Dị ứng Pe-ni-cil-lin

Dị ứng Pe-ni-cil-lin

Penicillin là một chất kháng sinh thường gây ra tình trạng dị ứng. Một số những kháng sinh khác, đặc biệt là những chất có tính chất hóa học tương tự như penicillin, cũng có thể gây phản ứng dị ứng.

1. Bệnh dị ứng Penicillin là gì?

2. Triệu chứng của bệnh dị ứng Penicillin

3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng Penicillin

4. Điều trị bệnh dị ứng Penicillin

5. Phòng chống bệnh dị ứng Penicillin

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh dị ứng Penicillin là gì?

Dị ứng penicillin (tên tiếng Anh là Penicillin Allergy) là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với thuốc kháng sinh penicillin. Penicillin được kê toa để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của dị ứng penicillin bao gồm phát ban, nổi ban và ngứa. Phản ứng nặng bao gồm sốc phản vệ, tình trạng đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

>>>Để hiểu bản chất của bệnh dị ứng, bạn có thể tham khảo tại BỆNH DỊ ỨNG.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị ứng Penicillin

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng penicillin thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Ít thông thường, phản ứng có thể xảy ra hàng giờ, hàng ngày hoặc vài tuần sau đó.

Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng thuốc có thể bao gồm:

Triệu chứng của bệnh dị ứng Penicillin

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất hiếm, gây đe dọa đến tính mạng do gây ra rối loạn chức năng toàn hệ thống cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ gồm:

Các tình trạng khác do dị ứng penicillin

Các phản ứng dị ứng penicillin ít gặp, xảy ra nhiều ngày hoặc vài tuần sau khi tiếp xúc với thuốc và có thể tồn tại một thời gian sau khi bạn ngừng dùng thuốc. Những điều kiện này bao gồm:

  • Bệnh huyết thanh, có thể gây sốt, đau khớp, nổi ban, sưng và buồn nôn
  • Thiếu máu do thuốc gây ra, giảm các tế bào hồng cầu, có thể gây ra mệt mỏi, nhịp tim bất thường, thở dốc và các triệu chứng khác
  • Phản ứng thuốc với bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS), kết quả là nổi ban, số lượng bạch cầu cao, sưng tấy, sưng hạch bạch huyết và tái phát viêm gan siêu vi
  • Viêm thận, có thể gây sốt, tiểu máu, sưng tấy, lẫn lộn và các triệu chứng khác

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Gặp bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng dị ứng penicillin. Gọi cấp cứu nếu bạn gặp dấu hiệu phản ứng nặng hoặc nghi ngờ tình trạng sốc phản vệ sau khi dùng penicillin.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng Penicillin

Dị ứng penicillin xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng nhầm lẫn với thuốc như một chất có hại, bản chất cứ như thể nó là một bệnh nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn.

Bệnh dị ứng phát triển khi hệ miễn dịch của bạn trở nên nhạy cảm với penicillin. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên bạn uống thuốc hệ thống miễn dịch của bạn phát hiện ra nó như một chất có hại và nó sẽ hình thành một kháng thể đối với loại penicillin mà bạn uống.

Lần tiếp theo bạn uống thuốc, các kháng thể đặc hiệu này nhận dạng nó và hệ miễn dịch sẽ tấn công trực tiếp lên chất đó. Các chất hóa học được giải phóng bởi hoạt động này gây ra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên lần đầu tiên tiếp xúc với penicillin có thể không được rõ ràng. Một số bằng chứng cho thấy một lượng nhỏ penicillin trong thức ăn có thể đủ để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể với nó.

Penicillin và các thuốc liên quan:

Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh được gọi là beta-lactams. Mặc dù cơ chế của các loại thuốc khác nhau nhưng thông thường chúng chống lại nhiễm trùng bằng cách tấn công vào thành các tế bào vi khuẩn. Ngoài penicillin, các beta-lactam khác thường có liên quan đến phản ứng dị ứng là một nhóm thuốc có tên gọi là cephalosporin.

Nếu bạn đã có phản ứng dị ứng với một loại penicillin, bạn có thể - nhưng không nhất thiết - dị ứng với các loại penicillin khác hoặc một số loại cephalosporin.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng Penicillin

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể dị ứng với penicillin nhưng một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng của bạn, bao gồm:

  • Có tiền sử bị các dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm hoặc viêm mũi dị ứng
  • Phản ứng dị ứng với một loại thuốc khác
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc
  • Tăng tiếp xúc với penicillin, vì liều cao, sử dụng lặp lại hoặc sử dụng kéo dài
  • Một số bệnh thường gặp liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc, như nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr

4. Các phương pháp điều trị bệnh dị ứng Penicillin

Chuẩn bị trước khi đi khám

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng có liên quan đến penicillin hoặc các kháng sinh khác mà bạn mới bắt đầu dùng. Hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sau đây. Những chi tiết này sẽ rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

  • Bạn bị những triệu chứng gì? Đừng bỏ qua chi tiết ngay cả khi chúng có vẻ không liên quan.
  • Tên của penicillin hoặc loại kháng sinh khác bạn đang dùng là gì?
  • Tại sao bác sĩ lại kê đơn thuốc này?
  • Bạn đã từng có những triệu chứng này trong quá khứ khi bạn chưa dùng thuốc này không?
  • Bao lâu sau khi dùng penicillin, các triệu chứng này bắt đầu xảy ra?
  • Triệu chứng kéo dài bao lâu?
  • Bạn có ngừng dùng thuốc không?
  • Bạn có đang dùng những loại thuốc mua cần không kê toa hoặc thuốc theo toa nào khác không?
  • Bạn có dùng thuốc thảo dược, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng nào khác không?
  • Vào thời điểm nào bạn có uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác?
  • Bạn có tăng liều của bất kỳ thuốc hay thực phẩm chức năng nào không?
  • Bạn có ngừng dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng không?
  • Bạn có dùng bất cứ thứ gì để điều trị các triệu chứng của bạn, và hiệu quả là gì?
  • Bạn đã từng có phản ứng gì đối với bất kỳ loại thuốc nào trong quá khứ? Nếu có thì đó là những thuốc nào?
  • Bạn có viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm hoặc các dị ứng khác không?
  • Gia đình bạn có tiền sử dị ứng penicillin hay dị ứng các thuốc khác không?

Bạn có thể chụp hình bất kỳ tình trạng nào, như phát ban hoặc sưng, để cho bác sĩ của bạn biết. Điều này có thể giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng của bạn nếu các triệu chứng đã giảm xuống theo thời gian trước khi bạn đến gặp bác sĩ.

Chẩn đoán

Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết để chẩn đoán chính xác. Nghiên cứu cho thấy các dị ứng penicillin có thể bị chẩn đoán sai và bệnh nhân có thể báo cáo dị ứng penicillin chưa được xác nhận. Khi chuẩn đoán sai có thể dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không thích hợp hoặc đắt tiền hơn.

Bác sĩ sẽ khám sức khoẻ và hỏi bạn các câu hỏi. Thông tin chi tiết về triệu chứng bắt đầu, thời gian bạn dùng thuốc, những cải thiện hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng là những manh mối quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia dị ứng để làm xét nghiệm. Chúng có thể bao gồm những điều sau.

Kiểm tra da

Với một thử nghiệm trên da, bác sĩ dị ứng hoặc y tá cho một lượng nhỏ penicillin nghi ngờ gây dị ứng vào da của bạn bằng kim nhỏ làm xước da hoặc tiêm vào da. Phản ứng dương tính sẽ gây ra vết đỏ, ngứa, sưng lên.
Kết quả dương tính cho thấy khả năng bị dị ứng penicillin cao. Kết quả xét nghiệm âm tính thường có nghĩa là bạn không dị ứng với penicillin, nhưng lại khó giải thích hơn vì một số loại phản ứng thuốc không thể phát hiện bằng các xét nghiệm da.

Thử thách phân loại thuốc

Nếu chẩn đoán dị ứng penicillin không chắc chắn hoặc bác sĩ của bạn phán đoán bạn không chắc bị dị ứng với penicillin dựa trên các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, họ có thể đề nghị một bài kiểm tra gọi là thử thách phân loại thuốc.

Với thủ thuật này, bạn sẽ nhận được từ 4 đến 5 liều penicillin nghi ngờ gây dị ứng, bắt đầu bằng một liều nhỏ và tăng liều dần lên. Nếu bạn đạt đến liều điều trị mà không có phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ kết luận bạn không bị dị ứng với loại penicillin đó. Bạn sẽ có thể uống như đơn thuốc được kê .

Tương tự, nếu bạn bị dị ứng với một loại penicillin, bác sĩ của bạn có thể đề nghị một thách thức phân loại với một loại penicillin hoặc cephalosporin ít có khả năng - vì tính chất hóa học đã biết - gây ra phản ứng dị ứng. Điều này sẽ cho phép bác sĩ của bạn xác định được một loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng an toàn cho tình trạng nhiễm khuẩn hiện tại và hướng dẫn những lựa chọn trong các phương pháp điều trị trong tương lai.

Trong suốt quá trình thử thách thuốc, bác sĩ sẽ giám sát cẩn thận, và hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc có sẵn để điều trị phản ứng bất lợi.

Test da chẩn đoán bệnh dị ứng Penicillin

Điều trị

Can thiệp tình trạng dị ứng penicillin có thể được chia thành hai chiến lược chung:

  • Điều trị các triệu chứng dị ứng hiện tại
  • Giảm nhạy cảm với penicillin

Điều trị các triệu chứng hiện tại

Những can thiệp sau đây có thể được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng với penicillin:

  • Ngưng thuốc. Nếu bác sĩ xác định bạn bị dị ứng penicillin - hoặc có thể là dị ứng - ngưng dùng thuốc là bước đầu tiên trong điều trị.
  • Thuốc kháng histamine. Bác sĩ của bạn có thể kê thuốc kháng histamine hoặc đề nghị một loại thuốc kháng histamine không cần kê toa để ngăn các chất hóa học được hệ miễn dịch kích hoạt trong phản ứng dị ứng.
  • Corticosteroid. Corticoid đường uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để điều trị viêm kết hợp với các phản ứng nghiêm trọng hơn.
  • Điều trị quá mẫn. Khi sốc phản vệ cần tiêm epinephrine ngay lập tức cũng như nhập viện để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp.

Giảm nhạy cảm với penicillin

Nếu không có các biện pháp điều trị bằng kháng sinh khác, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị gọi là giảm nhạy cảm với thuốc, nó có thể cho phép bạn dùng penicillin để điều trị nhiễm trùng. Với phương pháp điều trị này, bạn sẽ nhận được một liều rất nhỏ và sau đó tăng dần liều mỗi 15-30 phút trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu bạn có thể đạt được liều lượng mong muốn mà không có phản ứng, sau đó bạn có thể tiếp tục điều trị.

Bạn sẽ được theo dõi cẩn thận trong thời gian can thiệp, và chăm sóc hỗ trợ sẵn sàng để điều trị phản ứng dị ứng. Phương pháp này hiếm khi được sử dụng nếu penicillin gây ra phản ứng đe dọa đến tính mạng nghiêm trọng trong quá khứ.

5. Phòng chống bệnh dị ứng Penicillin

Nếu bạn bị dị ứng penicillin, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh dùng thuốc. Các bước bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình bao gồm:

  • Thông báo cho nhân viên chăm sóc sức khoẻ. Hãy chắc chắn rằng tình trạng dị ứng với penicillin hoặc dị ứng kháng sinh khác được xác định rõ trong hồ sơ bệnh án của bạn. Thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác, chẳng hạn như nha sĩ hoặc bất kỳ chuyên gia y tế nào.
  • Mang một chiếc vòng tay. Mang một vòng đeo tay để thông báo bạn bị dị ứng thuốc. Thông tin này có thể đảm bảo điều trị đúng đắn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Mang theo epinephrine khẩn cấp. Nếu dị ứng gây ra sốc phản vệ hoặc các phản ứng nặng khác, bác sĩ có thể sẽ kê toa một ống tiêm tự tiêm và thiết bị kim tiêm ( tự động tiêm thuốc epinephrine). Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tự động tiêm.

Một chẩn đoán chính xác là cần thiết khi nghi ngờ dị ứng penicillin để đảm bảo các lựa chọn điều trị tốt nhất trong tương lai. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...