Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một trong những bệnh phổ biến nhất của ung thư miệng. Đây là căn bệnh ác tính có sự xuất hiện của 1 khối u phát triển trên mặt hoặc đằng sau lưỡi phía gần với cổ họng.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi
3. Tác hại của bệnh ung thư lưỡi
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi
6. Phòng chống bệnh ung thư lưỡi
1. Bệnh ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi có tên tiếng Anh là Tongue Cancer, là một dạng ung thư bắt đầu trong tế bào của lưỡi. Ung thư lưỡi thường bắt đầu ở các tế bào vảy mỏng, phẳng lót bề mặt của lưỡi. Ung thư lưỡi là một dạng của ung thư miệng. Để biết cụ thể về bệnh ung thư miệng, bạn có thể xem tại BỆNH UNG THƯ MIỆNG.
Ung thư lưỡi có thể xảy ra tại:
Trong miệng: nơi có thể cảm nhận được thay đổi do bệnh gây ra. Loại ung thư lưỡi này có xu hướng được chẩn đoán khi ung thư nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật.
Trong cổ họng, ở phần lưỡi: nơi ung thư lưỡi có thể phát triển với vài dấu hiệu và triệu chứng. Loại ung thư này thường được chẩn đoán khi ung thư đã phát triển và đã lan ra các khu vực khác.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh ung thư lưỡi
Dấu hiệu dễ dàng có thể nhận thấy khi bạn bị ung thư lưỡi đó chính là trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng bám chắc vào da và ngày càng lan rộng. Chỗ này thường bị chảy máu mà không rõ lí do bởi nó rất mỏng, dễ bị tổn thương khi bạn nhai nuốt vật cứng.
Trên lưỡi bạn sẽ xuất hiện vết loét nhỏ không phải do răng cắn vào, vết loét này không lành lại được. Khi bệnh ung thư phát triển sang giai đoạn trầm trọng thì bạn sẽ bị đau họng trong thời gian dài.
Ngoài ra bạn sẽ có cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng là những triệu chứng không nên bỏ qua.
Dấu hiệu tiếp theo đó là người bệnh còn có thể nhìn thấy các khối u nhỏ gần phía cổ họng và từ khi phát bệnh thì cơ thể bị gầy sút không rõ lí do.
Xuất hiện cục u trên lưỡi: phía cạnh lưỡi ở mé tiếp xúc với răng có thể phát triển những khối u lưỡi. Cục u thường có màu đỏ hoặc trắng, gây khó ăn uống, nhai nuốt, thậm chí kể cả khi chúng ta chỉ uống nước.
Đau lưỡi là triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn thứ 4 của bệnh ung thư vì hầu hết ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu đều không gây ra triệu chứng đau. Người bệnh thường cảm thấy đau khi nhai nuốt và nếu khối u phát triển lớn hơn thì bệnh nhân có thể đau lan sang tai.
Khó nuốt: Dù ung thư lưỡi không gây mọc mụn hoặc xuất hiện hạch ở lưỡi thì loại ung thư này cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khối u có trong cổ họng, khiến họ khó nhai nuốt hơn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi gặp một số triệu chứng như khó nuốt, viêm loét lưỡi, đau lưỡi thì tốt nhất bạn nên đến các trung tâm y tế uy tín để khàm bệnh. Việc này sẽ giúp bạn chẩn đoán được đúng bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một căn bệnh nguy hiểm đối với người bệnh.
- Ung thư lưỡi gây ra cho người bệnh những thay đổi trong miệng, khiến cho bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, nói.
- Ung thư lưỡi làm cho người bệnh bị suy yếu sức khỏe, dẫn đến có khả băng mắc những bệnh khác.
- Ung thư lưỡi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lượng, trong trường hợp xấu nhất đó là bị di căn dẫn đến tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi
Một số nguyên nhân có thể gây nên bệnh ung thư lưỡi có thể kể đến như hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, vệ sinh răng miệng kém… Bạn cần hết sức lưu ý để có thể phòng tránh bệnh.
Rươu, bia, thuốc lá,... là những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư lưỡi
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi
Hút thuốc lá: Thuốc lá thật sự rất độc hại với sức khỏe con người. Khói thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư lưỡi. Khi hút thuốc lá bạn không những gây hại cho chính bản thân mình mà còn khiến những người xung quanh cũng có chung nguy cơ mắc bệnh như bạn.
Uống rượu: Theo thống kê thì khoảng 3/4 những người có bệnh ung thư lưỡi tiêu thụ rượu thường xuyên . Tác hại của rượu không kém gì thuốc lá. Nếu bạn nghiện cả rượu và thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư tăng lên rất nhiều.
Vệ sinh răng miệng kém, răng mọc lệch: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến cho lưỡi viêm nhiễm mãn tính, lâu dài cộng với yếu tố tổn thương do lưỡi cọ vào răng thường xuyên có khả năng dẫn đến u lưỡi.
Chế độ ăn uống: thiếu vitamin A, D, E; ăn nhiều đồ rán, đồ nướng, mỡ thực vật, ít ăn các loại rau, hoa quả… đều có thể dẫn đến nguy cơ ung thư lưỡi.
Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư lưỡi cao hơn người bình thường nếu trong gia đình bạn có thành viên mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi… cũng được cho là có liên quan đến ung thư lưỡi.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Ở giai đoạn đầu các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu.
- Cận lâm sàng
- Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
- CT-MRI vùng cổ- họng, X- quang phổi để đánh giá mức độ lan rộng và di căn của khối u.
- Siêu âm vùng cổ để đánh giá tình trạng hạch cổ.
- Xét nghiệm PCR để tìm HPV.
Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh nhiệt miệng (apthe)
- Bạch sản
- Viêm họng Herpes
- Viêm tưa lưỡi (thường do nấm Candida)
Điều trị bệnh
Phẫu thuật: Đây là biện pháp cơ bản và được dùng nhiều khi điều trị bệnh ung thư lưỡi. Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót hậu phẫu thuật.
Hoá trị: Có thể dùng theo đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u cũng như ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ác tính.
Khám và chữa trị ung thư Lưỡi tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
Vệ sinh răng miệng kĩ càng là cách để phòng chống bệnh ung thư lưỡi
6. Biện pháp phòng chống bệnh ung thư lưỡi
Để phòng bệnh ung thư lưỡi bạn cần chú ý một số điều sau:
Đầu tiên bạn cần vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dùng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng.
Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá: Trong rượu bia, thuốc lá có rất nhiều chất kích thích độc hại ảnh hưởng trực tiếp lên khoang miệng, là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư lưỡi chính vì vậy bạn cần bỏ hoặc hạn chế tối đa viêc sử dụng chúng.
Khi bạn thấy trên lưỡi mình có vết loét lâu ngày không khỏi, và đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím (UV): Tia cực tím là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư môi, lưỡi. Nếu có thể, bạn hãy hạn chế thời gian ngoài trời vào giữa ngày, khi tia tử ngoại của mặt trời mạnh nhất. Nếu bạn ở dưới ánh nắng mặt trời, hãy đội một chiếc mũ rộng, sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng môi.
Ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy khi bạn thấy mình có các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi