Tổng quát những điều bạn nên biết về hội chứng Down

Tổng quát những điều bạn nên biết về hội chứng Down

Hội chứng Down hay còn được gọi là ba nhiễm sắc thể 21, là một bệnh lý di truyền đặc trưng gây thiểu năng trí tuệ và một số đặc điểm thể chất.

1. Đặc điểm của hội chứng Down

2. Sàng lọc hội chứng Down

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Down

4. Sống với hội chứng Down

5. Những vấn đề sức khỏe liên quan đến hội chứng Down

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Di Truyền Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đặc điểm của hội chứng Down

Hầu hết các em bé sinh ra bị hội chứng Down được chẩn đoán sớm sau khi sinh và thường có các biểu hiện sau:

  • Giảm trương lực cơ
  • Mắt liếc lên và hướng ra ngoài
  • Miệng nhỏ và bị dính lưỡi 
  • Trán vồ 
  • Cân nặng và chiều cao dưới mức trung bình khi sinh
  • Bàn tay có 1 chỉ tay ngang.

Mặc dù trẻ bị hội chứng Down hầu hết sẽ có vẻ mặt và kiểu hình, đặc điểm thể chất tương đối giống nhau, nhưng thực tế là bệnh nhân vẫn có những nét riêng biệt. Một đứa trẻ bị Down sẽ nhìn giống các thành viên gia đình hơn là giống các trẻ Down khác.

Bệnh nhân Down sẽ có các tính cách và khả năng khác nhau. Mỗi đứa trẻ sinh ra bị bệnh Down sẽ có các mức độ thiểu năng trí tuệ khác nhau.

Những đặc điểm của trẻ bị bệnh Down

2. Sàng lọc hội chứng Down

Một vài cha mẹ phát hiện con mình bị hội chứng Down trong quá trình mang thai thông qua các xét nghiệm sàng lọc. Tất cả thai phụ được đề nghị làm xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down.

Xét nghiệm sàng lọc không thể cho bạn biết chắc chắn liệu con bạn có hội chứng Down hay không, nhưng chúng có thể cho bạn biết liệu có khả năng mắc hội chứng Down hay không.

Nếu xét nghiệm sàng lọc cho thấy con bạn có tỉ lệ nguy cơ cao sẽ bị hội chứng Down, thai phụ sẽ phải làm thêm nhiều xét nghiệm trong quá trình mang thai để xác định chẩn đoán.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Sinh thiết gai nhau: xét nghiệm một mẫu nhỏ của nhau thai, thường làm trong tuần thứ 11 đến 14 của thai kì.
  • Chọc ối: xét nghiệm một mẫu dịch ối, thường làm trong tuần 15 – 20 của thai kì.

Nếu các xét nghiệm này cho thấy con bạn bị hội chứng Down, bạn có thể được đề nghị tư vấn tiền sản.

Bạn cũng có thể được đề nghị một cuộc hẹn để gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe trẻ em về hội chứng Down. Họ có thể nói chi tiết hơn về bệnh tình và trả lời các câu hỏi của bạn.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Down

Hội chứng Down thường được gây ra do có thêm một nhiễm sắc thể trong tế bào của em bé. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không bị di truyền – nó chỉ là hậu quả của sự bất thường di truyền của một cá thể trong tinh trùng hoặc trứng.

Tất cả thai phụ đều có một tỉ lệ nhỏ sinh con bị hội chứng Down, nhưng khả năng này sẽ tăng cùng với độ tuổi của người mẹ.

Ví dụ, một phụ nữ 20 tuổi có tỉ lệ là 1/1500 có con bị hội chứng Down, trong khi phụ nữ 40 tuổi có tỉ lệ là 1/100.
Không có bằng chứng cho thấy việc làm hay hoạt động nào có thể làm tăng hoặc giảm tỉ lệ có con bị hội chứng Down trong quá trình mang thai.

4. Đối phó với hội chứng Down

Mặc dù không có cách điều trị hội chứng Down, chúng ta có thể hỗ trợ trẻ bị bệnh để trẻ có thể sống khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bao gồm:

- Tiếp cận chăm sóc y tế tốt – bao gồm đội ngũ các chuyên gia khác nhau.

- Hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ - bao gồm liệu pháp nói và ngôn ngữ, liệu pháp sinh lý, và học tại nhà.

- Hỗ trợ cộng đồng – Ví dụ Hiệp hội Hội chứng Down, những người có thể giúp bạn liên lạc với các gia đình khác cũng có con bị hội chứng Down.

Nhiều người bị hội chứng Down có thể rời khỏi nhà, có các mối quan hệ, làm việc và sống độc lập.

5. Những vấn đề sức khỏe liên quan đến hội chứng Down

Những người bị hội chứng Down thường có một số vấn đề sức khỏe nhất định, bao gồm:

Con của bạn sẽ được kiệm tra bởi các bác sĩ nhi khoa thường xuyên hơn so với các đứa trẻ khác để tìm ra các vấn đề sớm nhất có thể. Nếu bạn lo ngại vè sức khỏe của con bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên viên y tế.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Vạn Thông

Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Vạn Thông

Khoa: Di truyền

Nơi làm việc: Bệnh viện Hùng Vương

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Phó khoa - Bác sĩ

Thông tin thêm về Hội chứng Down

Điều gì gây nên hội chứng Down?
Hội chứng Down là bệnh di truyền thường gặp. Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1866 và được đặt tên theo ông John Langdon Down....
Vấn đề về sức khỏe và y tế đối với trẻ mắc hội chứng Down
Có một số vấn đề sức khỏe mà người mắc hội chứng Down có nguy cơ cao phải đối mặt hơn người bình thường. Tuy nhiên, hầu hết những vấn đề này có thể...
Hội chứng Down và những biến chứng nguy hiểm
Hội chứng Down là một rối loạn di truyền khiến cho một người gặp khiếm khuyết về trí tuệ. Đáng sợ hơn là Down còn có biến chứng đa dạng, khiến cho người...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung