Các cách điều trị và phương pháp chữa bệnh Gout

Các cách điều trị và phương pháp chữa bệnh Gout

Các cách điều trị và phương pháp chữa bệnh Gout (gút) có nguyên tắc chung là phải điều trị viêm khớp cấp trước sau đó hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa biến chứng.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Cách điều trị bệnh Gout

1. Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

- Chống viêm khớp trong các đợt cấp

- Hạ acid uric máu nhằm phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng do bệnh Gout gây ra.

- Điều trị các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì,...

- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.

- Để điều trị đạt hiệu quả cao cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

2. Điều trị bệnh Gout cấp tính

Bệnh Gout cấp tính chưa nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì bệnh có nguy cơ trở nên mạn tính, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Việc điều trị bệnh Gout thường dùng một số nhóm thuốc chủ yếu như:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn Gout cấp tính, tuy nhiên việc chỉ định dùng thuốc này cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
  • Thuốc Colchicin: Đây là là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gout cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà chúng được ứng dụng khá phổ biến trong điều trị Gout. Thuốc được chỉ định dùng ngay trong khoảng 2 giờ đầu của cơn Gout cấp, liều dùng cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
  • Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này thường ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

3. Điều trị bệnh Gout mạn tính

Việc điều trị bệnh Gout mạn tính là việc tập trung giải quyết những nguyên nhân gây nên bệnh Gout là hạ axid uric nhanh chóng để tránh gặp phải các biến chứng suy thận mạn tính. Phương pháp thường dùng để hạ axid uric thường là dùng thuốc điều trị, một số loại thuốc thường dùng đặc trị là nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh Gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tophi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,…).

Gout gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, chính vì vậy, bạn cần phòng tránh bệnh Gout ngay từ hôm nay, xem thêm tại phương pháp phòng chống bệnh Gout - gút để biết bạn cần làm những gì. 

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để điều trị bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh Gout. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Gout

Những điều về bệnh Gout mà bạn cần phải biết
Gout xuất hiện từ thời cổ đại, nó đôi khi được gọi là "bệnh của các vị vua", bởi vì người ta từ xưa đã thấy Gout có mối quan hệ trực tiếp...
Nguyên tắc dinh dưỡng và chế độ ăn uống cho người bị Gout
Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi quá nhiều axit uric trong máu. Dư thừa axit uric có thể dẫn đến sự tích tụ quanh khớp, tạo thành...
Các phương pháp phòng chống bệnh Gout là gì
Các phương pháp phòng chống bệnh Gout (gút) chủ yếu dựa trên chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tránh ăn quá nhiều đạm động vật...
Những nguyên nhân gây ra bệnh Gout
Những nguyên nhân gây ra bệnh Gout (gút) thường do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Cần hiểu rõ rằng nguyên nhân của Gout...
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gout là gì
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gout (gút) thể hiện qua từng giai đoạn là khác nhau. Gút mạn tính là trường hợp nặng nhất của bệnh...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung