Tâm trạng thờ ơ do những bệnh gì gây ra?

Tâm trạng thờ ơ do những bệnh gì gây ra?

Chào bác sĩ, tôi có đọc một bài báo viết về sức khỏe và được biết có triệu chứng thờ ơ. Tôi muốn được hiểu rõ hơn về triệu chứng này, bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn một số những thông tin chung về triệu chứng thờ ơ mà hiện nay một số người đang gặp phải như sau:

1. Thờ ơ là gì

2. Biểu hiện của thờ ơ bệnh lý

3. Nguyên nhân gây ra thờ ơ

4. Biện pháp tự chăm sóc

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Thờ ơ là gì?

Sự thờ ơ (tên tiếng Anh là Apathy) là sự thiếu quan tâm đến các hoạt động đời sống hoặc tương tác với mọi người. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy trì mối quan hệ cá nhân và sự tận hưởng cuộc sống.

Mọi người đều sẽ trở nên thờ ơ theo thời gian. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy không có động cơ thúc đẩy hoặc không quan tâm đến công việc hàng ngày. Tình huống thờ ơ này xảy ra thường ngày trong đời sống. Sự thờ ơ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng là tình trạng mạn tính và bạn không có động lực để tiến hành điều trị chúng.

Sự thờ ơ là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Nó cũng có thể là một hội chứng của chính bản thân nó.

2. Biểu hiện của triệu chứng thờ ơ bệnh lý

Bạn có thể cảm thấy thiếu sự đam mê hoặc động lực nếu bạn đang mắc chứng thờ ơ. Nó có thể ảnh hưởng đến hành vi và khả năng của bạn khi hoàn thành các hoạt động hàng ngày. Triệu chứng chính của sự thờ ơ là thiếu động lực để thực hiện, hoàn thành, hoặc cố gắng đạt được mục đích vào bất cứ điều gì. Bạn cũng có thể luôn trong tình trạng cạn kiệt năng lượng.

Bạn có thể không có nhiều cảm xúc, động cơ, và sẵn sàng hành động. Các hoạt động hoặc các sự kiện mà bạn thường quan tâm có thể giờ đây bạn sẽ ít hoặc không hưởng ứng.

Sự thờ ơ có thể khiến bạn tỏ ra không quan tâm đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bạn có thể thờ ơ khi gặp người mới hoặc thử những điều mới. Bạn có thể không quan tâm đến các hoạt động hoặc giải quyết các vấn đề hoặc các mối quan tâm của bản nhân. Biểu cảm trên khuôn mặt bạn không có vẻ thay đổi. Bạn có thể thể hiện sự thiếu nỗ lực trong lập kế hoạch và đáp ứng cảm xúc. Bạn cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Tiếp tục thờ ơ có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì mối quan hệ cá nhân của bạn và khả năng học tập và làm việc tốt ở trường học hoặc trong công việc.

Sự thờ ơ không giống như chứng trầm cảm. Nó có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm cùng với sự không quan tâm. Trầm cảm cũng có thể gây ra cảm giác tuyệt vọng và tội lỗi. Nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến trầm cảm bao gồm lạm dụng chất gây nghiện và tự sát.

Các nguyên nhân gây ra tâm trạng thờ ơ thường gặp:

  • Rối loạn tâm trạng hay trầm cảm nhẹ mạn tính
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh tâm thần phân liệt
  • Những nguyên nhân khác có thể gặp: đột quỵ, bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, bệnh Huntington, sa sút trí tuệ,…

Tình trạng thờ ơ nếu kéo dài sẽ là dấu hiệu của một bệnh lý

Tình trạng thờ ơ nếu kéo dài sẽ là dấu hiệu của một bệnh lý

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thờ ơ

Sự thờ ơ là một triệu chứng của một số rối loạn tâm thần và thần kinh. Những ví dụ bao gồm:

Con người cũng có thể trải nghiệm sự thờ ơ mà không có một tình trạng bệnh lý nào.

Các nhà nghiên cứu vào năm 2011 đã phát hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng thờ ơ có tổn thương ở thùy trán của não. Trung tâm thờ ơ của não được phần đông cho rằng nằm ở vùng phía trước của não. Sự thờ ơ có thể là kết quả sau đột quỵ ảnh hưởng đến phần não này.

Thiếu niên có thể trải qua giai đoạn thờ ơ. Nó sẽ thường biến mất sau một khoảng thời gian. Tình trạng không cảm xúc lâu dài và sự thờ ơ không bình thường ở thiếu niên.

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bạn có thể cải thiện tình trạng nếu được hỗ trợ của gia đình và / hoặc bạn bè. Họ có thể giúp bạn lấy lại sự quan tâm đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.

Các chuyên gia về tâm thần cũng có thể giúp đỡ. Họ có thể thảo luận các mối quan tâm và cũng hướng dẫn bạn thiết lập lại quan điểm tích cực hơn đối với cuộc sống. Sự kết hợp của liệu pháp và thuốc có thể hiệu quả hơn là chỉ điều trị mình nó.

Một số xét nghiệm giúp tầm soát và tìm nguyên nhân: CT scanner, MRI não,…

Bạn thân mến, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hữu Sỹ

    Tôi đã có thêm nhiều kiến thức qua các bài hỏi đáp của bác sĩ

    06/10/2017
  • Nguyễn Hoàng

    Để phân biệt được triệu chứng thờ ơ bệnh lý với thờ ơ thông thường là rất khó. Nhưng nếu tình trạng kéo dài thì vẫn có thể nhận thấy những bất thường. Lúc
    đó thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ.

    26/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung