Triệu chứng đau miệng - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau miệng - nguyên nhân và cách chữa trị

Đau miệng là một triệu chứng có thể thường thấy ở trong cuộc sống. Đau miệng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Để có những hiểu biết cụ thể hơn về triệu chứng đau miệng, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Đau miệng là gì

2. Biểu hiện của đau miệng

3. Nguyên nhân gây ra đau miệng

4. Biện pháp tự chăm sóc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

1. Đau miệng là gì

Đau miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng mô mềm nào trong miệng, bao gồm môi, má, nướu răng, lưỡi, sàn miệng và vòm miệng. Cơn đau thậm chí cũng có thể xảy ra ở thực quản, là một ống dẫn thức ăn từ miệng xuống đến dạ dày.

Đau miệng – bao gồm loét miệng – thường là một đáp ứng với kích thích và kéo dài chỉ một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, chúng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng hoặc tình trạng nhiễm virus, như trong nhiễm Herpes Simplex.

Herpes Simplex có khả năng gây lở miệng, hay còn gọi là giộp môi, và có thể truyền nhiễm. Cơn đau miệng có khả năng lây sang cho người khác trước khi nó hoàn toàn được chữa khỏi, nên bạn hãy nhớ rửa tay cẩn thận sau khi chạm phải vết giộp, và thay bàn chải đánh răng sau khi đã khỏi bệnh.

2. Biểu hiện của đau miệng

Trong đa số các trường hợp, đau miệng có thể đi kèm với hiện tượng sưng đỏ, đặc biệt khi ăn và uống. Chúng sẽ gây cho bạn cảm giác đau và ngứa ran cùng lúc, ở vị trí xung quanh vùng bị tốn thương. Phụ thuộc vào kích cỡ, độ nặng, và vị trí chúng, bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi ăn uống, khi nuốt thức ăn, khi nói chuyện hay thậm chí là khi thở.

Hãy đi khám nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng sau đây:

  • Vết loét ở miệng có đường kính lớn hơn 1 inch.
  • Cơn đau miệng bùng phát nhiều lần.
  • Nổi phát ban.
  • Đau khớp.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy.

Trong đa số các trường hợp, đau miệng không để lại di chứng lâu dài. Nếu bạn bị herpes simplex, vết loét có thể tái phát. Trong vài tình huống, vết lở môi quá lớn có thể để lại sẹo. Đau miệng có thể tái phát nếu bạn:

  • Stress quá mức.
  • Mắc bệnh hay hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời.
  • Trầy xước da ở vùng miệng.

Trong trường hợp bạn bị ung thư, các di chứng và khả năng tái phát tùy thuộc vào loại, độ nặng, và điều trị ung thư.

3. Nguyên nhân gây ra đau miệng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau miệng, từ các nguyên nhân trong cuộc sống hằng ngày đến các căn bệnh nghiêm trọng. Thông thường, đau miệng xuất hiện khi bạn:

  • Cắn trúng lưỡi, má, hay môi.
  • Ăn thức ăn nóng.
  • Bị kích thích bởi các vật nhọn, như niềng răng, hàm duy trì sau khi niềng răng, hay răng giả.
  • Hút thuốc lá.
  • Nhiễm virus herpes simplex.

Hiện tại, chúng ta chưa biết rõ nguyên nhân của loét miệng. Tuy nhiên, loét miệng không hề lây nhiễm. Bạn sẽ có nguy cơ cao bị loét miệng nếu như:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu do bệnh cảnh khác hay do stress.
  • Rối loạn hormone.
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là folate và vitamin B12.
  • Bệnh về đường ruột, như bệnh viêm ruột Crohn và hội chứng ruột kích thích.

Thỉnh thoảng, đau miệng cũng có thể là kết quả, hoặc sự đáp ứng của cơ thể với:

  • Thuốc mua tự do hay thuốc được kê toa.
  • Hóa trị hay xạ tri.
  • Bệnh lý miễn dịch.
  • Rối loạn chảy máu.
  • Ung thư.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm.
  • Suy giảm miễn dịch do AIDS hay do ghép cơ quan.

Nguyên nhân gây ra đau miệng

Mụn giộp do Herpes simplex

4. Biện pháp tự chăm sóc

Đau miệng thường tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày, nhưng chúng cũng có thể kéo dài đến 6 tuần. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn hạn chế cơn đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi, ví dụ như:

  • Tránh ăn các loại thức ăn nóng, cay, mặn, nhiều acid, và nhiều đường.
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Ngậm đá viên, ăn kem, hoặc các loại thức ăn lạnh khác.
  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Tránh sờ chạm hay làm bóc tách vết loét.
  • Bôi một ít bột baking soda và nước.
  • Thoa lên vết loét dung dịch gồm một phần oxy già và một phần nước.
  • Xin ý kiến dược sĩ của bạn để mua các loại thuốc không kê toa, bột để bôi, hay nước súc miệng.

Nếu bạn đi khám với bác sĩ, họ có thể kê toa cho bạn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, hoặc gel steroid. Nếu bạn bị đau miệng do nhiễm virus, vi khuẩn, hay nấm, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc để chống lại các sự nhiễm khuẩn trên.

Trong mọi ca ung thư miệng, sinh thiết sẽ được thực hiện đầu tiên. Sau đó, có thể bạn sẽ được phẫu thuật hay hóa trị.

Trong thực tế, không có một biện pháp nào có thể ngăn ngừa đau miệng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số việc nhất định để phòng ngừa chúng. Bạn nên:

  • Tránh ăn các thức ăn và thức uống quá nóng.
  • Nhai thức ăn từ tốn.
  • Sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm và thường xuyên vệ sinh răng miệng.
  • Giảm stress.
  • Có một chế độ ăn uống điều độ.
  • Tiết chế hay kiên ăn hoàn toàn các loại thức ăn có tính kích thích cao, như thức ăn nóng, cay.
  • Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B.
  • Uống nhiều nước.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu hoặc các chất có cồn khác.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Bạn thường có thể tự chẩn đoán đau miệng mà không cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Có những đốm trắng trên vết loét.
  • Nhiễm, hoặc nghi ngờ rằng bạn đang nhiễm herpes simplex hay các loại vi sinh vật khác.
  • Cơn đau không thoái triển sau vài tuần, hoặc chúng tiến triển nặng thêm.
  • Vừa bắt đầu uống loại thuốc mới.
  • Bắt đầu điều trị ung thư.
  • Vừa phẫu thuật ghép cơ quan.

Trong lúc thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng miệng, lưỡi và hai môi của bạn. Nếu nghi ngờ bạn đang bị ung thư, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết và tiến hành xét nghiệm.

Khi đau miệng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Thanh Hương

    Cảm ơn các thông tin rất hữu ích. 4 sao

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung