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ nối đoạn trên và dưỡi hẹp

Nong mạch máu bằng bóng và đặt ống thông

Nong mạch bằng bóng, thường kết hợp đặt ống thông( stent), là một lựa chọn cho việc điều trị ban đầu hoặc để điều trị tái hẹp xảy ra sau phẫu thuật.

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ và mềm dẻo chèn vào một mạch máu ở bẹn và luồn đến các mạch máu ở tim dưới hưỡng dẫn của tia X. Bác sĩ sẽ đặt bóng tại vị trí hẹp và bung bóng ra, lúc đó chỗ hẹp sẽ mở rộng ra và máu sẽ qua dễ dàng. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng ống thông bàng hợp kim rỗng ruột để mở rộng đoạn hẹp lâu dài.

Thuốc

Thuốc không được dùng để sữa chữa chỗ hẹp, nhưng nó được dùng để kiểm soát áp lực máu trước và sau  đặt ống thông hay sau khi mổ. Mặc dù việc sữa chữa chỗ hẹp sẽ cải thiện huyết áp, nhiều người vẫn cần phải dùng thêm thuốc huyết áp, thậm chí sau đặt ống thông hay phẫu thuật thành công.

Trẻ em có hẹp nặng thường được cho thuốc để giữ ống động mạch mở. Điều này sẽ giúp dòng máu di chuyển bỏ qua chỗ hẹp đến khi hẹp được sửa chữa.

Sau khi điều trị

Các biến chứng lâu dài phổ biến nhất của hẹp eo động mạch chủ là cao huyết áp. Mặc dù huyết áp thường hạ sau khi hẹp được sửa chữa, nó vẫn có thể cao hơn so với mức bình thường.

Thỉnh thoảng, đoạn động mạch được sửa chữa sẽ trở nên yếu và dãn rộng( phình), và có thể vỡ. Trong một số trường hợp hẹp có thể tái phát, có thể sau vài năm sau điều trị. Điều này khiến người bệnh có thể phải phẫu thuật lại hay một phương pháp khác để sửa chữa chính xác lại chỗ hẹp, thậm chí có thể để điều trị biến chứng.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Dù hẹp eo động mạch chủ có thể điều trị, bạn cần theo dõi cẩn thận suốt đời theo sự dặn dò của bác sĩ để theo dõi các biến chứng và tái phát.

Bạn nên tái khám định kỳ tại bác sĩ chuyên về tim mạch bẩm sinh. Khi bạn tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng của bạn và cho các xét nghiệm cận lâm sàng về hình ảnh. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra huyết áp của bạn khi cần.

Dưới đây là một vài hướng dẫn cho việc tự theo dõi:

Tập thể dục đều đặn: tập thể dục đều giúp bạn giữ huyết áp ở mức tối ưu. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất cứ hoạt động thể lực nặng nào, như tập tạ, vì có thể làm tăng huyết áp của bạn. bác sĩ sẽ xem xét môn nào bạn có thể tập tùy vào tình trạng bệnh của bạn.

Tập thể dục phòng chống bệnh hẹp eo động mạch chủ

Tập thể dục phòng chống bệnh hẹp eo động mạch chủ

Quyết định mang thai phải cẩn thận: trước khi có thai, nãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem xét việc mang thai của bạn. Phụ nữ bị hẹp eo động mạch chủ, thậm chí dù cho sau sửa chữa hẹp, vẫn có thể có nguy cơ cao của vỡ phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ hoặc các biến chứng khác suốt thai kỳ. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá huyết áp của bạn dể kiểm soát kịp thời.

Nếu bạn đã được điều trị hẹp eo động mạch chủ và quyết định mang thai, hãy kiểm soát cẩn thận huyết áp vì nó sẽ giữ cho bạn và con bạn khỏe mạnh.

Phòng chống viêm nội tâm mạc( viêm màng trong tim): viêm nội tâm mạc là hiện tượng viêm lớp màng trong của tim hoặc các cấu trúc của nó bởi vi khuẩn.

Bạn thường sẽ không cần sử dụng kháng sinh trước khi làm răng để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng mắc bệnh này, hoặc giả bạn đã được đặt ống thông mạch máu hoặc bạn đã thay van tim, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cho bạn.

7. Phòng chống bệnh hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ không thể ngăn ngừa, bởi vì thường là bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc con bạn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc; như có hội chứng Turner, van động mạch chủ 2 mảnh, khiếm khuyết tim khác, hay tiền sử gia đình có bệnh tim bẩm sinh, việc phát hiện sớm có thể rất có ích. Hãy thảo luận các yếu tố nguy cơ của hẹp eo động mạch chủ với bác sĩ của bạn.

Để điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ và giúp đỡ bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hoàng Thị Mai

    Chia sẻ tí kinh nghiệm là muốn biết mình có bị bệnh này không chỉ có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa tim hoặc mạch máu, kiểm tra sức khỏe thông thường khó mà tìm ra bệnh.

    16/10/2017
  • Nguyễn Minh Anh

    Tôi vừa đi khám và bác sĩ bảo bị bệnh này. Được người quen chia sẻ bài viết này. Tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Lê Thị Thương

    Ban đầu tôi thường bị khó thở, toát mồ hôi lạnh. Gia đình khuyên tôi đi khám nên phát hiện ra bị mắc bệnh hẹp eo động mạch. Hiện nay tôi đang điều trị và thấy tình trạng đã thuyên giảm rất nhiều. Mọi người khi thấy mình mắc bệnh cũng nên điều trị sớm nhé.

    29/09/2017
  • Minh Thuận

    Bệnh hẹp eo động mạch chủ thực sự rất nguy hiểm. Mọi người khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh này thì tốt nhất nên đi khám để được điều trị.

    22/09/2017
  • Lê Thị Thu Thủy

    Bệnh hẹp eo động mạch chủ được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng. Mọi người có thể phát hiện được bệnh nếu đi khám bệnh định kì.

    11/09/2017
Phạm Xuân Trường (01/02/2018)
Tôi cũng có người thân bị bệnh này do bẩm sinh. Nhưng do không phát hiện sớm bệnh và không được điều trị kịp thời nên không qua khỏi. Các bạn hãy nhớ nếu phát hiện người thân có dấu hiệu của bệnh thì hãy đưa người bệnh đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...