Hình ảnh tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở lứa tuổi trên 60. Nếu không được phát hiện kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra những di chứng lâu dài cho bệnh nhân.
1. Các triệu chứng biếu hiện của người bệnh
2. Chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân tai biến mạch máu não
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
Đây là một căn bệnh cấp tính, vì vậy rất cần thiết để phát hiện sớm nhằm hạn chế những hậu quả không hay. Bài viết sẽ cung cấp những hình ảnh để mọi người đều có thể nhận biết được tai biến mạch máu não một cách chính xác nhất.
1. Các triệu chứng biếu hiện của người bệnh:
Ở nước ngoài, người ta dùng cụm từ F.A.S.T để hướng dẫn cho mọi người nhận biết nhanh người bị đột quỵ và từ đó kịp thời xử trí. Chi tiết của các dấu hiệu này như sau:
F-(Face):mặt, gương mặt của người đột quỵ thường méo về một bên, nguyên nhân là do có thể phần não tổn thương nằm trên đường đi của dây thần kinh số VII, gây liệt mặt. Để nhìn rõ hơn, có thể yêu cầu người bệnh cười hoặc huýt sáo, phần mặt lệch sẽ rõ nét hơn.
A-(Arm):tay, bệnh nhân đột quỵ có thể bị yếu liệt nửa người. Có thể cả tay và chân đều yếu liệt, tuy nhiên các biểu hiện ở tay rõ hơn và sớm hơn. Yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên, tay yếu hơn sẽ rơi xuống trước hoặc tự bệnh nhân có thể cảm thấy bên đó yếu hơn
S-(Speech):lời nói, người bệnh sẽ cảm thấy khó nói, chỉ nói được đoạn ngắn hoặc nói ngọng.
T-(Time):thời gian, trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian sẽ là yếu tố quyết định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vì vậy, khi phát hiện ai có các triệu chứng như trên, ngay lập tức đưa họ đến bệnh viện hoặc gọi đơn vị cứu thương đến chỗ người bệnh.
Ở nước ngoài, người ta dùng cụm từ F.A.S.T để nhận biết nhanh người bị đột quỵ.
Ngoài những triệu chứng trên, còn có một số dấu hiệu có thể gợi ý bệnh nhân bị đột quỵ như:
Tê bì hoặc có cảm giác dị cảm (cảm giác như kim châm) bất cứ nơi nào trong cơ thể
Mất cân bằng và phối hợp động tác
Thay đổi thị lực, thị lực mờ hoặc khó khăn với thị lực ở một hoặc cả hai mắt
Đau đầu dữ dội
Nhầm lẫn, mất trí nhớ
Khó nuốt, nuốt vướng
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân tai biến mạch máu não:
Như ta đã biết, tai biến mạch máu não có 2 loại chính là: nhồi máu não (tắc mach não) và xuất huyết não (vỡ mạch não). Tương ứng với mỗi thể bệnh thì trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng cho ra những hình ảnh khác nhau.
Để chẩn đoán tai biến mạch máu não, các bác sĩ thường đưa ra chỉ định chụp CT sọ não. Ở giai đoạn sớm, CT tỏ ra là có ưu thế vượt trội. Không chỉ giúp chẩn đoán tai biến mà còn giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán thể bệnh là nhồi máu hay xuất huyết để từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chụp CT là một thăm dò nhanh gọn, rẻ tiền, có kết quả ngay và không xâm lấn.
Phim CT tai biến mạch máu não với hình ảnh xuất huyết não.
Phim CT tai biến mạch máu não với hình ảnh nhồi máu não: động mạch não giữa tăng đậm độ, là dấu hiệu sớm của tắc mạch não giữa gây nên ổ nhồi máu.
Không chỉ cho bác sĩ thông tin về đợt bệnh này, CT còn có thể cung cấp những dấu hiệu chỉ điểm cho thấy người bệnh đã từng có tổn thương não trước đó (như lần tai biến trước, khối u não…). Vì những lợi ích trên, đến nay CT vẫn là một trong các chỉ định đầu tay của bác sĩ lâm sàng trước một bệnh nhân đột quỵ.
Ngoài CT, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn và nhìn rõ tổn thương hơn. Tuy nhiên, MRI chụp mất thời gian hơn CT và nó rất đắt tiền.
Phim MRI với hình ảnh xuất huyết động mạch não giữa.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi