Đau khổ - yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn dạng cơ thể lcó đặc tính chung là các rối loạn tâm thần, thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể. Đau khổ chính là yếu tố nguy cơ dấn đến bệnh này.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Rối loạn dạng cơ thể - từ “đau khổ” mà ra
S. là nam sinh 11 tuổi, đang học lớp 6. Em cảm thấy có những cơn đau đầu xuất hiện từ một năm nay. Em đã đi khám thần kinh và uống thuốc tuy nhiên không thuyên giảm. Sau đó, em được nhập viện để theo dõi bệnh. Trong quá trình theo dõi và điều trị bác sĩ phát hiện ra từ năm lên lớp 6, S. gặp nhiều chuyển biến như thay đổi trường học, cách học (học mỗi môn một giáo viên, không như cấp một), thay đổi bạn bè, các môn học nhiều và khó hơn. Ba mẹ S. khá bận rộn với công việc, thấy con có dấu hiệu học sa sút thì lại cho con tăng cường học thêm. Lịch học của S. kín cả tuần. S. tâm sự: “Con chỉ biết có học. Nhiều đêm con còn nằm mơ là làm bài không được bị phạt”.
Ở một trường hợp khác, M. là nữ sinh 15 tuổi, học lớp 10. Em bị đau bụng từng cơn cách đây ba tháng, đi khám tiêu hóa và uống thuốc nhưng vẫn không giảm. Em được chuyển đến khám tâm lý. Một thời gian sau, khi tiếp cận và thiết lập được mối quan hệ trị liệu, em đã mạnh dạn nói về nỗi buồn của mình. Em nghi ngờ mình là con nuôi của cha mẹ khi thấy vài người hàng xóm nói. Em cảm thấy mình bị bỏ rơi và mất tin tưởng vào cuộc sống. Tuy nhiên, em không nói được với cha mẹ điều này vì sợ cha mẹ buồn. Vài tháng sau em bắt đầu có cơn đau bụng như hiện nay.
Với trường hợp của S., những khó khăn trong việc học và sự thay đổi mới mà em chưa thích nghi được khiến em cảm thấy căng thẳng, áp lực. Còn với M., trẻ nhận thấy mình bị lừa dối, bị bỏ rơi, dẫn đến tâm trạng hụt hẫng, đau khổ, mất lòng tin vào người thân và cũng không giãi bày được với ai sự đau khổ, hụt hẫng đó.
Cả hai trường hợp trên đều xuất phát từ những khó khăn nhưng không giải quyết được (không chia sẻ được, không có hướng giải quyết). Từ đó, S. và M. xuất hiện những triệu chứng về cơ thể như đau đầu và đau bụng. Triệu chứng này trong bảng phân loại bệnh gọi là “Rối loạn dạng cơ thể”.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
-Các yếu tố tâm lý trong cuộc sống hằng ngày: Yếu tố tâm lý được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn cơ thể mặc dù việc phát hiện các yếu tố tâm lý không phải là điều dễ dàng. Bệnh nhân không phải lúc nào cũng chấp nhận nguyên nhân gây bệnh như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền…
-Rối loạn dạng cơ thể và tuổi vị thành niên: Rối loạn dạng cơ thể thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì, khi các em bắt đầu có những biến chuyển lớn cả về thể chất và tâm lý. Những bệnh nhân có rối loạn dạng cơ thể thường có vấn đề phức tạp, liên quan đến sự sợ hãi xa cách của tuổi ấu thơ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ý nghĩa của triệu chứng
-Triệu chứng là thông điệp giao tiếp của bệnh nhân
Ví dụ: Mẹ sinh em bé, không dành thời gian chăm sóc A như trước đây. A. cảm thấy buồn phiền và ganh tỵ với em nhưng không nói được điều đó với cha mẹ và A. xuất hiện triệu chứng đau bụng. Triệu chứng này là thông điệp trẻ muốn nói với cha mẹ rằng: Con cần được quan tâm và yêu thương của cha mẹ.
-Triệu chứng rối loạn dạng cơ thể là sự thay thế những điều bệnh nhân chưa hiểu được về chính mình, nhờ triệu chứng mà bệnh nhân thoát khỏi đau khổ
Ví dụ: Như ví dụ về nữ sinh M. nghi mình là con nuôi ở trên. Vì gia đình có những điều mập mờ, khó giải thích, người bệnh không biết mình là ai, từ đâu tới. Điều đó dẫn đến sự đau khổ, và dần biến thành triệu chứng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
-Triệu chứng là biểu hiện của sự dồn nén, ức chế tâm lý của bệnh nhân
Ví dụ: Trẻ vị thành niên có những cơn mệt, khó thở, các xét nghiệm y khoa đều không phát hiện bất thường. Tìm hiểu về gia đình thì biết thời gian nhỏ trẻ có sự cách xa mẹ quá sớm. Sự xa cách mẹ này gây nên khó khăn trong tâm lý của trẻ từ nhỏ và bị dồn nén dần trong nội tâm. Khi đến tuổi vị thành niên, tâm (sinh) lý thay đổi, trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Đây là “cơ hội” cho những dồn nén trỗi dậy bằng những biểu hiện của bệnh về cơ thể (mệt, khó thở).
Trong trường hợp cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện của bệnh rối loạn dạng cơ thể, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ xem do nguyên nhân gì và thực hiện điều trị. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi