Triệu chứng bệnh rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly là dạng rối loạn tâm thần có liên quan đến rối loạn trí nhớ, nhân cách, cảm xúc, nhận thức, hành vi và cảm giác của bản thân. Các triệu chứng của dạng rối loạn này có thể làm gián đoạn mọi lĩnh vực hoạt động của não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của trung ương thần kinh.
1. Có ba loại rối loạn phân ly phổ biến:
2. Triệu chứng của Rối loạn phân ly
5. Rối loạn giải thể nhân cách- thực tại.
6. Khi nào nên gặp bác sĩ chữa rối loạn phân ly
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Có ba loại rối loạn phân ly phổ biến:
Rối loạn nhân cách phân ly (Đa nhân cách)
Mất trí nhớ phân ly
Rối loạn giải thể nhân cách/ Rối loạn giải thể thực tại
Theo Viện nghiên cứu Sidran chuyên hoạt động trên lĩnh vực Rối loạn phân ly, với mục tiêu nhằm giúp mọi người hiểu và đương đầu với áp lực, nỗi đau do sang chấn mang lại và rối loạn phân ly. Họ cho rằng hiện tượng phân ly và mục đích của nó là:
Sự phân ly là một sự ngắt kết nối giữa suy nghĩ của một người, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhận thức bản thân. Đây là một quá trình bình thường mà mọi người đều phải trải qua.
Ví dụ: Chúng ta có thể không hề biết nhưng thật ra đây là các dạng phân ly nhẹ, khá phổ biến bao gồm hay mơ mộng, hoặc cảm giác “bị lạc” trong sách hoặc phim, tất cả đều liên quan đến việc “mất liên lạc” với nhận thức về môi trường xung quanh.
Khi trải qua các sang chấn tâm lý như tai nạn, thảm họa hoặc nạn nhân của các vụ án tàn nhẫn, sự phân ly như liều thuốc giảm đau do chính cơ thể điều tiết giúp nạn nhân quên đi những ký ức đau thương, quá khó khăn để chấp nhận. Trong những tình huống như thế này, một người có thể tách rời ký ức về địa điểm, hoàn cảnh hoặc cảm xúc về sự kiện sang chấn, giúp họ thoát khỏi sự sợ hãi, đau đớn và kinh hoàng. Điều này có tác dụng phụ là gây khó khăn trong việc nhớ lại các ký ức trong quá khứ, tạo thành các khoảng trống trong ký ức của người bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Triệu chứng của Rối loạn phân ly
Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào loại rối loạn phân ly mà người bệnh mắc phải. Nhưng nhìn chung các triệu chứng có thể bao gồm:
Mất trí nhớ ( mất trí nhớ) trong một số khoảng thời gian, các trí nhớ về các sự kiện có tính chất tương đối giống nhau, hoặc về người và thông tin cá nhân nhất định
Cảm giác bị tách rời khỏi bản thân và cảm xúc của bạn. Trong triệu chứng này, người bệnh thường khai báo rằng họ có cảm giác được họ có thể thấy được cách hành xử và cảm xúc của chính họ, nhưng hoàn toàn không thể điều khiển hay can thiệp.
Nhận thức về con người và những thứ xung quanh bạn như bị bóp méo và không thực tế. Các cơn này thường ít xuất hiện ở dạng khác của rối loạn phân ly nhưng là triêu chứng đặc trưng của Rối loạn giải thể thực tại.
Các cảm giác bản thân mình có nhân cách khác. Số nhân cách sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sang chấn thời thơ ấu. Nghiên cứu cho thấy các sang chấn từ 8-12 tuổi có ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhân cách hoàn toàn khác nhau về tính cách, thói quen ăn uống, hành vi, nhận thức, tuổi tác.. Thậm chí, một số trường hợp có thể khác nhau về giới tính. Người bệnh có thể biết hoặc không hề biết về sự hiện hữu của các nhân cách còn lại.
Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Chúng ta đều phải trải qua căng thẳng khi hoạt động, học tập làm việc, tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ khó khăn trong việc giữ cảm xúc ổn định.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, người bệnh có thể có các triệu chứng hoặc tiền sử từng mắc bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, và những suy nghĩ hành vi tự tử.
Có ba dạng rối loạn phân ly lớn được xác định trong Guideline hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các dạng rối loạn Tâm thần (DSM-5), do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công bố:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Mất trí nhớ phân ly
Triệu chứng chính là sự mất trí nhớ nghiêm trọng. Nó không chỉ đơn thuần là sự quên lãng bình thường và điều đó không do các nguyên nhân bệnh lý thực thể. Người bệnh hoàn toàn không thể nhớ lại các thông tin về bản thân hoặc các sự kiện và những người từng gặp trong cuộc sống của bạn. Các khoảng trống trí nhớ này thường có liên quan, hoặc xuất hiện trong khoảng thời gian người bệnh đang bị sang chấn tâm lý. Đôi khi, mất trí nhớ phân ly thường gây mât trí nhớ về các sự kiện trong một thời gian nhất định, chẳng hạn như một trận chiến, tai nạn tàn khốc. Việc mất trí nhớ toàn bộ về bản thân cũng có thể xảy ra, nhưng rất hiếm. Một cơn mất trí nhớ thường xảy ra đột ngột và có thể kéo dài vài phút, hàng giờ, hoặc hiếm khi, hàng tháng hoặc hàng năm.
4. Rối loạn nhân cách phân ly
Dạng rối loạn này hay còn được gọi là rối loạn đa nhân cách. Dạng rối loạn này được đặc trưng bởi " sự chuyển đổi" giữa nhân cách chính và các nhân cách thay thế. Người bệnh có thể cảm nhận được sự hiện diện của hai hay nhiều người nói chuyện hoặc sống trong đầu của họ, và họ có thể cảm thấy như thể bạn đang bị sở hữu bởi những nhân dạng khác. Mỗi danh tính có thể có tên khác, sở thích thói quen khác nhau, thậm chí còn có sự khác biệt rõ ràng về giọng nói, giới tính, cách ăn mặc. Vì họ là những nhân cách hoàn toàn khác nhau, người bệnh có thể có những khoảng trống trí nhớ khi nhân cách khác xuất hiện làm chủ. Do đó, người bệnh mắc dạng Rối loạn đa nhân cách này có thể xuất hiện Mất trí nhớ phân ly.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Rối loạn giải thể nhân cách- thực tại.
Ở dạng rối loạn này, người bệnh sẽ thường miêu tả rằng họ có cảm giác tách rời liên tục hoặc từng phần hoặc đang ở ngoài cơ thể. Họ có thể quan sát hành động, cảm xúc, suy nghĩ và bản thân của chính họ từ xa như thể đang xem một bộ phim (giải thể nhân cách).
Ở dạng Rối loạn giải thể thực tại, họ sẽ cảm thấy bị tách rời với thế giới xung quanh, ở trong sương mù hoặc mơ mộng, thời gian có thể bị chậm lại hoặc tăng tốc, và thế giới có vẻ không thực tế .
Người mắc dạng Rối loạn phân ly này có thể trải nghiệm sự giải thể nhân dạng, hoặc giải thể thực tại đơn thuần hoặc mắc cả hai.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ
Các trường hợp này nên nhập viện ngay
Khi người bệnh rối loạn phân ly đang vào một đợt khủng hoảng với những hồi tưởng về các ký ức chấn thương hoặc đang có các biểu hiện, hành vi không an toàn.
Đến khám phòng khám có bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng của rối loạn phân ly.
Người bệnh đang có suy nghĩ hoặc hành vi tự tử.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi