Bệnh HIV có nguy hiểm không? Diễn tiến của bệnh như thế nào?

Bệnh HIV có nguy hiểm không? Diễn tiến của bệnh như thế nào?

Bệnh HIV với khả năng lây lan cao đã từng có thời trở thành đại dịch của thế giới, reo rắc nỗi khiếp sợ lên toàn nhân loại. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem bệnh HIV có nguy hiểm không? Diễn tiến của bệnh như thế nào?

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV có nguy hiểm không?

Dù chỉ mới xuất hiện vài chục năm nay nhưng HIV/AIDS đã trở thành đại dịch của nhân loại và phủ khắp năm châu. Do HIV sau khi vào cơ thể rồi thì ẩn náu rất khôn khéo và thường bệnh nhân không có triệu chứng gì khác thường trong thời gian dài, người bệnh có thể lây lan cho người khác mà không hề hay biết, làm bùng phát lên đại dịch trong thời gian ngắn. Do đó, đây thực sự là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, cả vể tác hại lẫn sự lây lan khó kiểm soát.

Virus HIV hay còn gọi là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tấn công trực tiếp vào các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch. Các tế bào này bình thường chính là những chiến binh bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của những vi sinh vật khác. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm, khi đó cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công ngược lại và sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người. Khi HIV tiến triển sang giai đoạn AIDS (suy giảm miễn dịch mắc phải), thì người bệnh sẽ bị đủ thứ bệnh cơ hội khác tấn công như bệnh do nấm, lao, và vi khuẩn khác dẫn đến cái chết.

>>>Xem thông tin đầy đủ về bệnh HIV TẠI ĐÂY.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Diễn tiến của bệnh HIV như thế nào?

Bệnh HIV thường khó phát hiện vì không có các dấu hiệu cụ thể. Ở giai đoạn đầu, khi vừa nhiễm virus thì người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Điều đó khiến cho rất nhiều người bệnh không biết rằng mình đã mắc bệnh HIV. Khi bệnh tiến triển và xuất hiện các triệu chứng cũng là lúc nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u - là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải. Người bệnh sau đó thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. Bệnh HIV diễn tiến qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ - ARS)

Đây là giai đoạn đầu của bệnh HIV. Trong khoảng từ 1 - 2 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, có từ 40% đến 90% số người sẽ trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm. Bệnh nhân có thể sốt 38 - 40 độ C, vã mồ hôi, mỏi mệt, đau cơ khớp, viêm họng, sưng nhiều hạch... 

Thời điểm này là lúc virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn và hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách tạo nên các hiện tượng viêm, sưng.

Khoảng 2 - 3 tháng sau khi sơ nhiễm thì cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu, lúc này làm xét nghiệm mới phát hiện dương tính. Giai đoạn HIV dương tính thường kéo dài 5 - 10 nǎm.

Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng

Qua giai đoạn sơ nhiễm thì cơ thể bước sang giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, nghĩa là bạn sẽ không thấy có bất cứ dấu hiệu hay biểu hiện nào của bệnh khiến cho không ai nhận biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh. Nhưng virus HIV trong lúc này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Thời gian này thường kéo dài từ 5-10 năm. Trong suốt giai đoạn mạn tính, virus HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, khiến các hạch này thường bị sưng do phản ứng với một số lượng lớn virus kẹt trong mạng lưới tế bào.

Giai đoạn cận AIDS

Giai đoạn cận AIDS cũng không có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, do lúc này lượng virus HIV đã đủ lớn, tấn công lên hệ miễn dịch của chúng ta. Lúc này, cơ thể dần yếu đi. Thi thoảng, bệnh nhân sẽ mắc chứng viêm xoang, viêm amidan, viêm hầu họng, viêm miệng tái diễn, hay bị mẩn ngứa, phát ban, nấm móng...

Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu bị suy sụp.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Bệnh HIV có nguy hiểm không

Giai đoạn bệnh AIDS

AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV và cũng là lúc người bệnh khó tránh khỏi cái kết bi thảm. Ở giai đoạn này, biểu hiện lâm sàng của thường là các rối loạn liên quan đến suy giảm miễn dịch. Người bệnh nổi hạch toàn thân kèm theo cơn sốt kéo dài trên một tháng. Kèm với đó là hiện tượng tiêu chảy dài cùng sự sút cân nhanh chóng (khoảng 10% thể trọng cơ thể), khiến cho người bệnh có biểu hiện “da bọc xương”. 

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, tình trạng nấm miệng, u phổi,… phát triển không ngừng. Các bệnh lý về cơ xương khớp hay viêm loét miệng hoại tử rất nhanh. Khi đó, virus đã tăng sinh không kiểm soát và gây tổn thương đến toàn bộ cơ thể.

Lúc này tương đương với việc hệ miễn dịch đã bị tàn phá gần hết, nên bất kỳ vi khuẩn, virus nào cũng có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh. Người bệnh dễ dàng chết vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. 

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Điều trị bệnh HIV

Tuy bệnh HIV không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng việc điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. 

Mặc dù việc điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng, nhưng việc điều trị là rất tốn kém và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tương ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.

>>>Xem thêm: Điều trị HIV như thế nào.

Để điều trị bệnh HIV, bạn có thể đến các địa chỉ xét nghiệm và điều trị HIV uy tín hoặc liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thương

    Bệnh HIV dĩ nhiên là nguy hiểm rồi. Cứ nhắc đến HIV là thấy sợ rồi.

    02/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung