Nguyên nhân và Biểu hiện của bênh Tâm thần phân liệt ảo giác
Tâm thần phân liệt ảo giác - Paranoid Schizophrenia là một trong các thể của bệnh tâm thần phân liệt. Thể ảo giác khác các thể bệnh khác của bệnh tâm thần phân liệt ở chỗ là bệnh nhân có thể không gặp nhiều vấn đề với trí nhớ, tập trung hoặc cảm xúc.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Các triệu chứng của bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Bệnh viện tâm thần Tp. Hồ chí Minh: Các triệu chứng cổ điển điển hình của tâm thần phân liệt ảo giác là bệnh nhân có ảo giác, và dạng ảo giác hay gặp nhất là ảo thanh, ngoài ra thậm chí còn có thể kèm theo cả triệu chứng hoang tưởng.
Tâm thần phân liệt ảo giác là một bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là hành vi tự tử.
Ảo giác
Ảo giác là khi có tri giác hay cảm giác nhưng hoàn toàn không có một kích thích ngoại lai hay nội tại nào tác động lên nhánh tận của thần kinh cảm giác. Người bệnh bị lẫn lộn vì cho là có gì đó tác động từ xung quanh hoặc ngay trong cơ thể họ.
Ảo giác không chỉ ảnh hưởng lên 5 giác quan mà còn kích thích tất cả các tín hiệu tri giác từ các cơ quan vận động hoặc thính giác (như ảo giác vận động) đến các cơ quan nội tạng (dị cảm).
Khoảng 25% bệnh nhân tâm thần phân liệt tự sát dưới ảnh hưởng của ảo giác. Các bệnh nhân bị ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt hiếm khi nhận ra đây là những hiện tượng không có thật, và họ không ý thức được sự rối loạn, trong khi đó các bệnh nhân ảo giác do bệnh thần kinh nói chung lại thích ứng được và nhận ra đó là các hiện tượng bệnh lý, mặc dù các ảo giác biểu hiện như thật.
Ảo thanh
Là ảo giác trong nhận thức về âm thanh - thường là tiếng nói mà không ai nghe thấy. Đây là dạng ảo giác rất hay gặp ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Các âm thanh có thể là một tiếng nói duy nhất hoặc nhiều tiếng nói. Những tiếng nói có thể nói chuyện hoặc là với bệnh nhân hoặc với nhau. Đặc biệt, đây thường là những tiếng nói khó chịu, có thể chỉ trích liên tục những gì bệnh nhân đang suy nghĩ hoặc làm.
Khi bệnh nhân bị ảo thanh ta thường xuyên thấy bệnh nhân có thái độ lắng nghe, trả lời một mình, hoặc có hành vi tự bảo vệ chống lại ảo giác (nghe nhạc, nút hai lỗ tai, cố gắng tập trung làm việc….).
Hoang tưởng
Đây thường là triệu chứng xuất hiện sau khi có ảo giác, và khi tình trạng ảo giác có xu hướng trở nên năng hơn.
Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là
- Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…
- Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân …
- Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình …
Ngoài ra, bệnh tâm thần phân liệt ảo giác còn có thêm các triệu chứng kèm theo như:
- Lo lắng.
- Tức giận.
- Xu hướng bạo lực.
- Suy nghĩ và hành vi tự tử.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nguyên nhân gây ra bệnh
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt nói chung và bệnh tâm thần phân liệt ảo giác nói riêng, tuy nhiên có hai yếu tố hay được nhắc tới là:
1. Yếu tố di truyền:
Bệnh tâm thần phân liệt có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Ở dân số bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh là 1%, nhưng nếu có cha hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt thì tỷ lệ mắc bệnh ở các đứa con tăng lên đến 12%.
2. Yếu tố sinh hoá:
Vài chất hoá học trong não được nghĩ rằng có góp phần gây ra bệnh này, nhất là rối loạn chất Dopamine.
Tóm lại, bệnh tâm thần phân liệt có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.
Hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh tâm thần phân liệt là sự phối hợp giữa thuốc chống loạn thần và công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân.
>>> Nên đọc thêm:
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi