Tôi muốn chết - Dấu hiệu của tự tử, gặp bác sĩ ngay
Con người đôi khi mêt mỏi và suy nghĩ về việc trốn thoát khỏi cuộc sống cũng là điều bình thường, nhưng những suy nghĩ muốn chết, tự tử là một tình trạng khá nghiêm trọng và cần được điều trị ngay. Nếu bạn đang nghĩ về việc tự vẫn, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1 - CÁC DẤU HIỆU CỦA HÀNH VI TỰ TỬ
3 - CHẨN ĐOÁN Ý NGHĨ TỰ TỬ NHƯ THẾ NÀO?
Những ý nghĩ tự tử bao gồm những suy nghĩ về việc tự làm đau bản thân hoặc tự kết liễu cuộc đời mình. Những ý nghĩ tự tử có thể liên quan đến bệnh trầm cảm và nó có thể xảy ra với bất kì ai – từ trẻ đến già, nam và nữ - vì nhiều lí do khác nhau. Thông thường, các ý nghĩ về tự tử xảy ra khi một người đang trải qua nhiều nỗi đau tinh thần và không tìm được lối thoát. May mắn rằng tự tử thường có thể phòng ngừa được.
Có nhiều yếu tố nguy cơ cho hành vi tự vẫn, bao gồm:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Tình trạng thể chất và tinh thần yếu kém
- Tiền sử trải qua các vụ bạo lực
- Tiền căn gia đình có người đã tự tử
- Sở hữu các loại vũ khí trong nhà
- Vừa được thả ra khỏi nhà tù sau một thời gian dài
- Giao tiếp với những người thường nói về việc tự tử và cổ xuý hành vi ấy
- Trải qua nhiều sang chấn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
1 - CÁC DẤU HIỆU CỦA HÀNH VI TỰ TỬ
Một người thường không biểu lộ tất cả các dấu hiệu cho thấy họ đang có những ý nghĩ về tự tử. Thật sự, chỉ cần một dấu hiệu duy nhất cũng đủ cảnh báo các hành vi nguy cơ có thể xảy ra. Một số dấu hiệu thường gặp cảnh báo hành vi tự tử bao gồm:
a) Các dấu hiệu qua lời nói
Một người đang nghĩ đến việc tự tử có thể nói về chuyện kết thúc cuộc đời họ hoặc thể hiện những cảm xúc thất vọng. Một số dấu hiệu cảnh báo gồm:
- Nói về việc tự tử
- Thể hiện mong muốn được chết
- Nói về một kế hoạch cụ thể để tự tử
- Nói rằng họ cảm thấy mình là gánh nặng cho những người khác
- Biểu hiện giận dữ hoặc muốn trả thù
- Thể hiện cảm giác bế tắc
- Nói về sự trầm cảm hoặc những nỗi đau không thể chịu được.
b) Các dấu hiệu về hành vi
Những người có suy nghĩ tự vẫn có thể thể hiện ý định của mình theo những cách gián tiếp:
- Cho đi tài sản của mình
- Thay đổi thói quen đi ngủ hoặc ăn uống
- Có những hành vi làm hại bản thân
- Tìm hiểu những cách thức để tự tử
- Tìm gặp người thân, đặc biệt là để nói lời tạm biệt, thể hiện tình cảm yêu quý hoặc tức giận
- Viết thư tuyệt mệnh
- Không hứng thú với những thú vui trước đây
- Bỏ qua những thói quen hằng ngày, không đến trường hoặc đến nơi làm việc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
c) Những dấu hiệu về cảm xúc
Một người có ý nghĩ tự tử có thể biểu hiện bằng sự thay đổi trong cảm xúc của họ:
- Tiền căn có nhiều triệu chứng của bệnh tâm thần
- Các triệu chứng loạn thần, ví dụ như trở nên xa rời đời thực hoặc tin vào những thứ không tồn tại
- Tuyệt vọng, thờ ơ
- Giận dữ, cáu gắt
- Trầm cảm hoặc lo lắng
- Xấu hổ
- Cô đơn, xa cách xã hội
- Cảm xúc thay đổi thất thường
- Cảm thấy mình là gánh nặng
Ngoài ra, một số người sắp tự vẫn sẽ thể hiện cảm xúc tốt lên. Sự thay đổi cảm xúc này có thể do họ đã quyết định chết và cảm thấy nhẹ nhỏm hơn.
Theo National Alliance on Mental Illness (NAMI), nếu bạn để ý ai đó đang làm những việc sau, họ nên được can thiệp ngay lập tức:
- Dàn xếp công việc hoặc cho đi tài sản của mình
- Tạm biệt bạn vè và gia đình
- Thay đổi cảm xúc từ thất vọng sang bình yên
- Dự định, tìm cách mua, trộm hoặc mượn các dụng cụ để thực hiện hành vi tự tử, như vũ khí hoặc thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2 - Ý NGHĨ TỰ TỬ THỤ ĐỘNG
Ý nghĩ tự tử thụ động là khi một người mong muốn chết nhưng chưa có kế hoạch cụ thể nào để tự kết liễu mình. Khi đó, có thể bạn mong muốn mình sẽ chết trong giấc ngủ hoặc sẽ gặp tai nạn chết người.
Ý nghĩ tự tử thụ động không phải là vô hại. Dòng suy nghĩ này làm tăng nguy cơ thúc đẩy bạn có những hành vi làm hại bản thân. Thể thụ động có thể chuyển biến dần dần hoặc đột ngột sang thể hoạt động mà những người xung quanh khó để ý thấy.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3 - CHẨN ĐOÁN Ý NGHĨ TỰ TỬ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu bạn đang trầm cảm và thường xuyên có ý nghĩ về việc tự tử, hãy đi khám ngay.
Khi gặp bác sĩ, họ sẽ hỏi các câu sau để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
- Bạn đã có những suy nghĩ tự tử bao lâu rồi?
- Bạn có tiền căn bị trầm cảm không?
- Các ý nghĩ ấy đến mức độ nào? Bạn đã có kế hoạch để tự tử chưa?
- Bạn có đang uống thuốc gì không?
- Bạn có uống rượu hoặc dùng các loại chất kích thích không?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền căn bệnh lý bản thân, gia đình và những sự kiện trong đời sống cá nhân của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về những ý nghĩ tự tử của bạn và mức độ thường xuyên của chúng. Các thông tin bạn cung cấp có thể giúp họ xác định những nguyên nhân khả dĩ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số xét nghiệm nếu họ nghi ngờ những ý nghĩ tự tử là do một bệnh tâm thần hoặc bệnh thực thể nào đó. Nếu không thể giải thích được bằng bệnh nào, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đến khám với một chuyên gia tâm lý. Việc gặp ở chuyên gia tâm lý thường xuyên sẽ giúp bạn dễ thể hiện cẩm xúc của mình và bàn luận về các vấn đề đang gặp phải. Không như bạn bè hoặc gia đình, chuyên gia tâm lý sẽ có góc nhìn khách quan hơn và hướng dẫn bạn những phương cách hiệu quả đối phó với những ý nghĩ tự tử. Đồng thời do bạn không biết họ, bạn có thể hoàn toàn thành thật nói về những suy nghĩ của mình mà không sợ làm buồn lòng người khác.
Những câu hỏi đặt cho bác sĩ của bạn
- Sự khác nhau giữa trầm cảm và cảm giác buồn bã?
- Có phải mọi người đều từng nghĩ đến việc tự tử, dù chỉ trong thời gian ngắn?
- Có loại thuốc nào dành cho tôi không?
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4 - ĐIỀU TRỊ
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh trầm cảm của bạn dựa vào mức độ nặng của bệnh. Bác sĩ có thể kê toa các thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu. Chúng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn đến gặp bác sĩ tâm lý. Nếu nguy cơ thực hiện hành vi tự vẫn quá cao, bạn có thể cần nhập viện điều trị. Như vậy sẽ an toàn hơn do bạn sẽ không có cơ hội sử dụng các phương tiện tự vẫn.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi