Rong kinh

Rong kinh

Rong kinh là một nỗi lo lắng đối với chị em phụ nữ, không chỉ bởi những bất tiện do nó gây ra mà cả những hậu quả nó để lại cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách để điều trị bệnh rong kinh.

1. Rong kinh là gì

2. Triệu chứng của bệnh rong kinh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rong kinh

4. Biến chứng của bệnh rong kinh

5. Điều trị bệnh rong kinh

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh rong kinh là gì?

Rong kinh (tên tiếng Anh là menorrhagia) là thuật ngữ y khoa cho các giai đoạn kinh nguyệt bị ra máu nhiều hoặc kéo dài. Mặc dù ra máu kinh nguyệt nhiều là một mối quan tâm chung, hầu hết phụ nữ không bị mất máu nghiêm trọng đủ để được định nghĩa là rong kinh.

Khi bị rong kinh, bạn không thể duy trì các hoạt động bình thường của mình trong chu kì kinh nguyệt vì bạn bị mất máu nhiều và đau. Nếu bạn lo rằng chu kì kinh của bạn bị chảy máu quá nhiều, hãy đi bác sĩ khám. Có rất nhiều cách điều trị hiệu quả cho rong kinh.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rong kinh

Dấu hiệu và triệu chứng rong kinh có thể bao gồm:

  • Thay một hoặc nhiều băng vệ sinh mỗi giờ trong nhiều giờ liên tục
  • Cần sử dụng một vệ sinh kép để kiểm soát lượng máu chảy trong chu kì kinh 
  • Cần thức dậy để thay băng vệ sinh trong đêm
  • Chảy máu trong hơn một tuần
  • Hạn chế các hoạt động hàng ngày do máu kinh nguyệt nhiều
  • Các triệu chứng thiếu máu, như mệt mỏi, kiệt sức hoặc khó thở

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi bác sĩ khám nếu bạn:

  • Ra máu kinh nhiều đến mức máu ra hết một miếng băng vệ sinh trong một giờ trong hơn hai giờ
  • Ra máu giữa các chu kì kinh hoặc xuất huyết âm đạo bất thường
  • Bất kỳ tình trạng ra máu âm đạo nào sau khi đã mãn kinh

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rong kinh

Trong vài trường hợp, không rõ nguyên nhân gây ra rong kinh, nhưng có một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Mất thăng bằng hormone: Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa các hormone estrogen và progesterone điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung), nội mạc tử cung sẽ tróc ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nếu xảy ra sự mất cân bằng hormone, nội mạc tử cung sẽ phát triển vượt trội và cuối cùng bị tróc ra biểu hiện qua tình trạng rong kinh.

Một số điều kiện có thể gây mất cân bằng hormone, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp.

Mất chức năng buồng trứng: Nếu buồng trứng không giải phóng trứng trong vòng một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sẽ không sản sinh ra hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng hoocmon và có thể dẫn đến rong kinh.

U xơ tử cung: Những khối u lành tính của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. U xơ tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài.

Polyps: Các polyp nhỏ, lành tính tăng trưởng trên niêm mạc tử cung (polyp tử cung) có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng này xảy ra khi mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung, thường gây ra chảy máu nhiều và đau trong chu kì.

Vòng tránh thai: Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng vòng tránh thai nhằm kiểm soát việc sinh sản. Hãy hỏi bác sĩ và họ sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho các lựa chọn thay thế khác.

Các biến chứng của mang thai: Một chu kì kinh trễ, ra máu nhiều có thể là do sẩy thai. Một nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều trong thai kỳ bao gồm vị trí bất thường của nhau thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo.

Ung thư: Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều, đặc biệt là khi bạn đã mãn kinh hoặc đã từng có xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.

Rối loạn chảy máu di truyền: Một số rối loạn về chảy máu - chẳng hạn như bệnh Von Willebrand, tình trạng thiếu hoặc suy giảm yếu tố đông máu quan trọng - có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc hormone, thuốc chống đông máu có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.

Các tình trạng bệnh lí khác: Một số bệnh khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rong kinh

Yếu tố nguy cơ khác nhau tùy theo độ tuổi và liệu bạn đang có các tình trạng bệnh lí khác có thể giải thích cho việc rong kinh được hay không. Trong một chu kỳ bình thường, việc giải phóng trứng từ buồng trứng sẽ kích thích cơ thể sản xuất progesterone, hormone có trách nhiệm giữ chu kỳ kinh nguyệt xảy ra thường xuyên. Khi không có trứng được giải phóng, progesterone không được tiết ra đầy đủ có thể gây ra chảy máu kinh nhiều. 

Rong kinh ở trẻ vị thành niên thường do không rụng trứng ở các chu kì kinh. Các trẻ gái vị thành niên đặc biệt dễ có chu kỳ không rụng trứng trong năm đầu sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên của họ.

Rong kinh ở phụ nữ tuổi sinh đẻ thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các vấn đề khác, như ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ thuốc và bệnh gan hoặc thận phải được loại trừ.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rong kinh

Việc chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các bệnh khác, bao gồm:

Thiếu máu: Chứng xuất huyết có thể gây thiếu máu do mất máu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu hành trong máu. Số lượng hồng cầu đang lưu thông được đo bằng hemoglobin, một protein giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô.

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng nơi dự trữ sắt để tạo thêm hemoglobin, sau đó mang oxy vào các tế bào hồng cầu. Rong kinh có thể làm giảm lượng chất sắt cần thiết làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu sức và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn uống đóng một vai trò trong thiếu máu thiếu sắt, vấn đề phức tạp do chảy máu kinh nhiều.

Đau bụng nhiều: Cùng với chảy máu nhiều, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi cơn đau liên quan đến rong kinh là nghiêm trọng đủ để cần phải đi bác sĩ khám.

5. Các phương pháp điều trị bệnh rong kinh

Chuẩn bị trước khi đi khám

Nếu các chu kì kinh ra máu nhiều đến mức giới hạn cuộc sống của bạn, hãy hẹn gặp bác sĩ.
Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn và những gì bạn có thể mong đợi từ bác sĩ.

Điều bạn có thể làm

Để chuẩn bị cho cuộc hẹn:

  • Hỏi nếu có bất kỳ hướng dẫn nào trước cuộc hẹn không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn theo lịch, chú ý thời gian kéo dài và mức độ chảy máu.
  • Ghi ra bất kỳ triệu chứng nào bạn đang trải qua, và trong bao lâu. Ngoài tần suất và lượng máu của kỳ kinh nguyệt, hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng khác thường xảy ra trong kì kinh của bạn, như đau ngực, đau bụng hay đau vùng chậu.
  • Viết ra các thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm bất kỳ thay đổi gần đây hoặc căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Lập danh sách các thông tin bệnh lí của bạn, bao gồm các tình trạng bệnh khác mà bạn đang điều trị và tên thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung mà bạn đang dùng.
  • Viết ra các câu hỏi để yêu cầu bác sĩ của bạn, để tận dụng tối đa thời gian của bạn với bác sĩ.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử và các chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bạn có thể được yêu cầu ghi lại nhật ký về những ngày ra kinh và không ra kinh, bao gồm ghi chú về lượng máu kinh và số lượng băng vệ sinh mà bạn cần để kiểm soát lượng máu đó.

Bác sĩ sẽ khám sức khoẻ tổng quát và có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Một mẫu máu có thể được lấy để đánh giá thiếu sắt (thiếu máu) và các bệnh khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc các rối loạn chảy máu.
  • Xét nghiệm Pap: Trong thử nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung của bạn sẽ được thu thập và kiểm tra về khả năng nhiễm trùng, viêm hoặc những thay đổi có thể là ung thư hoặc có thể dẫn đến ung thư.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ của bạn có thể lấy một mẫu mô bên trong tử cung để kiểm tra.
  • Siêu âm: Phương pháp chụp ảnh này sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh từ tử cung, buồng trứng và khung chậu.

Dựa trên kết quả các xét nghiệm ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm thêm, bao gồm:

  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Trong xét nghiệm này, một chất lỏng được tiêm vào tử cung của bạn qua âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sẽ sử dụng siêu âm để kiểm tra tình trạng tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: Xét nghiệm này bao gồm việc luồn một thiết bị mỏng, có ánh sáng qua âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, cho phép bác sĩ nhìn thấy cấu trúc bên trong tử cung.

Các bác sĩ có thể chắc chắn về chẩn đoán rong kinh sau khi loại trừ các rối loạn kinh nguyệt, các tình trạng bệnh lý hoặc thuốc là nguyên nhân hoặc yếu tố làm trầm trọng thêm của tình trạng chảy máu kinh này.

Điều trị

Điều trị đặc hiệu cho rong kinh dựa trên một số yếu tố bao gồm:

  • Sức khoẻ tổng quát và bệnh sử của bạn
  • Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Mức chịu đựng của bạn đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể
  • Kế hoạch sinh con trong tương lai 
  • Ảnh hưởng của tình trạng bệnh đối với cuộc sống bạn
  • Ý kiến hoặc sở thích cá nhân

Thuốc

Một số thuốc điều trị rong kinh bao gồm:

Điều trị rong kinh bằng thuốc

Nếu bạn bị rong kinh sau khi dùng thuốc hormone, bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng cách thay đổi thuốc hoặc ngừng dùng thuốc đó.

Nếu bạn bị thiếu máu do rong kinh, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thường xuyên uống thuốc bổ sung chất sắt. Nếu lượng chất sắt trong máu bạn thấp, nhưng bạn chưa bị thiếu máu, bạn có thể bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt thay vì chờ đến khi bạn bị thiếu máu.

Điều trị bệnh ronh kinh

Các thủ thuật

Bạn có thể cần phẫu thuật nếu rong kinh điều trị nội khoa không thành công. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

- Làm giãn và nạo vét: Trong thủ thuật này, bác sĩ mở rộng cổ tử cung và sau đó quét hoặc hút các mô từ niêm mạc tử cung để giảm chảy máu kinh nguyệt. Mặc dù thủ tục này là thông dụng và thường điều trị rong kinh cấp tính thanh cồn, bạn có thể cần lặp lại các thủ thuật này nếu rong kinh tái trở lại.

- Tắc động mạch tử cung: Đối với phụ nữ bị rong kinh do xơ hóa, mục tiêu của thủ thuật này là làm co lại bất kỳ khối u xơ tử cung nào bằng cách làm tắc các động mạch tử cung và cắt đứt nguồn cung cấp máu cho chúng.

Trong quá trình làm tắc động mạch tử cung, bác sĩ dẫn một catheter qua động mạch lớn ở đùi (động mạch đùi) và đưa nó tới các động mạch tử cung, nơi mà mạch máu được tiêm các vật liệu làm giảm lưu lượng máu tới u xơ.

- Phẫu thuật tập trung siêu âm: Tương tự như thuyên tắc động mạch tử cung, phẫu thuật tập trung siêu âm xử lý chảy máu do u xơ bằng cách làm co lại u xơ. Thủ thuật này sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt mô u xơ. Không cần có vết mổ cho thủ thuật này.

- Phẫu thuật cắt bỏ mô: Thủ tục này liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung. Tùy theo kích thước, số lượng và vị trí của u xơ, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ mô bằng phẫu thuật mở bụng, thông qua một số vết rạch nhỏ hoặc qua âm đạo và cổ tử cung.

- Cắt bỏ màng trong tử cung: Thủ tục này liên quan đến việc tiêu hủy màng trong tử cung. Quy trình này sử dụng laser, tần số vô tuyến hoặc nhiệt cho nội mạc tử cung để phá huỷ mô.

Sau khi cắt bỏ màng trong tử cung, hầu hết phụ nữ có nhiều chu kỳ ít ra máu hơn. Mang thai sau khi cắt màn trong tử cung có liên quan đến nhiều biến chứng. Nếu bạn có cắt màng trong tử cung, việc sử dụng biện pháp tránh thai đáng tin cậy cho đến khi mãn kinh được khuyến cáo.

- Cắt bỏ nội mạc tử cung: Thủ tục phẫu thuật này sử dụng một dây điện phẫu thuật loại bỏ lớp nội mạc của tử cung. Cả sự cắt bỏ màng trong tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung đều có lợi cho những phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng. Mang thai không được khuyến cáo sau khi làm thủ thuật này.

- Cắt bỏ tử cung: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung là một thủ thuật vĩnh viễn gây ra vô sinh và kết thúc giai đoạn kinh nguyệt. Cắt bỏ tử cung được thực hiện dưới gây tê và cần nằm viện. Việc cắt bỏ hai buồng trứng hai bên có thể gây ra tình trạng mãn kinh sớm.

Nhiều thủ thuật được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Mặc dù bạn có thể cần gây mê toàn thân, bạn có thể sẽ xuất viện trong cùng một ngày. Phẫu thuật cắt bỏ cơ tử cung hoặc cắt bỏ tử cung thường đòi hỏi phải nằm viện.

Khi rong kinh là dấu hiệu của một tình trạng bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, điều trị bệnh đó có thể dẫn tới các chu kì kinh ra máu ít hơn.

Để điều trị bệnh rong kinh một cách tốt nhất, bạn có thể đến khám tại phòng khám Hello Doctor hoặc có thể liên hệ đặt lịch khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Bạn sẽ được khám và điều trị bệnh với những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình với bệnh nhân. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thu Huyền

    Bị bệnh rong kinh thì tốt nhất là đi khám các chị em ạ. Nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng có con sau này của mình đấy.

    05/10/2017
  • Lê Ánh

    Cháu cũng thường xuyên bị thế này, có cách điều trị khỏi hoàn toàn không ạ. Tự uống thuốc một thời gian đỡ xong sau này lại bị lại.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...