Tìm hiểu về triệu chứng đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

Tìm hiểu về triệu chứng đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

Đối với phụ nữ, có những cơn đau bụng kinh là một điều phiền toái rất thường gặp. Các cơn đau có thể xảy ra ngay trước và suốt thời gian hành kinh. Đa số phụ nữ bị đau bụng trong một thời gian nhất định.

1. Đau bụng theo chu kì kinh nguyệt là gì

2. Biểu hiện của đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

3. Nguyên nhân gây ra đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

5. Thống kinh thứ phát

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Bác sĩ điều trị

1. Đau bụng theo chu kì kinh nguyệt là gì

Bác sĩ có thể dùng từ “chứng thống kinh” để gọi các cơn đau bụng theo chu kì kinh nguyệt này. Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau này ở bụng dưới hay lưng. Cơn đau có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng. Đau bụng thường xuất hiện trong vòng một đến hai năm đầu sau khi một cô gái bắt đầu có kinh. Theo tuổi, cơn đau thường trở nên nhẹ hơn và có thể biến mất hoàn toàn sau khi bạn có đứa con đầu tiên.

2. Biểu hiện của đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

Có thể bạn biết rất rõ các cơn đau này như thế nào. Bạn có thể cảm thấy:

Khi các cơn đau quá nghiêm trọng, các triệu chứng có thể có là:

  • Bao tử khó chịu, đôi lúc kèm ói
  • Phân lỏng 

3. Nguyên nhân gây ra đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

Đau bụng kinh xảy ra do những cơn co thắt cơ của tử cung hay dạ con. Nếu các cơn co thắt quá mạnh suốt chu kì kinh nguyệt, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu. Điều này làm giảm đi nguồn oxy đến tử cung. Sự thiếu oxy gây ra đau thắt.

Yếu tố nguy cơ

Bạn có thể có nguy cơ đau bụng kinh cao hơn nếu:

  • Bạn trẻ hơn 30 tuổi
  • Bạn dậy thì sớm, ở tuổi 11 hay trẻ hơn
  • Ra máu nhiều khi hành kinh (rong kinh)
  • Có những chu kì hành kinh bất thường (rong huyết)
  • Chưa sinh con
  • Tiến sử gia đinh bị thống kinh
  • Hút thuốc lá   

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu bạn có các cơn đau bụng kinh nhẹ, uống aspirin hay các thuốc giảm đau khác. Để có hiệu quả giảm đau tốt nhất, bạn nên uống thuốc ngay khi ra kinh hay bắt đầu đau.

Nhiệt độ cũng rất có ích trong  giảm đau. Đặt  một tấm chườm ấm hay chai nước nóng vào bụng dưới hay rốn của bạn. Tắm nước ấm cũng có thể giảm đau.

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị đau bụng theo chu kì kinh nguyệt

Bạn cũng nên:

  • Nghỉ ngơi khi cần
  • Tránh các thức ăn có caffeine và muối
  • Không dùng thuốc lá hay uống rượu
  • Xoa bóp vùng lưng hay bụng dưới

Những người phụ nữ thường tập thể dục thường đau bụng kinh ít hơn. Để giúp ngừa các cơn đau, tập thể dục điều độ trong tuần.

Nếu các bước trên không giúp giảm đau, hãy trao đổi với bác sĩ, trong trường hợp bạn cần uống các thuốc như:

  • Ibuprofen (liều cao hơn liều có ở quầy thuốc) hay các thuốc giảm đau cần kê toa khác.
  • Các thuốc tránh thai đường uống (các phụ nữ uống thuốc tránh thai dạng viên đau bụng kinh ít hơn)

5. Thống kinh thứ phát

Thống kinh nguyên phát nghĩa là các cơn đau thắt do chu kì. Thống kinh thứ phát là thuật ngữ mà bác sĩ dùng khi bạn có một vấn đề trong hệ sinh sản gây ra các cơn đau thắt. Các tình trạng nguyên nhân có thể là:

- Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà khi bị mô đáng lẻ phải lót trong tử cung lại được tìm thấy ngoài tử cung.

- Bệnh viêm nhiễm vùng chậu (PID) là sự viêm nhiễm gây ra bởi vi trùng bắt đầu từ tử cung và có thể lan ra các cơ quan trong hệ sinh sản khác.

- Hẹp cổ tử cung (phần dưới của tử cung) có thể gây ra bởi sẹo cũng như sự giảm estrogen sau thời kì mãn kinh.

- Thành trong tử cung có thể có các u xơ (u xơ tử cung)

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bẹn có những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng và bất thường hay cơn đau kéo dài hơn 2 hay 3 ngày, hãy nói với bác sĩ. Đau bụng kinh dù do bất kì nguyên nhân gì có thể được điều trị, thế nên việc đi khám là rất quan trọng.

Điều trị đau bụng theo chu kì kinh nguyệt với bác sĩ

Khám phụ khoa

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và chu kì kinh nguyệt. Bạn sẽ được khám vùng chậu, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để nhìn vào âm đạo và cổ tử cung của bạn. Bác sĩ có thể lấy một ít dịch âm đạo để xét nghiệm và dùng các ngón tay để kiểm tra tử cung và buồng trứng xem có gì cảm thấy bất thường không.

Nếu các cơn đau thắt của bạn không do chu kì kinh, bạn có thể cần các xét nghiệm khác để tìm ra điều trị đúng.

Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được khám và nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Ngọc Hân

    Cảm ơn bác sĩ, đã chia sẻ những kiến thức rất bổ ích.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung