Dấu hiệu và triệu chứng giúp phát hiện lạm dụng chất gây nghiện

Dấu hiệu và triệu chứng giúp phát hiện lạm dụng chất gây nghiện

Sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện như một thói quen, mất kiểm soát dù biết rằng không tốt cho sức khỏe - đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạm dụng chất gây nghiện. Trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các biểu hiện, triệu chứng của bệnh lạm dụng chất gây nghiện để nhận biết bản thân hay người thân có đang rơi vào tình trạng này hay không.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Lạm dụng chất gây nghiện không chỉ là khi bạn sử dụng các loại thuốc phi pháp nhưng còn là những chất như rượu, thuốc kê toa, và những chất hợp pháp khác quá nhiều một cách tùy tiện. Thực chất, ngoài cần sa, các thuốc giảm đau kê toa là các loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất ở Mỹ. Tình trạng nghiện thuốc giảm đau nhóm opioid rất nghiêm trọng vì nó là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến lạm dụng heroin.

Lạm dụng chất khác với nghiện chất. Nhiều người bị lạm dụng thuốc vẫn có thể từ bỏ hoặc có thể thay đổi hành vi không tốt cho sức khỏe này của họ. Nghiện thuốc trái lại, là một bệnh. Điều đó có nghĩa rằng bạn không thể ngừng lại ngay cả khi nó khiến sức khỏe của bạn bị tổn hại.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng cho thấy bạn có thể đang lạm dụng chất gây nghiện

Lơ là các việc bổn phận ở trường, nơi làm việc hoặc ở nhà (như bỏ lớp, bỏ dỡ công việc, bỏ lơ con cái).
Dùng thuốc/chất gây nghiện trong những tình huống nguy hiểm hoặc làm những việc liều lĩnh khi đang phê thuốc, như lái xe khi dùng thuốc/chất gây nghiện, dùng kim tiêm bẩn, hoặc quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ.

Gặp phải các rắc rối liên quan đến pháp luật, như bị bắt giữ do rối loạn hành vi, lái xe khi đang phê thuốc/say rượu, hoặc ăn cắp tiền bạc để mua thuốc sử dụng.

Gặp rắc rối trong các mối quan hệ, như cự cãi với vợ/chồng hoặc thành viên trong gia đình, làm sếp không hài lòng, hoặc mất dần những người bạn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Cơ thể suy nhược do dùng chất gây nghiện

Lạm dụng thuốc làm cơ thể suy nhược, vẻ ngoài sa sút

Dấu hiệu, triệu chứng cho thấy bạn đã đi đến nghiện thuốc/chất gây nghiện

Bạn trở thành dung nạp thuốc: Bạn cần một lượng thuốc nhiều hơn để đạt được hiệu quả mong muốn mà lúc trước chỉ cần một lượng nhỏ.

Bạn sử dụng thuốc để tránh hoặc làm dịu các triệu chứng cai: Nếu bạn thiếu thuốc một thời gian lâu, bạn cảm thấy buồn nôn, không yên, mất ngủ, trầm cảm, đổ mồ hôi, run rẩy và lo lắng.

Mất kiểm soát trong việc dùng thuốc: Bạn thường dùng thuốc/chất gây nghiện nhiều hơn dự định, dù có thể trước đó bạn tự nhũ rằng sẽ không làm nữa. Bạn có ý muốn từ bỏ thuốc, nhưng lại cảm thấy bất lực.

Cuộc đời bạn xoay quanh việc sử dụng thuốc/chất gây nghiện: Bạn dùng nhiều thời gian sử dụng và nghĩ về thuốc/chất gây nghiện, tìm cách có được chúng, hoặc phục hồi khỏi các triệu chứng của thuốc.

Bạn từ bỏ các hoạt động bạn từng rất hứng thú: như các sở thích, thể thao, giao tiếp với xã hội vì việc dùng thuốc/chất gây nghiện.

Bạn tiếp tục dùng thuốc/chất gây nghiện, dù biết nó sẽ làm tổn hạn bạn: Nó gây nên các vấn đề hệ trọng trong đời bạn – mất ngủ, vấn đề tài chính, bệnh nhiễm trùng, thay đổi cảm xúc đột ngột, trầm cảm, hoang tưởng – nhưng bạn vẫn dùng thuốc.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Dấu hiệu lạm dụng chất gây nghiện - mất tập trung trong công việc

Kém tập trung trong học tập và làm việc

Dấu hiệu người khác đang lạm dụng thuốc gây nghiện

Những người lạm dụng thuốc thường cố gắng che dấu các triệu chứng của mình và làm giảm thấp vấn đề của họ. Nếu bạn lo lắng rằng một người bạn hay người thân có thể đang lạm dụng thuốc, hãy tìm các dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu thực thể:

  • Mắt đỏ hoe, đồng tử giãn rộng hoặc thu nhỏ hơn bình thường
  • Thay đổi khẩu vị hoặc giấc ngủ
  • Đột nhiên tăng cân hoặc sút cân
  • Vẻ ngoài sa sút, kém chăm sóc, chau chuốt bản thân
  • Hơi thở có mùi lạ, cũng như mùi lạ trên cơ thể, quần áo
  • Run rẩy, giọng lè nhè, phối hợp động tác không tự nhiên

- Dấu hiệu về hành vi thái độ:

  • Tự giảm thời gian tham gia hay giảm chất lượng việc làm ở nơi làm việc hoặc ở trường
  • Những rắc rồi về tài chính không rõ ràng; mượn tiền hoặc ăn cắp tiền
  • Có các hành vi bí mật hoặc đáng nghi ngờ
  • Đột nhiên đổi bạn bè, nhóm chơi chung, cũng như các thú vui
  • Thường xuyên gây rắc rối (cự cãi, đánh nhau, tai nạn, các hoạt động bất hợp pháp)

- Dấu hiệu về tâm thần:

  • Thay đổi khó hiểu trong tính cách và thái độ
  • Bất chợt thay đổi cảm xúc, thấy khó chịu hoặc giận dữ
  • Các giai đoạn tăng động, kích động, hưng phấn lạ thường
  • Mất động lực; chậm chạp, cách biệt với xung quanh
  • Lo sợ, lo lắng, hoang tưởng

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu lạm dụng chất gây nghiện - tính khí thất thường

Thay đổi tính tình khiến người thân bất ngờ

Dấu hiệu lạm dụng một số loại chất gây nghiện

- Cần sa: Mắt kèm nhèm, đỏ hoe; nói chuyện lớn tiếng, cười trong những tình huống không thích hợp, buồn ngủ; mất hứng thú, động lực; tăng cân hoặc sụt cân.

- Các chất kích thích (ma túy tổng hợp dạng amphetamine, cocain, ma túy đá): Giãn đồng tử; tăng động; hưng phấn; cáu gắt; lo lắng; nói nhiều, trầm cảm hoặc ngủ quá nhiều vào những thời điểm không thích hợp; có thể nhịn ăn nhịn ngủ trong thời gian dài; sụt cân; khô miệng và mũi.

- Thuốc hít (keo, bình xịt hơi, hơi): Chảy nước mắt; suy giảm thị lực, trí nhớ, tư duy; tiết dịch  mũi hoặc phát ban quanh mũi và miệng; đau đầu và buồn nôn; xuất hiện say; buồn ngủ;  giảm kiểm soát cơ bắp; thay đổi khẩu vị; lo lắng; cáu gắt; rất nhiều lon / bình xịt trong thùng rác.

- Thuốc gây ảo giác (LSD, PCP): Giãn đồng tử; hành vi kỳ quái và phi lý như hoang tưởng, hung hăng, ảo giác; tính khí thất thường; xa lánh con người; mãi mê suy nghĩ, nói lắp; nhầm lẫn.

- Heroin: Co đồng tử, đồng tử không phản xạ ánh sáng; dấu kim tiêm trên người; ngủ không đúng giấc; đổ mồ hôi; nôn ói; ho, mũi khụt khịt; co giật; chán ăn.

Dấu hiệu lạm dụng 3 loại thuốc kê toa thường dùng

- Thuốc giảm đau opioid: Mắt rũ, co đồng tử ngay cả trong ánh sáng mờ, đột ngột ngứa hoặc đỏ bừng mặt, nói lắp; buồn ngủ, thiếu năng lượng; không thể tập trung, thiếu động lực, suy giảm hiệu suất trong công việc hoặc ở trường học; bỏ lơ bạn bè và các hoạt động xã hội.

- Thuốc chống lo âu và thuốc ngủ: Co đồng tử; trông như say rượu, nói lắp, khó tập trung, vụng về; kém tỉnh táo, buồn ngủ, thở chậm.

- Thuốc kích thích: Giãn đồng tử, giảm vị giác; kích động, lo lắng, nhịp tim không đều, tăng nhiệt độ cơ thể; mất ngủ, hoang tưởng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Nếu bạn nghĩ mình hay một người khác có vấn đề về lạm dụng thuốc, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức. Càng được giúp đỡ sớm, người lạm dụng thuốc sẽ càng dễ vượt qua. Bạn cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức để tránh bị lạm dụng chất gây nghiện. Về vấn đề này, chúng tôi đã trình bày cụ thể trong bài Phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện.

Nhận ra các vấn đề sức khỏe là bước đầu tiên trong quá trình cai thuốc, cũng là một bước cần nhiều can đảm và nghị lực. Đối mặt với vấn đề của mình mà không cố tình làm giảm sự trầm trọng của vấn đề hoặc viện cớ có khiến bạn sợ hãi và mệt mỏi, nhưng hoàn toàn có thể phục hồi. Nếu bạn sẵn sàng tìm giúp đỡ, bạn có thể vượt qua sự phụ thuộc thuốc của mình và xây dựng một cuộc sống lành mạnh. 

Nếu bạn cần sự giúp đỡ và hỗ trợ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Lạm dụng chất gây nghiện

Tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên
Lạm dụng chất gây nghiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã và đang là một vấn đề hiện hữu và đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới;...
Các tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện
Ảnh hưởng đặc trưng của lạm dụng chất gây nghiện là sự phụ thuộc vào các chất gây nghiện. Lạm dụng chất gây nghiện còn gây nên rất...
Các cách phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện hiệu quả
Thật may mắn là hiện nay đã có những việc làm đơn giản có thể giúp phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện, hoặc tránh...
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện?
Nhiều người không hiểu tại sao chúng ta bị nghiện, phải dùng chất gây nghiện. Phải chăng tất cả những người lạm dụng chất gây nghiện đều thiếu tư chuẩn đạo đức hay...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Đức

    Thời gian gần đây tôi có các triệu chứng như trên nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao. Sau khi đọc được bài viêt này bác sĩ, tôi mới biết là mình đúng là có dấu hiệu lạm dụng thuốc. Tôi sẽ đi khám bệnh để điều trị, cảm ơn bác sĩ.

    30/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung