7 nguyên nhân thường gây ra triệu chứng tê bàn chân

7 nguyên nhân thường gây ra triệu chứng tê bàn chân

Chào bác sĩ, tôi là Thu Hương, 42 tuổi. Tôi rất hay bị tê bàn chân và tình trạng này xảy ra rất thường xuyên. Tôi đã thử nhiều cách nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân gây ra tình trạng tê bàn chân của tôi và tôi phải làm sao để biết được nguyên nhân không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Thu Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đầu tiên tôi rất thông cảm và chia sẻ với tình trạng của bạn. Vì tê chân là một tình trạng khá khó chịu, tuy phần lớn thường là do nguyên nhân lành tính, không nguy hiểm và tình trạng có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng là gợi ý cho một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng yếu chân và mất khả năng di chuyển của bàn chân. Chúng tôi đã từng trình bày về triệu chứng tê bàn chân tại bì Tê bàn chân là gì, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn. Còn trong bài viết này, chúng tôi chủ tập trung làm rõ nguyên nhân gây ra tê bàn chân và giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tê của bạn:

Các nguyên nhân lành tính gây ra tê bàn chân không cần điều trị

1. Chèn ép, tì đè

Tình trạng này khá phổ biến, và là nguyên nhân hầu hết các trường hợp tê bàn chân. Cảm giác tê thường hiếm khi cả bàn chân mà chỉ ở vài vị trí bị tì đè, thường do mang giày quá chật. Tư thế đứng, ngồi khiến bàn chân chịu nhiều áp lực cũng có thể khiến tê, bạn sẽ rất dễ nhận ra các tình huống này.

2. Thiếu vitamin B12

Tuy tình trạng này không nhiều, thường chỉ xảy ra trên người nghiện rượu, bệnh lý đường tiêu hóa kém hấp thu dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Bạn chỉ cần bổ sung vitamin này thì tình trạng hầu hết có thể tự phục hồi.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vì quá nhiều vitamin B6 cũng có thể gây ra các bệnh thần kinh cảm giác.

Các nguyên nhân gây ra tê bàn chân cần điều trị

3. Đa xơ cứng

Đây là bệnh lý khá hiếm nhưng kết quả của nó khá nặng nề. Hầu hết người bệnh đều bắt đầu với một vài triệu chứng tê, mất cảm giác ở bàn chân, tay và từ từ nặng lên. Đa xơ cứng sẽ khiến các cơ trên cơ thể yếu dần và liệt. Do đó, phát hiện bệnh càng sớm càng có lợi cho bệnh nhân và gia đình.

4. Bệnh tiểu đường

Hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường sẽ có biến chứng bệnh thần kinh. Trong đó, bệnh lý thần kinh bệnh lý thần kinh ngoại biên là phổ biến nhất, khiến người bệnh bị tê, dị cảm, mất cảm giác đau, nóng  ở chân và bàn chân.

Tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường thường khó hồi phục, nên hầu hết bệnh nhân phải chịu đựng cảm giác tê,dị cảm này. Tuy nhiên, hiện nay có một số thuốc có thể giảm các triệu chứng, nhưng người bệnh vẫn phải tích cực chăm sóc bàn chân để tránh các biến chứng vết thương tiểu đường do bệnh lý mạch máu thần kinh ngoại biên góp phần.

>>>Để biết những triệu chứng khác giúp nhận diện bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng bệnh tiểu đường.

5. Bệnh lý mạch máu

Các tình trạng xơ vữa, xơ cứng mạch máu, co thắt mạch máu thường hay gây cảm giác tê bàn chân, do mạch máu nhỏ ở vùng bàn tay bàn chân khá nhiều và dễ tổn thương trong các bệnh lý mạch máu. Người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, hội chứng Raynaud, hút thuốc lá là những đối tượng bị nhóm bệnh này khá cao.

Tê trong bệnh lý mạch máu thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Da khô, bong tróc
  • Bàn chân ít long, hay bị rụng long
  • Đổi màu sắc da, bàn chân một số vùng trở nên xanh, trắng khi tê trong Hội chứng Raynaud

6. Thần kinh bị chèn ép

Khi thần kinh bị chèn ép cũng gây ra cảm giác tê, nhưng cảm giác này bạn sẽ thấy nó đi theo một đường, chứ không lan tỏa cả bàn chân. Tình trạng này chỉ có thể chẩn đoán bởi Bác sĩ chuyên khoa  bằng các phương pháp Xét nghiệm hình ảnh và một số nghiệm pháp khám lâm sàng.

7. Suy van tĩnh mạch

Đây cũng là tình trạng khá thường gặp, người bệnh sẽ có tê bàn chân kèm xuất hiện các mạch máu hình mạng nhện trên da. Tùy theo độ nặng của tình trạng suy van mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị như là chỉ cần tập thể dục, mang vớ hỗ trợ hoặc phải dùng thuốc.

Làm thế nào để biết chính xác nguyên nhân nào gây ra tình trạng tê bàn chân?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân hầu hết là do tì đè và chèn ép bàn chân, nên bạn có thể thử một số cách sau:

  • Để chân trần khi không phải đi lại
  • Đổi giày, đảm bảo độ mềm và vừa vặn kích thước bàn chân
  • Hạn chế ngồi xổm
  • Bổ sung vitamin  
  • Tập thể dục: các bộ môn vận động chân nhiều như đi bộ, chạy bộ sẽ gia tăng sức mạch cơ vùng chân làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Đồng thời, tập thời dục còn giúp tăng tuần hoàn và làm giảm biến chứng do các bệnh tim mạch gây ra.

Nếu tình trạng không cải thiện hoặc bạn có những yếu tố hay triệu chứng trong nhóm các nguyên nhân cần can thiệp y khoa, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Các xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây tê bàn chân

- Xét nghiệm hình ảnh:

  • Xquang bàn chân
  • MRI
  • Siêu âm mạch máu chi dưới

- Xét nghiệm sinh hóa máu:

  • Đường huyết
  • Định lượng mỡ máu
  • Các marker bệnh đa xơ cứng nếu có các yếu tố gợi ý.

Để điều trị tê bàn chân, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Anh Tú

    Tôi cũng đang có triệu chứng tê chân nên đang tìm hiểu thông tin về nó. Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ.

    24/02/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung