Đau hông là triệu chứng của bệnh gì?
Chào bác sĩ. Em là Quỳnh Anh (22 tuổi), em thường bị đau ở hông bên phải, khi sờ thì cảm thấy đau nhẹ nhưng khi ấn vào thì không đau, kèm theo đó em còn bị đau lưng nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào Quỳnh Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Chúng tôi xin cung cấp tới bạn một số thông tin về triệu chứng đau hông như sau:
2. Nguyên nhân gây ra đau hông
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau hông là gì?
Đau hông hay còn gọi là đau vùng hông, là tình trạng tổn thương ở vùng hông. Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương chậu và chân (xương đùi) gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như cơ bắp, gân và dây chằng. Đau hông chỉ những tình trạng đau ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này.
Đau hông là tình trạng phổ biến. Nó xảy ra ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, những người thường xuyên vận động mạnh hoặc chơi thể thao và người lớn tuổi càng dễ bị đau hông.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau hông là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng hông. Các lý do thường gặp là chấn thương, gãy xương và khối u. Một nguyên nhân khác gây ra đau hông là do viêm như: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Viêm cũng có thể xảy ra ở gân (viêm gân) và ở những túi mỏng, chứa đầy dịch giúp bảo vệ khớp (viêm bao hoạt dịch). Vấn đề ở khớp cùng chậu hoặc vùng thắt lưng cũng có thể gây đau hông. Một số người sinh ra với xương hông biến dạng sẽ bị đau hông. Đau lưng, đau hông cũng có thể là do tình trạng thận, đường tiết niệu có vấn đề. Ngoài ra, đau hông còn là do ảnh hưởng của một số bệnh khác mà bạn đang mắc phải như ung thư xương, di căn ung thư đến xương, bệnh bạch cầu, hoại tử vô mạch,…
Người dân lao động, thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, làm các công việc khuân, mang vác vật nặng là những người thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau vùng thắt lưng hông. Ở giai đoạn đầu, cơn đau sẽ nhanh chóng được giảm thiểu nếu bạn dành thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức kéo dài không được điều trị bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng xương cột sống khiến việc điều trị dứt điểm bệnh trở nên khó khăn hơn.
3. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau hông?
Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp ích cho bạn khi gặp triệu chứng đau hông như:
- Chườm nóng vùng lưng bị đau
- Sau ngày dài làm mệt mỏi nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi massage nhằm thư giãn cơ thể và tinh thần được tốt nhất.
- Tắm nước ấm
- Tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng
- Ngồi làm việc đúng tư thế, không ngồi quá lâu
- Mỗi ngày dành 30 phút – 1 tiếng để chơi thể dục thể thao nhằm giúp cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học nhằm bảo đảm sức khỏe được tốt nhất…
- Dùng thuốc theo đơn được kê.
4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đây là tình trạng bệnh không quá nguy hiểm, hơn nữa có thể tự chữa khỏi mà không cần nhờ đến bác sĩ nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân mình. Hãy thử những mẹo tự chăm sóc sau đây:
- Nghỉ ngơi: hạn chế động tác xoắn vặn hông hoặc gây áp lực trực tiếp lên hông. Cố gắng không nằm ngủ phía bên hông bị đau và tránh ngồi lâu.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau.
- Sử dụng đá lạnh bọc trong một chiếc khăn rồi chườm lên hông. Đồng thời kết hợp tắm bằng nước ấm để các cơ quanh hông được thả lỏng và có thể làm giảm đau.
Tuy nhiên, nếu phương pháp tự chăm sóc không có hiệu quả thì hãy đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện như đau nặng khi cố gắng di chuyển, làm cho hông biến dạng và gây ra các vết bầm ở vùng hông, có dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, ớn lạnh, sưng tấy…
Hy vọng vói những chia sẻ của chúng tôi, bạn Quỳnh Anh đã biết nên làm gì. Chúc bạn luôn mạnh khỏe. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi