Bệnh lõm ngực có nguy hiểm không?
Bệnh lõm ngực là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn ngực mà điều đáng lo ngại nhất là nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Bệnh lõm ngực bẩm sinh có tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng là một bệnh có tỉ lệ biến chứng cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.
Bệnh lõm ngực bẩm sinh là bệnh trong đó có sự xuất hiện một vết lõm sâu ở thành ngực trước. Trên cơ thể người bệnh, thành ngực không nở nang mà trái lại, chúng bị lõm sâu vào trong lồng ngực do bản chất của bệnh là do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức theo chiều hướng vào trong và ra sau. Chính vì thế mà tạo ra một vết lõm xuất hiện ngay trước ngực đúng như tên gọi của nó.
Bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển. Khi bị lõm ngực, tùy theo mức độ lõm mà trẻ có những triệu chứng hay vấn đề chính sau đây:
* Về thẩm mỹ:
Biến chứng tác động bên ngoài mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường đó là những thay đổi về mặt thẩm mỹ của khuôn ngực. Tuổi càng lớn vết lõm trên khuôn ngực càng biến dạng mạnh, ngực trở nên gù vẹo, lõm sâu làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, không dám lộ ngực nơi công cộng (chơi thể thao, tắm biển...), mất tự tin về bản thân trong giao tiếp thường ngày với những người xung quanh
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
* Về chức năng:
- Đau do biến dạng xương, do căng cơ; do tư thế không thoải mái trong hoạt động và nghỉ ngơi.
- Vết lõm trên ngực làm cho trẻ bị vẹo cột sống nếu như đó là thể lõm không cân đối, tức là lõm lệch, chỉ lõm một bên, không lõm đều cả hai bên thì cột sống sẽ cong về phía bên kia để bù trừ.
- Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp do thể tích lồng ngực bị giảm đáng kể, chức năng hô hấp không được đảm bảo khiến cho trẻ khó thở; làm giảm nồng độ oxy và tăng nồng độ khí cacbonic trong máu.
- Về lâu dài, vết lõm chèn ép vào tim gây đảo lộn vị trí và chức năng hoạt động của tim. Làm cho tim bị lệch khỏi vị trí ban đầu của nó, chức năng tuần hoàn máu bị suy giảm dẫn đến thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Việc chèn ép thường không thấy rõ khi nghỉ ngơi nhưng khi hoạt động thể lực như chơi thể thao hoặc leo thang gác thì thấy rất rõ, thấy mệt và hụt hơi.
- Điều đáng ngại hơn, nếu những nạn nhân này bị các bệnh lý cấp tính khác như viêm phổi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết thì tai biến rất dễ xảy ra và nguy cơ tử vong rất cao.
Do quá trình phát triển và sự cứng dần của xương và sụn, lồng ngực lõm chỉ có xu hướng nặng dần lên theo thời gian chứ không bao giờ tự giảm đi. Hay nói một cách khác, bệnh chỉ nặng lên chứ không bao giờ tự khỏi. Theo thời gian, bệnh ngày càng rõ nét hơn, xương cứng hơn, khó phẫu thuật hơn và nhiều biến chứng hơn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Phương pháp điều trị
Vật lý trị liệu hoặc các phương pháp không mổ can thiệp khác hiện vẫn chưa chứng minh được là có tác dụng cải thiện bệnh. Nếu không được chỉnh sửa phẫu thuật thì các vấn đề trên sẽ không được giải quyết, tồn tại mãi với người bệnh.
Trước những biến chứng có thể xảy ra, việc điều trị là bắt buộc. Với bệnh lõm ngực bẩm sinh, phẫu thuật tạo hình là ưu thế lớn nhất. Phẫu thuật sẽ làm thay đổi chiều hướng phát triển và hạn chế sự lấn chiếm vào trong lồng ngực của khối xương biến dạng. Đây là một kỹ thuật toàn diện và đạt hiệu quả tối ưu. Vì nó không làm mất đi phần xương nào của cơ thể nhưng lại bảo toàn được thể tích của lồng ngực.
Không nên mổ cho trẻ dưới 5 tuổi vì xương còn quá mềm, trẻ còn quá nhỏ, chưa biết vâng lời và tự bảo vệ,hay hạn chế các vận động có hại cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Để trên 20 tuổi thì xương cứng khó phẫu thuật. Càng lớn tuổi càng khó phẫu thuật và có nhiều biến chứng. Do đó, thời gian mổ không nên để muộn sau 20 tuổi, điều này khiến phẫu thuật khó và có nhiều tai biến.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Thường xuyên theo dõi trẻ nhằm phát hiện sớm dị tật lõm ngực để kịp thời điều trị, điều trị trước dậy thì sẽ đem lại cơ hội phát triển bình thường cho trẻ. Tuổi thích hợp nhất để phẫu thuật là 6-18,19 tuổi. Lúc này, xương của trẻ còn mềm nên phần xương vùng ngực bị lõm cũng dễ nắn chỉnh, tốc độ phát triển của xương rất nhanh vì vậy sẽ mau cứng chắc hơn. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ.
Tin vui cho những gia đình có trẻ bị dị tật lõm ngực là hiên nay, chi phí phẫu thuật cho những bệnh nhân này nằm trong danh mục chi trả của BHYT, giúp giải quyết một phần gánh nặng về kinh tế nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, điều quan trọng là phát hiện sớm để điều trị sớm, điều trị trước dậy thì sẽ đem lại cơ hội phát triển bình thường cho trẻ.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi