4 phương pháp điều trị bệnh lõm ngực thường được bác sĩ chỉ định

4 phương pháp điều trị bệnh lõm ngực thường được bác sĩ chỉ định

Lõm ngực làm giới hạn thể tích lồng ngực, dẫn đến các hoạt động chức năng của tim phổi cũng bị hạn chế theo. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh lõm ngực là điều cần thiết. Vậy những phương pháp nào được sử dụng để điều trị bệnh lõm ngực? Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Lõm ngực là tình trạng bất thường về hình dạng lồng ngực. Nguyên nhân là do sự phát triển bất thường của các sụn xườn và xương ức, khiến lồng ngực bị lõm xuống. Theo thống kê,hiện nay Việt nam có khoảng 10000 ca bị mắc lõm ngực.

Ngày xưa, lõm ngực chỉ được xem như là một khiếm khuyết thẩm mỹ, và không cần can thiệp y khoa. Nhưng cho tới hiện nay, người ta đã chứng minh rằng lõm ngực sẽ ảnh hưởng đến chức năng và hiệu quả hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp. Nhất là trong các trường hợp lõm ngực nặng, các bệnh nhân có sự giới hạn rõ rệt về khả năng tống máu của tim, thể tích hô hấp của phổi, các hoạt động thể lực gắng sức hay các môn thể thao đối kháng.

Để có cái nhìn cụ thể và đúng đắn nhất về bệnh lõm ngực, bạn có thể tham khảo tại BỆNH LÕM NGỰC.

Có mấy phương pháp điều trị bệnh lõm ngực?

Phương pháp dùng thuốc

Thuốc thường không có hiệu quả trong điều trị lõm ngực. Chỉ định thuốc chỉ sử dụng khi bệnh nhân có các bệnh hoặc biến chứng tim mạch và phổi. 

Trong hội chứng marfan, một trong những nguyên nhân gây ra lõm ngực, các biến chứng trên tim mạch, phổi, mắt, hệ cơ xương sẽ nặng nề hơn lõm ngực đơn thuần. Do đó, trong trường hợp này, thuốc sẽ được chỉ định nhiều hơn cho các bệnh nhân Marfan. (Xem thêm thông tin về hội chứng Marfan tại đây)

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phương pháp vật lý trị liệu

Vai trò của liệu pháp vật lý để điều trị lõm ngực khá quan trọng nhưng lại thường bị lơ là và coi thường. Nếu chỉ dùng vật lý trị liệu đơn độc không phối hợp với các phương pháp điều trị khác thì khó mà thành công. Tuy nhiên, nếu kết hợp với phẫu thuật chỉnh hình thì vật lý trị sẽ chứng tỏ hiệu quả điều trị vượt bậc.

Ngoài ra, tập vật lý trị liệu còn có thể giúp hỗ trợ trước phẫu thuật, giúp phẫu thuật dễ thực hiện. Đồng thời, nó còn  ngăn ngừa tình trạng lõm ngực diễn biến nặng hơn.

Luyện tập thể lực, tăng khối lượng cơ có thể giúp "che đậy" sự biến dạng, điều này đặc biệt rõ nét trong các trường hợp lõm ngực nặng. 

Sau khi các nhà vật lý trị liệu tư vấn cho người bệnh, họ sẽ đánh giá mức độ lõm ngực và đề nghị với người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Một chế độ tập thể dục sẽ được xây dựng cá nhân hóa dựa trên các đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ vật lý trị liệu. Nó thường kết hợp giữa các bài tập tĩnh và động, thụ động và tích cực, nhằm giúp đảo ngược các ảnh hưởng của 'tư thế do lõm ngực'. Các vấn đề như yếu cơ và mất tính linh hoạt cũng sẽ được giải quyết bằng cách bài tập phát triển cơ bụng bụng để chống co rút xương sườn.

Một số bài tập giúp cải thiện lõm ngực

Bài tập #1: Tay trượt (Đứng)
 

  • Đứng  thẳng  , tay ngang vai.
  • Sau đó giữ lại tay và khuỷu tay thẳng, nâng cánh tay lên như hình.
  • Đưa lên càng cao càng tốt cố gắng để thẳng khuỷu tay.

Bài tập # 2: kéo  lưng và vai

  • Tay được đặt phía sau đầu và ngón tay đan vào nhau.
  • Khuỷu tay được kéo ra sau càng nhiều càng tốt  và cổ cần phải giữ thẳng. Tư thế này giúp đẩy ngực  ra trước. Nghiêng hông, về trước và xuống thấp, đến khi lưng ngang tạo góc vuông với chân. Vị trí này được giữ trong 2-3 giây. Điều quan trọng là phải giữ khuỷu tay, đầu, và cổ vẫn thẳng trong quá trình tập thể dục.

Bài tập # 3: Tăng cường cơ ngực và lưng

  • Đây là bài tập để tăng cường cơ ngực:
  • Nằm nghiêng trên sàn nhà và hai cánh tay căng ra.
  • Cầm một vật có trọng lượng nhỏ trong mỗi bàn tay.
  • Giữ thẳng tay, đưa chúng lại với nhau qua ngực.
  • Thực hiện bài tập này 25 lần mỗi ngày.

Tập thể dục # 4: Tăng thể tích lồng ngực, thở sâu và giữ hơi thở

  • Tập bài tập này vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối.
  • Đứng thẳng mở vai rộng ra . Hít thở càng sâu càng tốt và giữ hơi thở trong 10 giây.
  • Lặp lại 20 lần.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Dụng cụ hỗ trợ

Ngoài các bài tập vận động, người bị lõm ngực còn có thể mang thêm đai đeo chỉnh hình lõm ngực. Thiết bị này sẽ tạo áp lực lên ngực và lưng nhằm chỉnh lại hình dạng xương ức. Ngoài ra, các thiết bị này còn hỗ trợ kéo xương bả vai ngược ra sau giúp chỉnh tư thế đứng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường áp dụng cho các trường hợp nặng, lõm ngực sâu khiến các cơ quan vùng ngực bị di lệch.
Phẫu thuật hiện nay đang được ứng dụng nhiều nhất là Phẫu thuật phương pháp NUS.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo một lỗ mổ ở 2 bên ngực đưa vào đó 1 thanh nâng. Thanh nâng này sẽ nâng xương ức lên, giúp hỗ trợ chỉnh hình lõm ngực. Thông thường, thanh này sẽ được lưu trong lồng ngực 3 năm.

Phẫu thuật thường chỉ mất khoảng 2-3 tuần nằm viện. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế các vận động thể lực nâng, các môn thể thao đối kháng trong vòng 3-6 tháng sau mổ.

Và hãy nhớ rằng, trong thời gian này, không nên chụp MRI lồng ngực hoặc toàn thân. Vì tác dụng tương tác điện từ giữa thanh sắt chỉnh hình lõm ngực và máy MRI có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Để điều trị bệnh lõm ngực, bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Lõm ngực

Tập thể dục chữa trị lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực đôi khi được gọi là ngực hình phễu, là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong. Nguyên...
Bệnh lõm ngực có nguy hiểm không?
Bệnh lõm ngực là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn ngực mà điều đáng lo ngại nhất...
Tập thể dục để chữa lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực, đôi khi được gọi là "ngực hình phễu", là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong....
Bệnh lõm ngực có tác hại gì
Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất của ngực là bệnh lõm ngực còn được gọi là ngực bị trũng hoặc ngực phễu. Bệnh lõm ngực được mô tả như...
Bệnh lõm ngực ở nam giới
Lõm ngực còn được gọi là ngực hình phễu, phổ biến ở nam hơn là nữ. Lõm ngực là một tình trạng trong đó xương ức bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Tuấn Đạt

    Tôi cũng đang bị bệnh lõm ngực này. Căn bệnh này khiến tôi cảm thấy ngại ngùng. Tôi nhớ có một lần tôi đi tắm biển với bạn. Bọn nó cứ bắt tôi xuống tắm trong khi tôi không dám cởi áo vì vết lõm ở trước ngực nhìn rất kỳ dị. Kể từ lần đó tôi không bao giờ đi tắm biển nữa.

    29/01/2018
Tin Tran Thanh (15/06/2021)
chào bác sĩ, con năm nay 13 tuổi, con bị lõm ngực, sức khỏe bình thường, vậy trường hợp của con có điều trị được không ạ.
do minh thành (05/07/2019)
Chào Bác sĩ.Con 18tuổi lòng ngực bị lõm vào khá sâu nhưng con ko thấy khó thở hay gì cả vậy bác sĩ có thể cho con biết bị nhẹ hay là nặng có thể điều trị bằng những cách nào vậy bác sĩ mong bác sĩ tư vấn giúp con với
Đổ minh thành (05/07/2019)
Chào bs tôi năm nay 18tuổi lòng ngực bị lõm vào bị nhưng tôi cảm thấy bình thường ko có chịu trứng khó thở gì cả vậy cho hỏi bs trường hợp của tôi nhẹ hay nặng vậy .có điều trị bằng thuốc hay các bài tập thể dục trị lõm ngực không.
X TygaVNboy (23/07/2018)
Chào bác sĩ, Cháu tên Nhựt ngực của cháu bị lõm ở bên phải cháu cũng không nó có khi nàonhưng nó không có tác động đến tim vậy cháu có phương pháp điều trị nào khác ngoài phẩu thuật không ạ cháu rất muốn nói với cha mẹ nhưng cháu sợ ba mẹ lo lắng
Đoàn Thị Phượng (28/06/2018)
Con tôi 18 tuổi, bị lõm ngực độ 1 có cần phẫu thuật không ạ?
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung