Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh rối loạn phân ly
Khi bạn thấy bản thân mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn phân ly thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và sớm có phương án điều trị và phòng chống bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các biện pháp điều trị và phòng chống bệnh rối loạn phân ly.
1. Bệnh rối loạn phân ly là gì
2. Điều trị bệnh rối loạn phân ly
3. Phòng chống bệnh rối loạn phân ly
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh rối loạn phân ly là gì?
Rối loạn phân ly (trước kia gọi là Hysteria) là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp, tỷ lệ: 0,3-0,5% dân số. Theo Phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (ICD 10), rối loạn phân ly là hiện tượng mất một phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất giữ trí nhớ quá khứ, ý thức, đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vận động. Đặc trưng của phân ly là những triệu chứng gợi ý bệnh lý của một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng người ta không tìm thấy được nguyên nhân bằng các phương pháp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm. Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ. Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn trong học tập, công việc, mối quan hệ mà người bệnh không thể giải quyết được. Những sang chấn này thường gây những cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…
>>>Chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ về bệnh rối loạn phân ly trong bài trước, bạn có thể xem lại TẠI ĐÂY.
Rối loạn phân ly tập thể là khi xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Do có nhiều người cùng xuất hiện những biểu hiện bất thường nên bệnh lý này thường gây ra những lo lắng, hoang mang, thậm chí hiểu nhầm trong dư luận và xã hội.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn phân ly
Chẩn đoán
Khi đi khám, bác sĩ sẽ khám cẩn thận để phát hiện những bệnh thực tổn có thể gây ra các triệu chứng đó. Gia đình có thể phải cung cấp bệnh sử chi tiết và khám thực thể trước đó cho bác sĩ.
Nếu sau khi khám mà không tìm ra được bất kì nguyên nhân nào thì có thể hướng đến bệnh rối loạn phân ly.
Điều trị
Rối loạn phân ly chủ yếu được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, kết hợp với nâng cao thể trạng và bồi dưỡng nhân cách, thiết lập môi trường phù hợp. Quá trình điều trị thường cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của cán bộ y tế, gia đình và người bệnh.
Với cá nhân:
- Tránh thái độ coi đây là bệnh giả vờ, hoặc ngược lại thái độ trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề. Nếu theo dõi quá chặt chẽ, quá quan tâm, lo lắng thì các triệu chứng bệnh có thể nặng lên.
- Hướng dẫn những bài tập thư giãn, các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề để nâng đỡ nhân cách người bệnh.
- Một số liệu pháp tâm lí:
- Liệu pháp giải thích hợp lý: Là liệu pháp vận dụng giao tiếp tâm lý trực tiếp giữa nhà trị liệu và người bệnh, thông qua tiếp xúc tâm lý nhà trị liệu khai thác các triệu chứng, các sang chấn tâm lý, diễn biến triệu chứng, đặc điểm nhân cách người bệnh trên cơ sở đó giải thích cho người bệnh hiểu được bệnh tật của họ để họ hoàn toàn tin tưởng và yên tâm vào quá trình điều trị.
- Liệu pháp tâm lý ám thị: Kết hợp với liệu pháp tâm lý chọn các phương pháp hỗ trợ với từng người bệnh tạo ra một tâm lý đủ mạnh để người bệnh tin tưởng tuyệt đối vào bác sỹ làm mất các triệu chứng rối loạn chức năng.
- Liệu pháp gia đình: Liệu pháp gia đình được xem như là một liệu pháp nhóm đặc biệt. Mục đích của liệu pháp là nhằm loại trừ hay giảm những căng thẳng cảm xúc, thiết lập lại trạng thái cân bằng đã bị phá vỡ bên trong gia đình, nghĩa là nhằm thay đổi và thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Giải thích hợp lý với gia đình, động viên gia đình tham gia tích cực trong quá trình trị liệu.
Với tập thể:
- Nhanh chóng tách riêng các em bị bệnh, tránh sự lan truyền.
- Trấn an các trẻ khác trong tập thể.
- Cải thiện môi trường học tập, giảm áp lực.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo không khí sôi nổi, tích cực.
- Có các hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Phát hiện sớm những cá nhân có sang chấn tâm lý nhằm hỗ trợ, trị liệu kịp thời.
- Điều trị dùng thuốc: Stress là nguyên nhân trực tiếp gây ra rối loạn phân ly. Stress tác động thông qua trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận gây ra rối loạn điều tiết catecholamin, glucocorticoid... trong não và cơ thể nên việc dùng thuốc tác động vào quá trình này là cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn phân ly có khuynh hướng chấp nhận điều trị bằng thuốc hơn là điều trị tâm lý.
- Các thuốc chống trầm cảm: Rối loạn phân ly thường kèm theo trầm cảm, lo âu. Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng giải lo âu ở bệnh nhân rối loạn phân ly.
- Các thuốc giải lo âu: Thuốc giải lo âu thường dùng là Benzodiazepine nhưng chỉ điều trị trong một thời gian ngắn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách phòng chống bệnh rối loạn phân ly
- Rèn luyện tính cách trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.
- Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lí trong sinh hoạt, học tập và công tác.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể…
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, giảm sức ép từ việc học tập.
- Trong một tập thể cần bố trí tỷ lệ nam, nữ hài hòa.
Để điều trị bệnh rối loạn phân ly, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi