Ung thư miệng
Ung thư miệng (ung thư khoang miệng) là loại u ác tính vô cùng nguy hiểm xuất hiện ở các vị trí như lợi, môi, lưỡi, má, vòm miệng, sàn miệng,... gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư miệng
3. Tác hại của bệnh ung thư miệng
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng
5. Điều trị bệnh ung thư miệng
6. Phòng chống bệnh ung thư miệng
1. Ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng là loại ung thư phát triển ở bất kỳ phần nào trên miệng. Ung thư miệng có thể xảy ra trên:
- Môi
- Nướu răng
- Lưỡi
- Lót bên trong của má
- Vòm miệng
- Tầng của miệng
Ung thư miệng nằm trong các loại ung thư cổ và đầu. Ung thư miệng rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh.
Các loại ung thư miệng
Tương ứng với vị trí phát sinh u ác tính mà sẽ có loại ung thư tương ứng:
- Ung thư môi
- Ung thư nướu răng
- Ung thư lưỡi
- Ung thư lót bên trong của má
- Ung thư vòm miệng
- Ung thư tầng của miệng
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư miệng
Cảm thấy đau khi nhai, nuốt: Đây có thể là triệu chứng của bệnh đau họng hay bị khô miệng thường gặp và rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thường xuyên gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và cảm thấy sự linh hoạt bình thường của lưỡi bị hạn chế hay một bên lưỡi mất cảm giác, tê thì rất có thể đó là do bệnh ung thư miệng đang ở giai đoạn sớm. Thêm vào đó, với các trường hợp có kèm theo các biểu hiện khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, thì nguy cơ bị mắc bệnh ung thư miệng rất cao và cần được nhanh chóng đi kiểm tra để xác nhận.
Sưng hạch: Dấu hiệu này có thể xuất hiện rõ hoặc không. Khi bị ung thư miệng, hạch có thể xuất hiện rất nhỏ và khi bị sưng to đột ngột thì có thể đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.
Sự thay đổi về màu da trong khoang miệng: Đó là khi màu da trong khoang miệng biến đổi từ màu sắc bình thường sang màu nhợt hoặc màu đen lại thì có thể được xem là một triệu chứng của bệnh ung thư miệng. Đặc biệt, khi lớp niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư mà bạn cần hết sức lưu ý.
Răng bị lung lay: nếu bạn không bị va chạm, ngã gì mà răng tự lung lay, hơn nữa bạn cảm thấy khó chịu khi nhai thức ăn, cảm giác khó nhai như người lắp răng giả thì rất có thể bạn mắc bệnh ung thư miệng.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi xuất hiện các triệu chứng như răng lung lay, tình trạng sưng hạch, gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thì bạn nên đến bệnh viện để khám bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ tốt cho quá trình điều trị sau này.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư miệng
Ung thư miệng là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến người bệnh:
- Ung thư miệng khiến cho người bệnh khó khăn trong việc ăn uống, khiến cho sức khỏe người bệnh suy yếu.
- Ung thư miệng gây ra các khối u, khiến cho người bệnh không chỉ bị mất thẩm mỹ mà còn khó khăn trong việc cử động miệng.
- Ung thư miệng khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược, dễ mắc các bệnh khác.
- Ung thư miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với người bệnh. Trong trường hợp xấu nhất là bị di căn và tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư miệng có thể kể đến như là sử dụng rượu bia, thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, vi rút gây bệnh HPV…
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư miệng
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư miệng
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng:
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích độc hại là yếu tố chính gây bệnh ung thư miệng.
- Uống quá nhiều rượu: Theo thống kê, có khoảng 80% số người bị ung thư miệng là do uống nhiều rượu.
- Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, đặc biệt ở những thời điểm có tia UV cao làm tăng nguy cơ ung thư môi. Để bảo vệ vùng khoang miệng, cần đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Khi vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.
- Tuổi tác, giới tính: những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn. Bên cạnh đó theo thống kê thì nam giới có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn phụ nữ.
- Người đã bị ung thư miệng, vòm họng từ trước, người đã điều trị bức xạ vùng đầu - cổ cũng dễ bị ung thư miệng.
- Những người bị nhiễm virus herpes, HPV trong miệng hoặc bị thiếu máu Fanconi… cũng là người có nguy cơ mắc ung thư miệng khá cao.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư miệng
Chẩn đoán
Chụp X-quang:Trong trường hợp một người xuất hiện khối u bất thường, hình ảnh X-quang sẽ giúp chúng ta xác định vị trí và kích thước khối u.
Chụp cắt lớp vi tính:Hệ thống máy tính để đưa ra hình ảnh 2 chiều và 3 chiều giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở miệng và toàn bộ cơ thể.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều ở khu vực khoang miệng. Những hình ảnh được hiển thị trên giao diện máy tính và giúp người xem có thể nhìn được hình ảnh mặt cắt ngang của khối u.
Nội soi:bác sĩ đưa ống nội soi qua đường mũi hoặc miệng của bệnh nhân để tìm kiếm dấu hiệu ung thư miệng. Do bệnh nhân thường cảm thấy đau đớn nên họ thường được gây mê, gây tê hoặc sử dụng thuốc an thần.
Quét PET: là phương pháp tạo ra hình ảnh ở miệng và các mô trong cơ thể. Ưu điểm của phương pháp này là giúp bác sĩ xác định ung thư đã di căn đến đâu để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Xét nghiệm tế bào học: Nếu phát hiện một khu vực đáng ngờ, bác sĩ có thể lấy một mẫu tế bào và thử nghiệm, nếu có kết quả dương tính hoặc hoài nghi mắc bệnh ung thư thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp sinh thiết để thu được kết quả chính xác hơn.
Sinh thiết: Bác sĩ sẽ sử dụng bài chải, một con dao phẫu thuật hoặc kim mảnh để lấy một vài tế bào bất thường trong khối u phục vụ cho mục đích xét nghiệm, các tế bào này sẽ được phân tích để xác định nguy cơ ung thư hoặc xác định bệnh ung thư để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, triệt để.
Phẫu thuật: Phẫu thuật cho bệnh ung thư miệng có thể bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt bỏ ung thư đã lan đến cổ, phẫu thuật để tái tạo lại miệng. Phẫu thuật mang nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Xạ trị:Xạ trị sử dụng năng lượng cao dầm, như X - quang, để giết chết tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ có thể từ một máy bên ngoài của cơ thể (tia bức xạ ngoài) hoặc từ hạt phóng xạ và dây đặt gần bệnh ung thư. Xạ trị có thể được điều trị duy nhất nếu bệnh ung thư miệng giai đoạn đầu.
Hóa trị: Hóa trị là điều trị có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể dùng một mình, kết hợp với các thuốc hóa trị liệu khác hoặc kết hợp với phương pháp điều trị ung thư khác.
Khám và chữa trị ung thư Miệng tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng chống bệnh ung thư miệng
Để phòng ngừa ung thư miệng thì bạn cần duy trì những thói quen lành mạnh:
Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Tình trạng răng miệng kém vệ sinh có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư. Bạn nên đánh răng 2 lần một ngày để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.
Tránh xa thuốc lá: Theo thống kê thì thuốc lá là tác nhân của hầu hết trường hợp ung thư miệng. Bỏ thuốc lá là bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra căn bệnh này.
Hạn chế uống bia rượu: Nếu bạn uống nhiều rượu, nguy cơ ung thư miệng tăng gấp 6 lần. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.
Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Để môi tiếp xúc ánh nắng mặt trời sẽ dễ gây ung thư môi. Vì vậy bạn nên dùng kem chống nắng, vật bảo vệ môi và vùng da mặt bất cứ lúc nào ra ngoài trời nắng gắt.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để có thể biết được tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bản thân.
Tập thể dục và chơi thể thao: Hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật.
Các bệnh ung thư miệng nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi