Ngáp liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Minh. Thời gian gần đây tôi có biểu hiện là thường xuyên ngáp và tình trạng này kéo dài suốt cả ngày dù rằng tôi không buồn ngủ. Tôi không biết mình đang gặp phải vấn đề gì. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi nguyên nhân gây ra ngáp liên tục, cách điều trị và phòng chống. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng ngáp liên tục. Để trả lời cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Ngáp là gì?
2. Triệu chứng đi kèm ngáp liên tục
3. Nguyên nhân gây ra ngáp liên tục
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Ngáp liên tục là gì?
Ngáp (yawning) là một hoạt động bình thường của cơ thể, bao gồm hành động mở miệng hết cỡ để lấy một lương lớn không khí từ mũi và miệng. Việc hít sâu và thở chậm này kéo dài trong khoảng 5 giây kèm theo cảm giác thoải mái,và thông thường khi ngáp, bạn đồng thời cũng sẽ có khuynh hướng duỗi cả chân và tay nhằm thư giãn cơ bắp.
Ngáp thường báo hiệu cho bạn biết rằng cơ thể bạn đang trong tình trạng uể oải và rất mỏi mệt. Còn tình trạng ngáp liên tục (excessive yawning) là khi việc ngáp diễn ra quá thường xuyên và nhiều hơn bình thường lúc cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng ngáp liên tục liên quan đến tình trạng bất cân bằng thân nhiệt (temperature imbalances), nhiều hơn là các yếu tố khác như nồng độ O2 hay CO2 trong máu cũng như các rối loạn về giấc ngủ (sleep disorders) khác.
2. Triệu chứng đi kèm ngáp liên tục
Tình trạng ngáp liên tục có thể kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể như:
- Đau bụng hay vọp bẻ (cramps)
- Các vấn đề về thăng bằng (tiền đình) như đi lại khó khăn hay dễ té ngã
- Hoa mắt chóng mặt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Ngủ chập chờn
- Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) như yếu ,tê hay đau nhói thần kinh, giảm thị lực, đi đứng không vững, mệt mỏi, trầm cảm.
- Mất sức
- Thay đổi về hành vi, tâm lý và tính tráng
- Cảm thấy choáng hay thiếu tỉnh táo trong thời gian ngắn
3. Nguyên nhân gây ra ngáp liên tục
Các nguyên nhân của ngáp bao gồm:
- Tình trạng uể oải hay mệt mỏi
- Các rối loạn liên quan đến việc ngủ ngày nhiều
- Phản ứng của dây thần kinh phế vị (dây X- vasovagal)
- Một số loại thuốc, dùng để điều trị trầm cảm, lo âu hay tình trạng dị ứng,có thể gây ngáp liên tục cho người dung
- Bóc tách động mạch chủ (aortic dissection)
- Các bệnh về tim mạch
- Thay đổi về chu kì giấc ngủ, như phải làm việc khuya hay đi du lịch ở nơi trái múi giờ
- Tình trạng thiếu máu tĩnh mạch mạn tính (chronic venous insufficiency)
- Mất cân bằng điện giải (electrolyte imbalance)
- Viêm giáp hạt Hashimoto (bệnh tự miễn gây ra tình trạng nhược giáp- hypothyrpoidism và giảm sản xuất hormone tuyến giáp)
- Nhược giáp (hypothyroidism)
- Bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis): bệnh làm ảnh hưởng đến não bộ và cột sống gây yếu người, rối loạn về thăng bằng và các vấn đề sức khỏe khác.
- Tác dụng phụ của thuốc
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trước khi liên hệ bản thân cho việc điều trị tình trạng ngáp liên tục, bạn phải hiểu và phân biệt được đâu là tình trạng ngáp bình thường với tình trạng ngáp liên tục. Nếu như trong ngày bạn có ngáp thì đó là bình thường, không đồng nghĩa là bạn có tình trạng rối loạn, chẳng qua có thể việc ngáp thường xuyên nhưng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Mặt khác, nếu như bạn ngáp thường xuyên hơn bình thường và thời gian ngáp kéo dài hơn, đó là một dấu hiệu đáng lưu ý để bạn cân nhắc và hẹn trao đổi thêm với bác sĩ.
Bạn Minh thân mếm, ngáp nhiều là một dấu hiệu của cơ thể đang muốn nhắc nhở bạn rằng cơ thể mệt mỏi. Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, cân bằng lại công việc và cuộc sống. Trong trường hợp tình trạng ngáp kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi