Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện?

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện?

Nhiều người không hiểu tại sao chúng ta bị nghiện, phải dùng chất gây nghiện. Phải chăng tất cả những người lạm dụng chất gây nghiện đều thiếu tư chuẩn đạo đức hay không có ý chí? Thực tế thì không phải như vậy, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện trong bài viết này nhé.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

1. Lạm dụng chất gây nghiện - nghiện chất kích thích là gì?

Lạm dụng chất gây nghiện hay lạm dụng chất kích thích là tình trạng mà một người sử dụng chất gây nghiện mặc dù biết nó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Rượu là một trong những chất gây nghiện mà thanh thiếu niên sử dụng nhiều nhất, chỉ xếp sau cần sa và thuốc lá. Chúng làm bạn phải phụ thuộc và không thể cai nghiện được. Để biết được đầy đủ thông tin về bệnh lạm dụng chất gây nghiện, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết Lạm dụng chất gây nghiện.

Nghiện rượu là gì?

Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng quá 1ml cồn tuyệt đối cho 1kg cân nặng hoặc 0,75 lit rượu vang 10o cồn trong vòng 24 giờ cho một người đàn ông cân nặng 70kg (P. Hardy,1994).

Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả các hình thái uống rượu vượt quá mức sử dụng thông thường và truyền thống (P.Hardy,1994).

Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nghiện ma túy là gì?

Nghiện là một bệnh mạn tính, thường tái diễn, là nguyên nhân gây ra xung động tìm kiếm và sử dụng ma túy cho dù biết hậu quả tổn hại cho bản thân và cho người ngoài. Mặc dù quyết định dùng ma túy đầu tiên ở đa số người nghiện là tự nguyện nhưng sự thay đổi của não bộ xảy ra theo thời gian, thách thức người nghiện tự kiểm soát và cản trở khả năng kháng cự lại xung động tìm kiếm và sử dụng ma túy.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện

Nguyên nhân cá nhân

- Tâm lý xã hội:

Rượu - nói chung là các chất gây nghiện - thường được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện khi các tự nhận thức của một con người (thí dụ như rất là đàn ông hay rất là thành công) bị đe dọa bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong thực tế. Việc dùng các chất gây nghiện vì thế hay được quan sát thấy ở những người thuộc về típ quá tự yêu mình (tiếng Anh: narcissism).

- Nghĩ rằng mình đã trưởng thành: nguyên nhân này phần lớn gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Uống rượu, hút thuốc và dùng ma túy là những việc mà thanh thiếu niên thường làm để chứng tỏ “Tôi đã lớn”, “Tôi có thể giải quyết mọi việc”.

- Tò mò: ở tuổi dậy thì, trẻ được tự chủ và ít bị giám sát hơn. Bên cạnh đó, mong muốn được khám phá những điều mới lạ tăng lên mạnh mẽ khiến các em muốn thử một lần cho biết, nhưng sau đó việc muốn thử nhiều lần có thể dẫn đến nghiện.

- Tự chữa lành vết thương: khi gặp chuyện buồn, con người thường kiếm rượu để giải tỏa. Mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn khi xung quanh là những người “bạn nhậu” có hoàn cảnh chán nản giống mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh trầm cảm khi họ thường dùng các chất gây nghiện như một giải pháp để "trốn thoát" khỏi các triệu chứng của bệnh mà không hề biết rằng điều này sẽ khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Nổi loạn: nguyên nhân này cũng gặp ở trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên, chỉ vì muốn khẳng định sự trưởng thành và kiểm tra sự chịu đựng của cha mẹ.

- Thiếu hiểu biết: đặc biệt là ở giới trẻ chưa biết rõ về hậu quả và các tệ nạn xã hội của những chất kích thích đem lại.

- Thiếu tự tin: đôi khi dùng những chất kích thích sẽ giúp họ làm những việc mà thường ngày họ không dám làm.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Nguyên nhân do di truyền

Nguyên nhân từ di truyền như việc phân hủy rượu trong cơ thể hay trao đổi các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) cũng được các chuyên gia đánh giá là có vai trò trong việc dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện. Về nguyên tắc, cũng như ở nhiều chứng bệnh tâm lý, người ta cho rằng việc hình thành chứng bệnh này có nhiều yếu tố và phụ thuộc vào tính dễ bị tổn thương về tâm lý của từng người.

Các yếu tố di truyền đóng một vai trò quyết định trong nhiều trường hợp. Rất nhiều người nghiện chất kích thích đã hoặc đang có người nghiện trong gia đình. Thế nhưng các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa kết luận được là việc nghiện trong những trường hợp này thật sự là được di truyền lại hay chỉ là bắt chước. Qua một số nghiên cứu (thí dụ như ở những người sinh đôi) người ta phỏng đoán là rất có thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện.

Nguyên nhân xã hội

- Văn hóa: Rượu trong nhiều nền văn hóa là một chất gây nghiện được xã hội công nhận, có thể dễ dàng kiếm được và rẻ tiền và ngay trong một số trường hợp việc uống rượu được dự kiến trước. Trong nhiều dân tộc rượu đã hoàn toàn đi vào đời sống hằng ngày. Những người đàn ông có tửu lượng cao thường được xem là có tính khí đàn ông, đáng khâm phục và từng trải. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các thảo luận về vấn đề này và khuyến khích cho việc lạm dụng rượu cũng như nghiện rượu.

- Truyền thông: Ngoài ra, sự ảnh hưởng của truyền thông là vô cùng to lớn. Ngày nay, ta có thể thấy hình ảnh quảng cáo bia rượu, thuốc lá xuất hiện nhiều ở nơi công cộng, thậm chí những cảnh quay hút chích ma túy trên truyền thông cũng sẽ để lại sự tò mò muốn dùng thử của nhiều người.

- Áp lực từ bạn bè: Bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến con người trong bất kì giai đoạn nào trong đời. Khi bạn bè mời bia rượu, hay dùng lời lẽ khiêu khích để thử thách dùng những chất “mới mẻ” như ma túy, cần sa, nhiều người sẽ ngại không dám từ chối vì tâm lí mọi người luôn muốn hòa nhập với bạn bè xung quanh. 

Lạm dụng chất kích thích là bệnh mạn tính thuộc về mảng tâm thần mà nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn tâm lý. Khi người thân xung quanh mắc phải, bạn nên nhờ chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý tư vấn để chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất vì cơ địa và hoàn cảnh mỗi người khác nhau. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để các được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Lạm dụng chất gây nghiện

Tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên
Lạm dụng chất gây nghiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã và đang là một vấn đề hiện hữu và đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới;...
Các tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện
Ảnh hưởng đặc trưng của lạm dụng chất gây nghiện là sự phụ thuộc vào các chất gây nghiện. Lạm dụng chất gây nghiện còn gây nên rất...
Dấu hiệu và triệu chứng giúp phát hiện lạm dụng chất gây nghiện
Sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện như một thói quen, mất kiểm soát dù biết rằng không tốt cho sức khỏe - đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạm...
Các cách phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện hiệu quả
Thật may mắn là hiện nay đã có những việc làm đơn giản có thể giúp phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện, hoặc tránh...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Quang Thắng

    Một bài viết tổng hợp hay. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết này. Nó sẽ hữu ích cho nhiều người bệnh.

    28/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung