Rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly là rối loạn tâm thần phát sinh từ sự lo lắng dữ dội. Khi đó, người bệnh hay bị mất kiểm soát hành vi và cảm xúc của bản thân. Rối loạn phân ly thường đi kèm với cơn động kinh hay một sự bộc phát tình cảm.

1. Bệnh rối loạn phân ly là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn phân ly

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân ly

4. Điều trị bệnh rối loạn phân ly

5. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh rối loạn phân ly là gì?

Rối loạn phân ly là một rối loạn đã có từ thời cổ đại. Chữ hysteria xuất phát từ chữ hystron của Hy Lạp, có nghĩa là tử cung. Osler - một nhà tâm lý học nổi tiếng, xác định rối loạn phân ly là "rối loạn chủ yếu của phụ nữ trẻ, trong đó trạng thái cảm xúc kiểm soát cơ thể, dẫn đến sự lệch lạc các chức năng tâm thần, giác quan và chức năng tiết."

Rối loạn phân ly thường là do những xung đột bị đè nén trong người. Chứng rối loạn có nguồn gốc tâm sinh lý, kết hợp chặt chẽ với sang chấn tâm lý và căng thẳng thần kinh. Bệnh thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là nữ giới, ở những người có loại hình thần kinh nghệ sĩ và có nhân cách dễ bị ám thị. Chứng rối loạn phân ly thường ít phổ biến ở người sau tuổi 40.

Rối loạn phân ly có thể xem như là một cơ chế phòng vệ, nhằm giúp cơ thể tránh những cảm xúc đau đớn bằng cách chuyển trạng thái ý thức này xuống trạng thái vô thức. Một khía cạnh quan trọng của sự xuất hiện chứng rối loạn phân ly là nó liên quan đến cơ thể của bệnh nhân, theo một cách có thể thay đổi và không thể bị đặt vào bất kỳ nguyên nhân hữu hình nào. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn phân ly

Các triệu chứng của bệnh rối loạn phân ly rất đa dạng, xuất hiện và kết thúc đều đột ngột thành từng cơn. Rối loạn phân ly có khuynh hướng thuyên giảm sau vài tuần, vài tháng, nhưng có thể tái phát trong trường hợp vẫn còn các sự kiện gây sang chấn. 

Đặc điểm của triệu chứng phân ly là tính “chịu ám thị”. Có nghĩa là khi có một tác nhân khác gây kích thích mạnh vào niềm tin hoặc đánh lạc hướng chú ý của người bệnh, các biểu hiện phân ly có thể giảm hoặc mất đi ngay. Ví dụ, tiêm nước cất có thể làm mất cơn co giật.

Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng như:

- Rối loạn vận động: các động tác lắc đầu, gật đầu, co giật, múa vờn, run, tê liệt, vận động tay chân thiếu mục đích, rối loạn phát âm (không nói, khó nói, nói lắp, nói linh tinh không phù hợp) …

- Rối loạn cảm giác: tăng hoặc giảm cảm giác đau quá mức (bệnh nhân thường kêu đau bụng, đau đầu, đau mỏi chân tay… nhưng không tìm được nguyên nhân gây đau)

- Cơn kích động cảm xúc: cười, khóc, gào hét, cảm xúc hỗn độn, nói năng lộn xộn, sợ hãi vô cớ…

- Sững sờ, ngất: bệnh nhận nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài, không nói và không hoạt động. Bệnh nhân không có đáp ứng với các kích thích bên ngoài, có thể nhắm hoặc mở mắt, tuy nhiên không bị mất ý thức hoàn toàn

- Các rối loạn như thể lên đồng hay bị xâm nhập: bệnh nhân cư xử, nói năng như thể một người khác, hoặc như bị một lực lượng siêu nhiên nào đó điều khiển.

- Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể là những tiếng kêu hoang dã và đau đớn, cổ sưng to lớn, mất ý thức không đầy đủ, các chuyển động bạo lực, nhịp tim hỗn loạn và có thể xuất hiện co giật.

Các thể lâm sàng thường gặp

- Thể sững sờ phân ly: bệnh nhân nằm hoặc ngồi bất động, không đáp ứng với các kích thích bên ngoài (như ánh sáng, tiếng động), hai mắt vẫn mở hoặc nhắm nghiền hoặc chớp chớp.

- Thể rối loạn phân ly vận động và cảm giác: bệnh nhân không bị bại hoặc liệt hoặc mất cảm giác, mà chỉ biểu hiện trở ngại vận động một chi thể hoặc nửa người, không có rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ bệnh lý bó tháp. Triệu chứng liệt thay đổi từng lúc, phụ thuộc vào tâm lý của bệnh nhân và tác động của thầy thuốc. Rối loạn cảm giác không phù hợp với sự chi phối của rễ, dây thần kinh hoặc đường dẫn truyền.

- Thể co giật phân ly: xuất hiện từ từ, không mất ý thức, không rõ giai đoạn, càng đông người đến xem càng giẫy đạp mạnh. Cơn điển hình bệnh nhân ưỡn cong người, mặt đỏ, mắt lim dim. Cần chẩn đoán phân biệt với cơn co giật động kinh.

- Các thể rối phân ly giác quan: như rối loạn thị giác, thính giác, khứu giác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bệnh rối loạn phân ly gây ra rất nhiều triệu chứng bất lợi đối với người bệnh, chính vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn phân ly, bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa bệnh kịp thời.

Nếu đó là người thân của bạn thì bạn hãy bình tĩnh khuyên người đó đi khám bác sĩ để được can thiệp và khắc phục các triệu chứng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân ly

Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ những tổn thương não bộ gây ra chứng rối loạn phân ly, vì vậy bệnh lý này còn được gọi là bệnh lý chức năng. Bệnh thường phát sinh trong khoảng thời gian ngắn sau các sự kiện gây sang chấn, những vấn đề không giải quyết được gây căng thẳng. Các yếu tố thuận lợi phát sinh rối loạn phân ly:

- Nhân cách: nhân cách yếu, thiếu kiềm chế, thiếu tự chủ, tính dễ xúc động, thích được chú ý, nhân cách “nghệ sỹ”.

- Môi trường: sự giáo dục không thích hợp, gia đình quá bao bọc hoặc quá khắt khe, môi trường không bền vững, thay đổi liên tục.

- Cơ thể: suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, trong giai đoạn dậy thì…

- Chứng rối loạn phân ly cũng có thể xảy ra do một số tình huống như bị lạm dụng tình dục hoặc mất đi tình yêu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn phân ly

Bệnh rối loạn phân ly có thể được chữa khỏi trong hầu hết các trường hợp. Vì nguyên nhân của chứng rối loạn bắt nguồn từ cả vấn đề về thể chất lẫn tinh thần, cho nên phương pháp điều trị phải được hướng tới không chỉ sức khỏe cơ thể mà còn cả tâm trí. Trong đó, thể chất của người bệnh là yếu tố có phần quan trọng hơn, bởi vì một cơ thể khỏe mạnh sẽ là tiền đề và giúp giữ vững một tâm hồn khỏe mạnh.

Các phương pháp điều trị rối loạn phân ly bao gồm chế độ sống hợp lý, chế độ dinh dưỡng bổ dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, tập thể dục hàng ngày, tinh thần dễ chịu, sảng khoái, môi trường sống trong lành và hòa nhã với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, về mặt tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn cách tự kiểm soát tâm lý và tư duy tích cực. Trong đó, giáo dục giới tính là một phương diện cần được quan tâm và đưa ra kịp lúc, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã lập gia đình và có rối loạn vấn đề tình dục.

Có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn phân ly. Mật ong được coi là một phương thuốc hữu hiệu cho chứng rối loạn phân ly này. Hai trong số những nguyên nhân chính của chứng rối loạn phân ly là bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và sự điên cuồng. Và mật ong có thể cải thiện hai tình trạng này. Nó giúp điều hòa kinh nguyệt, hoạt hóa dưỡng não và giữ cho thân nhiệt ở mức bình thường. Bên cạnh đó, người mắc chứng rối loạn phân ly nên ăn nhiều rau củ và các loại hạt, ngũ cốc; và giảm sử dụng các yếu tố kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.

Để điều trị bệnh rối loạn phân ly, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hứa Viết Công

    Em tôi mới đi khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn phân ly. Nhờ chia sẻ của bác sĩ mà tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh em tôi đang mắc phải.

    19/04/2018
Le khac hung (12/12/2019)
Xin hoi bac si vo toi sinh nam 1983 đã diều tri tai benh vien 1thang. Dược chuan doan bi (rối loạn phân ly hỗn hợp) giờ sau moi cơn dau vo toi lịm di mà dất khó gọi dậy , vậy toi lên dể vợ toi nghỉ hay phải gọi bằng dây cho tỉnh ạ .xin cam on

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Triệu chứng bệnh rối loạn phân ly
Triệu trứng
Rối loạn phân ly là dạng rối loạn tâm thần có liên quan đến rối loạn trí nhớ, nhân cách, cảm xúc, nhận thức, hành vi và cảm...
Nguyên nhân gây ra rối loạn phân ly
Nguyên nhân
Rối loạn phân ly là dạng rối loạn tâm thần có liên quan đến rối loạn trí nhớ, nhân cách, cảm xúc, nhận thức, hành vi và cảm...
Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh rối loạn phân ly
Điều trị
Khi bạn thấy bản thân mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn phân ly thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh...