Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bằng những phương pháp nào?

Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bằng những phương pháp nào?

Rối loạn lo âu lan tỏa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, và thường xảy ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên một số phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng thuốc có thể giúp bạn học cách quản lý sự lo âu của bản thân và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Những người có rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) thường không lo sợ những tình huống hoặc thứ gì cụ thể, mà lo sợ về nhiều thứ khác nhau, đó là lý do tại sao nó được gọi là lo âu “lan tỏa”. Điều này có thể gây ra những cảm xúc mạnh mẽ và một số triệu chứng thể chất như buồn ngủ, căng cơ và tăng nhịp tim. Luôn ở trong trạng thái lo lắng sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, do đó có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp làm giảm sự lo lắng xuống mức thấp nhất.

Rối loạn lo âu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường phát triển ở độ tuổi trung niên.

Để hiểu chính xác bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì, bạn cần tham khảo bài viết BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA.

Bạn có thể làm gì để tự điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa?

Nhiều người có rối loạn lo âu lan tỏa nhưng lại không muốn tìm đến bác sĩ. Họ tự kiểm soát sự lo âu, thông qua các thông tin từ sách báo hoặc Internet. Họ tìm hiểu về các kỹ thuật thư giãn, như thư giãn cơ bắp tăng cường, tập luyện tự sinh (autogenic training) hoặc yoga. Hiệu quả của những kỹ thuật này trên việc quản lý các chứng rối loạn lo âu chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng bằng các nghiên cứu khoa học. Các kỹ thuật thư giãn thường được sử dụng như một phương pháp điều trị tâm lý, nhưng chưa rõ chúng có hiệu quả như thế nào khi được sử dụng riêng lẻ.

Một số người thử dùng thuốc thảo dược an thần như cây nữ lang, hoa oải hương hoặc hoa lạc tiên. Chưa có nhiều nghiên cứu về các sản phẩm này. Nhiều người cho rằng các liệu pháp thảo dược dung nạp tốt hơn và an toàn hơn các loại thuốc khác. Nhưng chúng cũng có thể có các phản ứng phụ  ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc khác.

Những người có xu hướng tự điều trị chứng rối loạn lo âu chỉ tìm đến sự trợ giúp chuyên môn sau một thời gian dài tự điều trị không có kết quả.

>>>Tham khảo thêm các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu TẠI ĐÂY.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều gì sẽ xảy ra khi điều trị tâm lý?

Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý cho rối loạn lo âu lan tỏa. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất.

Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức không chỉ giúp làm giảm lo lắng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Liệu pháp cũng có thể giảm bớt các triệu chứng trầm cảm thường đi kèm với rối loạn lo âu lan tỏa. Vì CBT liên quan trực tiếp đến nỗi sợ hãi của mỗi người, trong nhiều trường hợp, liệu pháp này khá phiền toái. Những phản ứng phụ của liệu pháp này cũng chưa được nghiên cứu hoàn thiện.

Mục tiêu của việc tiếp cận nhận thức là để thay đổi các suy nghĩ do việc lo lắng gây ra, bằng cách:

  • Xác định những lo lắng, sợ hãi không thực tế 
  • Đánh giá khả năng và hậu quả thực tế của những điều gây ra sự lo lắng
  • Đối mặt với sự lo lắng đó.

Nói chung, liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ của bản thân và kiểm soát chúng tốt hơn. Phần thứ hai của liệu pháp liên quan đến việc giảm dần mức độ lo lắng của bạn trong những tình huống nhất định và thay đổi hành vi của bản thân. Đối mặt với sự sợ hãi để dần dần vượt qua nó.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm sóat, 32% người trong nhóm tham gia liệu pháp hành vi nhận thức có cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 3 tháng và 42% trường hợp có cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 6 tháng. Trái lại, không có bệnh nhân nào trong nhóm kiểm sóat cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 3 tháng. Trong nghiên cứu mới đây theo dõi các nghiên cứu ngẫu nhiên trước đây trong vòng 8 đến 14 năm, cho thấy một nửa số bệnh nhân có đáp ứng ban đầu với liệu pháp hành vi nhận thức, phần còn lại cải thiện đáng kể, tiếp tục, xấp xỉ 1/3 bệnh nhân có một số cải thiện và phần còn lại có lo âu tái phát và mất năng lực làm việc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các cách tiếp cận điều trị tâm lý khác

Các phương pháp điều trị tâm lý khác tập trung nhiều hơn vào việc cố gắng tìm ra những nguyên nhân có thể gây ra lo lắng, chẳng hạn như các sự kiện đau buồn thời thơ ấu. Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của các phương pháp tiếp cận này trên những người có rối loạn lo âu lan tỏa. Một vài nghiên cứu so sánh chúng với liệu pháp hành vi nhận thức cho thấy những liệu pháp "tâm thần động học" này không hữu ích như liệu pháp nhận thức hành vi.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu

Có nhiều loại thuốc khác nhau được dùng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Trong đó, thuốc được sử dụng phổ biến nhất là các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs).

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc là thuốc chống trầm cảm. Chúng có thể làm giảm các triệu chứng lo lắng, đồng thời làm giảm các triệu chứng trầm cảm thường đi kèm với rối loạn lo âu.

Các SSRIs bắt đầu có hiệu quả sau khi sử dụng từ 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả trên một số người nhất định, nên mỗi người cần phải tìm đúng loại thuốc phù hợp. Escitalopram và paroxetine là hai SSRIs, dùng trên những người có rối loạn lo âu lan tỏa, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được phê duyệt ở Đức.

Nếu SSRI có hiệu quả, cần tiếp tục sử dụng thuốc trong vòng 6 đến 12 tháng, sau đó giảm dần liều. Nghiên cứu cho thấy liệu trình này sẽ làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Việc tuân thủ điều trị thường gặp nhiều khó khăn.

Nhiều người ngưng sử dụng thuốc do gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn của thuốc, một số khác có xu hướng ngừng dùng thuốc khi bắt đầu cảm thấy khỏe hơn.

Tác dụng phụ có thể xảy ra của SSRIs gồm buồn nôn, mất ngủ và rối loạn chức năng tình dục. Tình trạng dung nạp thuốc cũng có thể xảy ra. Tác dụng phụ của thuốc thường chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sử dụng. Do đó việc tuân thủ điều trị sẽ tốt hơn là dừng sử dụng thuốc ngay khi nhận thấy các phản ứng phụ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các loại thuốc khác

Nhiều loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Một số thuốc chỉ dùng để điều trị thay thế SSRIs khi SSRIs không hoạt động hoặc không thể sử dụng.

  • Các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine có chọn lọc (SNRIs): Nhóm thuốc này bao gồm duloxetine và venlafaxine. Chúng cũng có hiệu quả tương tự với SSRIs.
  • Pregabalin: Thuốc này chủ yếu dùng để điều trị đau thần kinh, nhưng cũng được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc này có hiệu quả, nhưng thường gây chóng mặt và mệt mỏi.
  • Opipramol: Opipramol là thuốc chống trầm cảm có hiệu quả rất kém. Vì lý do này, nó rất hiếm khi được sử dụng.
  • Buspirone: Thuốc này có thể làm giảm lo lắng, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của thuốc. Vì vậy, nó thường chỉ được sử dụng khi SSRIs không có hiệu quả hoặc không dung nạp tốt. Những phản ứng phụ có thể xảy ra của buspiron bao gồm buồn ngủ, buồn nôn và các vấn đề về giấc ngủ.
  • Hydroxyzine: Thuốc kháng histamin này cũng có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Chưa có nhiều nghiên cứu về thuốc, vì vậy chúng hầu như chưa được sử dụng.
  • Benzodiazepine: Benzodiazepine là chất an thần cũng giúp làm giảm lo lắng. Chúng có hiệu quả nhanh, nhưng có nguy cơ trở nên phụ thuộc vào chúng chỉ sau vài tuần sử dụng. Vì lý do này, các thuốc benzodiazepine không được khuyến cáo để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.

Đã có các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các loại thuốc như imipramine (thuốc chống trầm cảm ba vòng) hoặc quetiapine (thuốc giảm đau thần kinh) trên những người có rối loạn lo âu lan tỏa. Nhưng vì các thuốc SSRIs có hiệu quả và được dung nạp tốt hơn, những thuốc này không được chấp thuận để điều trị rối loạn lo âu lan truyền. Các bác sĩ chỉ kê toa những thuốc này khi tất cả các phương pháp điều trị khác không thể sử dụng được (sử dụng ngoài nhãn).

Chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp so sánh hiệu lực và ưu điểm nổi trội giữa các loại thuốc với nhau. Nhưng vì mỗi cá nhân sẽ đáp ứng với các lại thuốc khác nhau, do đó mỗi người cần thử các loại thuốc khác nhau để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách điều trị nào phù hợp nhất?

Để chọn lựa giữa điều trị tâm lý hay sử dụng thuốc, còn tùy thuộc vào tính cách và nhu cầu của mỗi cá nhân. Nếu việc điều trị tâm lý có hiệu quả, điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát được những cơn lo lắng. Nhưng bạn thường phải mất một thời gian rất lâu để có đủ động lực và quyết tâm tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người và mức độ nghiêm trọng của rối loạn, mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Trong một số trường hợp, liệu pháp tâm lý chỉ có hiệu quả sau khi đã sử thuốc để làm giảm các triệu chứng.

Một số người không muốn sử dụng thuốc chống trầm cảm vì họ sợ lệ thuộc thuốc. Tuy nhiên, không giống như một số thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc ngủ - thuốc chống trầm cảm không dẫn đến sự lệ thuộc. Một số khác lại xem việc sử dụng thuốc để đối phó với các vấn đề trong cuộc sống là biểu hiệu của sự yếu đuối. Nhưng không có lý do gì để cảm thấy xấu hổ khi dùng thuốc để điều trị các bệnh tâm thần. Việc sử dụng thuốc có thể rất cần thiết để kiểm soát hành vi lo âu.

Có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị tâm lý mà bạn có thể lựa chọn, để giúp bạn đối mặt với chứng rối loạn lo âu lan tỏa và đưa cuộc sống của bạn trở lại bình thường.

Để điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn lo âu lan tỏa

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối...
6 cách tự điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Không chỉ cần điều trị bệnh với bác sĩ, những người bị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa còn phải nỗ lực tự điều trị tại nhà. Bạn có thể tham khảo 6 cách...
6 cách tự điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bạn nên biết
Đối với những người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, ngoài việc điều trị với bác sĩ thì họ cũng có thể tự khắc phục căn bệnh của mình thông qua một...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Ngọc Ánh

    Đúng bài viết tôi đang cần. Em gái tôi cũng bị căn bệnh này cũng mấy tháng nay rồi mà tôi đang không biết phải làm gì. Tôi sẽ thử áp dụng những phương pháp ở trên cho em gái tôi. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích.

    27/02/2018
  • Nguyễn Thị Trinh

    Chị gái tôi mới đi khám và được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa. Tôi đang tìm kiếm thông tin và đọc được bài viết này, rất cảm ơn những thông tin mà bác sĩ đã chia sẻ

    27/02/2018
Phạm Thế Hiển (27/02/2018)
Tôi cũng đã từng bị căn bệnh này. Những ngày tháng phải vật lộn với căn bệnh này tôi thật sự cảm thấy rất khó khăn. Nó làm đảo lộn cuộc sống của tôi. Tôi đã phải điều trị một khoảng thời gian khá lâu thì bệnh tình của tôi mới thuyên giảm.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung