Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Vậy những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nào giúp nhận biết bệnh rối loạn lo âu lan tỏa? Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Rối loạn lo âu lan tỏa là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu lan tỏa không được biết rõ, nhưng nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.
Với những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi ngày diễn ra họ đều phải trải qua cảm xúc lo lắng và căng thẳng quá mức, mặc dù có rất ít hoặc không có vấn đề nghiêm trọng nào. Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quá quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, tiền bạc, gia đình, hoặc khó khăn trong công việc... Khi mức độ lo lắng ở tầm vừa phải, người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể đảm bảo chức năng xã hội và giữ một công việc bình thường. Tuy nhiên người bệnh sẽ gặp khó khăn thậm chí trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày nếu lo lắng là nghiêm trọng.
Chứng rối loạn lo âu lan tỏa khác với những cảm giác lo lắng bình thường. Nó thường liên quan đến cảm giác lo âu về các vấn đề trong cuộc sống kéo dài trong một thời gian. Một người bị chứng rối loạn lo âu có thể lo lắng không thể kiểm soát về tài chính của mình một vài lần một ngày kéo dài trong vài tháng.
Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một lý do nào cần phải lo lắng. Chính họ cũng có thể nhận thức được rằng không có lý do để họ phải lo lắng. Đôi khi họ chỉ cảm thấy lo lắng mà không thể xác định được mình đang cảm thấy lo lắng về vấn đề gì. Họ thường kể lại rằng họ cảm thấy có gì đó xấu sắp xảy ra hoặc họ không thể có cảm giác bình tĩnh.
Quá nhiều những lo lắng không thực tế có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hoạt động hàng ngày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Triệu chứng tinh thần:
- Khó tập trung: Người bệnh vì quá để tâm đến những vấn đề mình lo lắng mà không thể tập trung làm việc, hoạt động bình thường.
- Khó ngủ: Khó ngủ và rối loạn lo âu có mối quan hệ 2 chiều. Khi lo lắng, người bệnh sẽ mất ngủ. Mất ngủ dẫn đến tình trạng thần kinh suy nhược, tinh thần không tỉnh táo khiến người bệnh càng lo lắng thêm.
- Dễ cáu gắt.
- Mệt mỏi: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi vì không ngủ đủ giấc, vì lo lắng quá mức.
Triệu chứng thực thể:
- Căng cơ
- Thường xuyên bị đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa
- Ra mồ hôi tay
- Tăng nhịp tim
- Các triệu chứng thần kinh như cảm giác tê bì hoặc kiến bò ở một phần cơ thể
Các triệu chứng này có thể được giải thích là do hệ thần kinh giao cảm của người bệnh được kích thích bởi các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, nor-adrenaline, các chất được tiết ra khi lo lắng. Hệ thần kinh này chi phối các cơ qua như cơ tim, cơ trơn ở ruột, tuyến mồ hôi,… gây ra các triệu chứng như trên.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Nguyên nhân gây bệnh có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách. Nhiều bệnh nhân cho rằng những nỗi lo âu của họ bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng chúng cũng vẫn có thể xảy ra ở lúc trưởng thành.
Một số yếu tố tăng nguy cơ sinh bệnh:
- Tuổi thơ bất hạnh: Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh, chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ cao hơn.
- Bệnh tật: Mắc phải bệnh nặng khiến bệnh nhân hoang mang về sự tồn tại của mình. Lo âu về tương lai, cách điều trị, chi phí có thể vượt quá khả năng chịu đựng.
- Stress: Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi phát sự lo âu quá mức. Ví dụ tan vỡ các mối quan hệ thân tình đi kèm với stress bị mất việc và mất thu nhập là khởi đầu cho rối loạn lo âu lan tỏa.
- Nhân cách: Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu lan tỏa. Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách cũng đi kèm với rối loạn lo âu.
- Di truyền: Một số chứng cứ cho thấy rối loạn lo âu lan tỏa có yếu tố di truyền khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.
>>>Xem thêm những cách điều trị bệnh tại: Điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa.
Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bạn cần đến thăm khám bệnh với các bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi