Bạn nên làm gì khi bị bạo hành bằng lời nói?

Bạn nên làm gì khi bị bạo hành bằng lời nói?

Không phải cứ bị hành hạ về thể xác thì mới gọi là bạo hành, mà hiện nay đang có rất nhiều người phải trải qua bạo hành bằng lời nói. Những nạn nhân của tình trạng này nên biết một số kiến thức để đối phó và đảm bảo an toàn cho bản thân.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

Bạo hành bằng lời nói là gì?

Bạn nghĩ bạn đang bị bạn đời bạo hành bằng lời nói. Hơn nữa, bạn nghi ngờ rằng mình đang trong tình huống bất khả kháng, sống chung với người không tôn trọng mình, có tham vọng thay đổi bạn, hay ít nhất là muốn kiểm soát chi tiêu của bạn. 

Thật kinh khủng khi phải thay đổi hình ảnh về người bạn đời trong tâm trí bản thân: hình tượng một người đàn ông mạnh mẽ, thông minh và biết quan tâm. Nhưng đó đã rất lâu về trước khi bạn gặp người đó lần đầu tiên.

Thay vào đó, bạn luôn phải cố gắng chịu đựng các cuộc tấn công, hành hung, xô xát vì những chuyện vốn đã thế, dù không phải lỗi của bản thân. Bạn cảm thấy ngượng ngùng, mắc cỡ, buồn bã và giận dữ dù bế tắc. Thật sự rất khó để tin điều đó và bạn không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra. Thỉnh thoảng, bạn sẽ nghĩ rằng tất cả là lỗi của bản thân. 

Tại sao phụ nữ lại sống chung với người đàn ông ngay cả khi người đó lăng mạ, xúc phạm họ? Có rất nhiều lý do phức tạp để giải thích cho điều đó. 

Bạn đời ít khi được chọn một cách ngẫu nhiên. Thông thường, những kẻ có tính cách bạo hành thường không thể hiện ra khi đang trong giai đoạn hẹn hò. Nếu đối tượng được theo đuổi có những hành động, lời nói tiêu cực, họ sẽ nhanh chóng bào chữa bằng cách xin lỗi, hứa hẹn và kể cả khóc lóc. Một khi đã kết hôn, mọi thứ sẽ thay đổi. Lúc này, anh ta đã chiếm được người con gái đó và không cần phải kiểm soát hành vi bản thân nữa.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Họ lo sợ rằng người phụ nữ sẽ chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận gia đình, bắt đầu tìm mọi cách để kiểm soát. Người vợ bị "chơi khăm", tự hỏi mình đã làm sai điều gì và hình ảnh người đàn ông tốt lúc trước bây giờ ở đâu? Anh ta nói tất cả đều là lỗi của vợ. Nếu anh ấy tỏ vẻ chắc chắn về điều đó, người phụ nữ có thể sẽ nghĩ liệu có đúng thế không và có lẽ anh ấy cũng đang cố gắng để sửa chữa, nhưng lại không hiểu rằng anh ta không hề có ý định đó. 

Những người phụ nữ khác nghĩ rằng mình có thể nhìn thấu được chồng mình, kẻ luôn muốn kiểm soát họ. Người phụ nữ cố gắng giúp đỡ chồng, đồng ý rằng cuộc sống này không công bằng với chồng và cùng nhau chống lại thế giới, nhưng họ không hiểu rằng thế giới đó bao gồm cả họ. Khi anh ta trở mặt, người phụ nữ cố gắng thấu hiểu và giải thích với người đó. Thỉnh thoảng, anh ta sẽ chấp nhận lời giúp đỡ và khiến họ nghĩ rằng mọi thứ đang thay đổi. Tuy nhiên, điều mà những người phụ nữ không hiểu đó là sự nghi hoặc trong lòng anh ta còn lớn hơn tình yêu mà anh ấy dành cho họ. Và nó lớn hơn nhiều so với tưởng tượng, so với khao khát có một mối quan hệ công bằng cho cả hai. 

Vẫn có một số người nghĩ vấn đề của mọi chuyện bắt nguồn từ cách giao tiếp với đối phương. Các nhà trị liệu và nhà tư vấn sẽ nói với bạn vấn đề thường gặp nhất là giao tiếp, nghĩa là một trong hai người không thật sự muốn giao tiếp nếu cuộc trao đổi nhằm mục đích đưa ra quyết định và khẳng định quyền lực. Theo quan điểm của anh ấy, bạn hoàn toàn không hiểu rằng anh ấy phải là người trụ cột, là người ra quyết định về mọi thứ. Bạn chắc chắn rằng các nhà trị liệu có thể giúp anh ấy biết phải nên lắng nghe quan điểm của người khác. Sau tất cả, anh ấy có thật sự là người biết lí lẽ? Bạn nghĩ anh ấy cũng muốn có một mối quan hệ tốt như bạn muốn.

Nhưng bạn không hiểu rằng tham vọng muốn kiểm soát là không có lí lẽ. Và đúng là anh ta muốn một mối quan hệ tốt, nhưng là theo định nghĩa riêng của anh ấy. 

Những phụ nữ khác cảm thấy sợ hãi, bất an, ngượng ngùng và quá lệ thuộc, nên không thể rời bỏ được. Lòng tự tin của bạn bị rạn nứt. Dần dần, bạn sẽ mệt mỏi và kiệt sức. Ngoài ra, bạn sẽ không còn muốn gặp gỡ và kết bạn nữa do thời gian của bạn đã bị anh ấy quản lý. Sau đó, bạn sẽ mất tiếng nói trong tài chính gia đình dù bạn là người làm ra tiền. Về sau, bạn sẽ tự nhận thức rằng bạn không có chút quyền lực nào trong gia đình, không thể tự ra quyết định hay không thể tự ý tìm cuộc hôn nhân khác tốt hơn. Cảm giác vô dụng, không được yêu thương, không có giá trị khiến bạn đắm chìm trong ý nghĩ bản thân thấp kém, trầm cảm, bế tắc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bạn nên làm gì khi bị bạo hành bằng lời nói?

Sau khi tự vấn bản thân, bạn hãy thừa nhận nó. Rằng bạn đang trong một mối quan hệ khiến bản thân cảm thấy tệ hại. Bạn không muốn từ bỏ, nhưng cũng không muốn dành khoảng thời gian còn lại của cuộc đời sống trong sợ hãi và bản thân sẽ sụp đổ bất cứ khi nào bạn có ý kiến trái ngược với anh ấy. Bạn biết điều đó không tốt. Nhưng quan trọng là bạn phải biết điều này sẽ khiến con cái có cái nhìn lệch lạc về cách thương yêu và đối xử với người khác. 

Có 7 cách đáp trả hợp lý đối với bạo hành bằng lời nói đó là:

1. Từ bỏ ý định cố gắng thay đổi anh ta

Bạn không thể thay đổi người đàn ông đó. Có nhiều nguyên nhân khiến anh ấy trở thành một người như vậy. Nó có thể có nguồn căn từ cách anh ta được nuôi dạy, sự thiếu tự tin của anh ta hoặc trong một rối loạn nhân cách ái kỷ. Bạn không thể tự điều trị cho anh ta. Nhưng nếu anh ta muốn tự thay đổi, thì vẫn còn có hy vọng. Nếu anh ta có tiền sử bạo hành, trước khi mối quan hệ của bạn không thể cứu vãn được nữa, bạn có thể yêu cầu anh ta thử thực hiện một số liệu pháp.

2. Không bao giờ để việc bạo hành lời nói ở anh ta làm bạn trở thành người bạo hành

Việc bạn bạo hành bằng lời nói giống như anh ta sẽ không thuyết phục anh ta điều gì. Nó chỉ làm anh ta xác nhận lại rằng bạn là một người vô lý. Thay vì vậy, bạn hãy nghĩ xa hơn. Hãy bình tĩnh nói với anh ấy rằng bạn rất xin lỗi vì đã khiến anh ấy suy nghĩ như vậy về bạn nhưng bạn không đồng tình với suy nghĩ đó của anh ta. Hãy nói rằng bạn yêu anh ta rất nhiều nên đã không hạ nhục anh ta.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Đặt ra giới hạn

Hãy bình tĩnh nói với anh ấy rằng bạn mong được anh ấy đối xử như cái cách anh ấy đối xử  những người anh ấy quý mến, ngưỡng mộ, tôn trọng. Nếu anh ta vẫn khăng khăng không thay đổi, bạn hãy nói rằng bạn sẽ dừng cuộc trò chuyện này nếu anh ta không dừng hành xử như vậy. Và rồi nếu anh ta không thay đổi, bạn hãy bình tĩnh và rời khỏi phòng, nói với anh ấy rằng bạn để cho anh ấy không gian để suy nghĩ về những gì anh ta đã làm, bạn sẽ quay lại trong vòng một giờ hoặc lâu hơn.

Cần đặt ra giới hạn cho việc bạo hành bằng lời nói

4. Bạn không thể rời đi nếu bạn không có nơi nào để đi

Những người cần kiểm soát bạn đời của họ thường cố gắng ngăn bản thân đi đến việc ly thân.  Vậy nên hãy duy trì hệ thồng hỗ trợ của riêng bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian với bạn bè và giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình mà bạn yêu thích. Bạn bè có thể nhắc nhở bạn rằng bạn là một người có giá trị khi bạn bắt đầu cảm thấy như bạn đời của bạn đúng còn bạn thì không.

5. Nếu bạn nghĩ mọi thứ sẽ không cải thiện hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn, hãy bắt đầu tạo một tài khoản tiết kiệm của riêng mình.

Dành dụm đủ tiền làm bạn cảm thấy bản thân luôn có thể lựa chọn ở lại hay ra đi. Chí ít cũng phải đủ mua vé xe buýt để đến chỗ gia đình hoặc bạn bè bạn. Tốt hơn hết, tiết kiệm đủ để trả tiền thuê nhà trong một vài tháng để bạn không bao giờ cảm thấy bế tắc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Hãy tìm đến sự tư vấn nếu bạn nghĩ rằng mối quan hệ của bạn có thể cứu vãn được

Nếu bạn đã cố gắng hết sức nhưng bạn và bạn đời đã không thể tạo nên một mối quan hệ yêu thương, tương trợ lẫn nhau, hãy tìm một nhà tâm lý trị liệu cặp đôi để giúp bạn. Nếu bạn đời của bạn không đi vì niềm kiêu hãnh, sự bướng bỉnh, hoặc anh ấy phán quyết rằng bạn là người duy nhất cần "sửa chữa", hãy tự đi. Bạn cần sự hỗ trợ. Nhân viên tư vấn của bạn có thể giúp bạn tìm cách tư vấn ít mối đe dọa đối với bạn đời của bạn hơn, để anh ta có thể tham gia cùng bạn.

7. Nếu bạn đời của bạn đã “leo thang” từ bạo lực bằng lời nói đến bạo lực thể xác - HÃY RỜI ĐI.

Khi tình trạng này xảy ra, bạn hãy tách mình khỏi người đàn ông đó để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu anh ta hành hung bạn, hãy tìm đến sự trợ giúp từ chính quyền và những người xung quanh. Xã hội không bao giờ đồng tình với việc bạo hành. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Hãy rời đi khi bạo hành bằng lời nói leo thang thành bạo hành thể xác

Nếu tình trạng bạo hành ngày càng trở nên tồi tệ - hãy rời đi

8. Nếu bạn gặp vấn đề tâm lý, hãy tìm kiếm sự trợ giúp

Sống trong bạo hàng bằng lời nói có thể khiến cho bạn gặp nhiều vấn đề với sức khỏe tâm thần như bị trầm cảm, ám ảnh sợ hãi, lo âu,... Tình trạng này có thể sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, hãy điều trị bệnh ngay khi thấy mình có các dấu hiệu bị bệnh. Hello Doctor là một địa chỉ hết sức uy tín để cho bạn lựa chọn khám chữa bệnh của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc hơn về tình trạng bạo hành bằng lời nói. Im lặng và chịu đựng có nghĩa là bạn đã dung túng cho hành vì đó và tự hành hạ chính bản thân mình. Dựa trên những lời khuyên chúng tôi đã đưa ra, hy vọng bạn sẽ biết cách hành xử hợp lý khi rơi vào tình trạng bị bạo hành bằng lời nói.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tâm thần

KHÁM TÂM THẦN KHI NÀO? 5 dấu hiệu cần đi khám
Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ - tập trung chú ý, mặt...
KINH NGHIỆM: Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần ra sao? 30 phút hiệu quả với bác sĩ tâm thần
Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần thường khám trong không gian an toàn, thoải mái và riêng tư. Người bác...
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng: 08 8600 6167, có thể gọi vào khung giờ: 9h -19h hàng ngày. Bác sĩ tại đây điều trị rất...
Phân loại bệnh tâm thần theo tiêu chuẩn ICD-10
Trong bài viết này, Hello Doctor sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dạng bệnh tâm thần được phân loại theo tiêu chuẩn ICD-10 - tra cứu phân...
Bệnh tâm thần có chữa được không, điều trị như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái mới được chẩn đoán bị mắc bệnh tâm thần. Xin hỏi bác sĩ là bệnh tâm thần có chữa được...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung