Bệnh Tâm Thần Phân liệt Thể di chứng và Những điều cần biết

Bệnh Tâm Thần Phân liệt Thể di chứng và Những điều cần biết

Tâm thần phân liệt thể di chứng là một bệnh loạn thần nặng, đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực hay rối loạn hành vi, ngôn ngữ. Bệnh tiến triển mạn tính, làm cho bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và có nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

1. Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng

2. Triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt

3. Nguyên nhân gây ra bệnh

4. Các nguyên tắc chẩn đoán bệnh

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng

Theo bác sĩ Tuân - Bệnh viên Tâm thần Tp. Hồ Chí Minh: Tất cả các thể bệnh của tâm thần phân liệt đều có thể chuyển sang thể di chứng sau nhiều năm bị bệnh. Thể di chứng của tâm thần phân liệt có ít nhất 1 giai đoạn của tâm thần phân liệt trong tiền sử, nhưng hiện tại các triệu chứng của bệnh không còn các triệu chứng loạn thần rõ ràng. Trái lại, biểu hiện của các triệu chứng âm tính lại nổi bật trong bảng lâm sàng.

Do đó, bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng là một giai đoạn mạn tính trong tiến triển bệnh tâm thần phân liệt, trong đó có sự tăng tiến rõ rệt từ một giai đoạn sớm (bao gồm một hay nhiều thời kỳ với những triệu chứng loạn thần) đến một giai đoạn muộn hơn với nét đặc trưng là có những triệu chứng “âm tính” kéo dài nhưng không nhất thiết phải là không hồi phục.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh Tâm thần phân liệt TẠI ĐÂY.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt rất hay gặp, chúng là nền tảng của bệnh tâm thần phân liệt.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, những triệu chứng này rất kín đáo, khó phát hiện. Sau một vài năm bị bệnh, các triệu chứng này sẽ ngày càng rõ ràng hơn và đến giai đoạn di chứng thì bệnh nhân chỉ còn các triệu chứng âm tính mà thôi.

Có 3 triệu chứng âm tính chính trong tâm thần phân liệt, đó là: vô cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và mất ý chí.

  • Vô cảm xúc

Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của mình. Bệnh nhân giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể.

Tuy nhiên một bệnh nhân vô cảm xúc đôi khi vẫn có thể cười, có nét mặt sinh động, nhưng biểu hiện cảm xúc của họ nhìn chung giảm sút rõ ràng trong phần lớn thời gian còn lại.

Khi bệnh tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể di chứng, vô cảm xúc dần dần sẽ phát triển thành vô cảm. Lúc này, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn hay cáu giận với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.

  • Ngôn ngữ nghèo nàn

Nghèo nàn ngôn ngữ hay nghèo nàn lời nói thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, ngắn, cụt ngủn.

Bệnh nhân với ngôn ngữ nghèo nàn có thể có kèm giảm sút lượng suy nghĩ, điều đó phản ánh qua sự giảm sút quá trình tạo ra ngôn ngữ.

  • Mất ý chí

Mất ý chí là sự giảm sút hoạt động định hướng về một mục đích nào đó. Người bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả. Các thói quen nghề nghiệp cũ mất dần đến nỗi bệnh nhânh không muốn làm bất kỳ việc gì nữa. Do vậy họ giảm sút khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến lối sống ngày càng suy đồi, không muốn làm gì, chỉ nằm lỳ một chỗ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh

Theo bác sĩ Tuân: Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt nói chung và bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng nói riêng, tuy nhiên bệnh được nghĩ rằng do nhiều yếu tố khác nhau phối hợp gây ra, trong đó hai yếu tố chính là di truyền và chất dẫn truyền thần kinh Dopamin.

  • Gen di truyền

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh sinh của tâm thần phân liệt. Người ta thấy rằng bệnh tâm thần phân liệt là do đa gen gây ra, các gen gây bệnh nằm ở các nhiễm sắc thể số 6, 8, 10, 13 và 22. Tuy nhiên gen di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường thuận lợi, gây ra bệnh tâm thần phân liệt.

  • Vai trò của Dopamin

Trong bệnh tâm thần phân liệt, người ta nhận thấy có sự hoạt động quá mức hệ thống dopamin, biểu hiện ở 2 mặt sau:

- Tăng sự nhạy cảm của các thụ cảm thể dopamin ở vỏ não và các nhân dưới vỏ.

- Tăng nồng độ dopamin (đến 300%) ở khe xi nap thần kinh hệ dopamin.

Người ta cho rằng, rối loạn về gen di truyền dẫn đến tăng hoạt động của hệ dopamin, hậu quả là gây ra các triệu chứng loạn thần trong bệnh tâm thần phân liệt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng

  • Những triệu chứng phân liệt “âm tính” nổi bật lên, tức là: sự chậm chạp tâm lý vận động, hoạt động kém, cảm xúc cùn mòn, tính bị động và thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn về lượng hay về nội dung, nghèo nàn trong giao tiếp không dùng lời như biểu hiện nét mặt, tiếp xúc bằng mắt, âm điệu lời nói và tư thế, kém chăm sóc cá nhân và kém hoạt động xã hội.

  • Trong quá khứ chắc chắn có ít nhất một giai đoạn loạn thần rõ rệt, đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.

  • Một thời kỳ (ít nhất một năm) trong đó có cường độ và tần số các triệu chứng như hoang tưởng và ảo giác chỉ còn tối thiểu hoặc giảm nhẹ về cơ bản. Tuy nhiên, hội chứng “âm tính” của tâm thần phân liệt vẫn tồn tại.

  • Không có trạng thái mất trí hay bệnh lý thực tổn nào khác; không có trầm cảm mạn tính hay rối loạn chức năng nào khác đủ để giải thích các triệu chứng âm tính.

​​Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được...
Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị
Tâm thần phần liệt thể Paranoid hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là dạng hay gặp nhất của bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây...
Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các...
Tâm thần phân liệt ẩn
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mãn tính và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử....
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizopheria) là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Đặc trưng bởi ảo...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Con tôi mắc chứng bệnh này cách nay đã mấy năm nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    21/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung