Cách điều trị hội chứng cai rượu và sảng rượu
Theo thống kê, khoảng 6% người nghiện rượu sẽ biểu hiện các hội chứng cai rượu khi ngưng rượu. Trong số đó, hơn 10% người sẽ diễn tiến thành sảng rượu. Ngay khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của hội chứng cai rượu hoặc sảng rượu, cần đưa người đó đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh ngay.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Hội chứng cai rượu và sảng rượu là gì?
Hội chứng cai rượu là tập hợp các triệu chứng bất thường khi người nghiện rượu, phụ thuộc rượu ngưng sử dụng rượu. Các triệu chứng này bao gồm:
- Mất ngủ, mệt mỏi
- Run
- Cảm giác lo âu, chán nản
- Bứt rứt, khó chịu
- Buồn nôn, ói
- Đau đầu
- Vã mồ hôi
- Đánh trống ngực
- Chán ăn
- Rối loạn trầm cảm
- Thèm rượu
- Ảo giác do rượu (xuất hiện sau khi ngưng rượu 12-24 h): Ảo thị, ảo thanh hoặc dị cảm
- Co giật (xuất hiện 24-48 h sau ngưng rượu): thường là co giật toàn thể
Sảng rượu thường xuất hiện 48-72h sau ngưng rượu. Sảng rượu thường đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần, rối loạn tri giác, tăng hoạt hệ giao cảm, khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng trụy mạch. Sảng rượu là một biến chứng của Hội chứng Cai rượu, có tỉ lệ tử vong cao nếu không can thiệp kịp thời.
Hội chứng Wernicke-Korsarkoff (Hội chứng sa sút trí tuệ do rượu) là tập hợp các triệu chứng thần kinh do thiếu thiamine (Vitamin B1). Các biểu hiện của hội chứng ban đầu có thể ở tình trạng cấp tính với các triệu chứng tại mắt, thất điều, lú lẫn. Sau đó, tình trạng sẽ diễn tiến thành các triệu chứng mạn tính với sa sút trí tuệ, ảo giác, lú lẫn. Hơn 1/3 người bị hội chứng cai rượu có cơn run tay hoặc co giật khi ngưng sử dụng rượu.
>>>Xem đầy đủ thông tin về hội chứng cai rượu và sảng rượu tại HỘI CHỨNG CAI RƯỢU và SẢNG RƯỢU.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các cách điều trị hội chứng cai rượu và sảng rượu
a, Hội chứng cai rượu
Mục tiêu điều trị là:
- Dự phòng ngăn chặn các biến chứng bao gồm co giật, sảng rượu
- Hỗ trợ, nâng đỡ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu khi ngưng rượu
Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện khoảng 8 tiếng sau khi nồng độ cồn trong máu sụt giảm, đạt đỉnh vào ngày 2. Tuy nhiên, tới khoảng ngày 4,5 các triệu chứng sẽ tự cải thiện và giảm hẳn.
Do đó, các bệnh nhân mắc Hội chứng cai rượu nhẹ (dựa theo thang điểm phân loại do Bác sĩ đánh giá, thang điểm CIWA-AR <10 điểm) chỉ cần điều trị ngoại trú, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu do nồng độ cồn trong máu giảm mang lại.
Đối với các bệnh nhân sau cần nhập viện để theo dõi và điều trị:
- Hội chứng cai rượu trung bình- nặng
- Uống hơn 10 đơn vị rượu mỗi ngày hoặc 21 đơn vị rượu mỗi tuần ở nữ, 35 đơn vị mỗi tuần ở nam. 1 đơn vị rượu= 1 lon bia 330ml= 110 ml rượu vang= 30 ml rượu mạnh
- Tiền sử từng bị sảng rượu, co giật do cai rượu
Điều trị
- Thuốc:
- Benzodiazepine là nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị Hội chứng cai rượu và các biến chứng của nó.
- Lorazepam được lựa chọn khi người bệnh có các bệnh lý gan mạn, cấp tính kèm theo.
- Liệu pháp cai rượu: Tùy theo tình trạng của người bệnh mà Bác sĩ và các chuyên gia sẽ quyết định Liệu trình cai rượu (detoxicfication) sẽ thực hiện ở nhà với sự theo dõi, giám sát của chuyên gia, hoặc nhập viện để can thiệp tích cực khi có biến chứng.
Điều trị nâng đỡ
- Truyền dung dịch đẳng trương Natri clorid: Do người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. Một số trường hợp không biểu hiện bên ngoài, nhưng thiếu nước âm thầm diễn ra ở tế bào dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Mất nước còn có thể do Nôn ói, chảy mồ hôi, sốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh lại bị dư quá niều nước. Nếu thêm dịch truyền dễ dẫn đến quá tải tuần hoàn gây sức ép lên tim. Do đó, đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị.
- Bù điện giải: Tương tự như nước, điện giải cũng dễ mất do nôn ói, tiêu chảy. Do đó, người bệnh cũng cần được bổ sung thích đáng để tránh các biến chứng do Rối loạn điện giải, toan kiềm gây ra
- Vitamin: Giúp bổ sung các vitamin, đặc biệt là B12, B1. Người nghiện rượu thường bị thiếu các Vitamin gây ra các tình trạng như Thiếu máu hồng cầu to.Ngoài ra, bổ sung vitamin còn giúp dự phòng và ngăn ngừa Hội chứng Wercke-Kosarkoff.
- Tầm soát và điều trị các bệnh đi kèm như: Tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa mạch máu, Xơ gan, Viêm gan, Viêm tụy…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
b, Sảng rượu
Do sảng rượu là một biến chứng cấp tính, do đó, đòi hỏi điều trị tích cực hơn. Thuốc lựa chọn vẫn là các nhóm benzodiazepine, lorazepam
Ngoài ra, các thuốc chống loạn thần cũng được sử dụng để điều trị Sảng rượu. Haloperidon thường được dùng trong trường hợp này.
Người bệnh sẽ được theo dõi tích cực để phòng các biến chứng như trụy mạch, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, Rối loạn toan kiềm. Các chỉ số sau sẽ được theo dõi sát
- Điện giải
- Đường huyết
- Khí máu động mạch để đánh giá pH máu
- Mạch
- Huyết áp
- Nhịp thở
- Nhiệt độ
- Lượng dịch xuất nhập cơ thể
Để điều trị hội chứng cai rượu và bệnh sảng rượu, bạn cần sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi