Nguyên tắc dinh dưỡng và chế độ ăn uống cho người bị Gout
Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi quá nhiều axit uric trong máu. Dư thừa axit uric có thể dẫn đến sự tích tụ quanh khớp, tạo thành các tinh thể axit uric. Sự hình thành các tinh thể này làm cho khớp bị sưng, bị viêm và gây ra cơn đau dữ dội. Tin vui là chúng ta có thể kiểm soát được bệnh Gout.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
Ngoài việc sử dụng thuốc, sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp ngăn ngừa các đợt cấp tấn công gây đau đớn. Cần có một kế hoạch cụ thể thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bệnh nhân Gout nhằm tránh những cơn đau do Gout gây ra. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những loại thức phẩm nên ăn và cần tránh để giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh Gout.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh bệnh Gout
Bệnh Gout phát triển khi có quá nhiều axit uric trong máu. Sự dư thừa quá nhiều axit uric có thể là do kết quả của một chế độ ăn giàu purin. Hoặc là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric. Tuy nhiên, Trong một số trường hợp, mức axit uric trong máu có thể duy trì ở mức bình thường, nhưng vẫn có thể bị bệnh Gout. Điều này có thể là do cơ thể thải đã thải lượng axit uric dư thừa qua nước tiểu.
2. Pu-rin là gì?
Purine (Pu-rin) là các hợp chất hóa học mà khi chuyển hóa bị phân cắt thành axit uric. Purine được tạo ra trong cơ thể, hoặc là được đưa vào cơ thể qua các loại thực phẩm được ăn.
Bình thường, purines bị phân hủy thành axit uric. Sau đó axit uric sẽ hòa tan trong máu, đi qua thận vào trong nước tiểu rồi được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong bệnh Gout. Các biến chứng xảy ra khi thận thải không kịp axit uric, hoặc khi có tình trạng tăng sản xuất axit uric. Nồng độ axit uric cao tích lũy trong máu, được gọi là tăng axit uric máu. Mặc dù không được phân loại như một loại bệnh, tăng axit uric máu có thể nguy hiểm nếu dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric. Gout có thể phát triển khi các tinh thể này tích tụ quanh khớp.
3. Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị bệnh Gout
Mục tiêu trong chế độ ăn uống là làm giảm đau sưng (viêm) và ngăn chặn những lần tái phát sau này. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố - tuổi, tình trạng sức khỏe chung, tiền căn bệnh lý, mức độ trầm trọng của bệnh mà sẽ có những cách điều trị phù hợp.
Những thực phẩm người bị bệnh Gout cần tránh hoàn toàn
Chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp kiểm soát mức axit uric trong cơ thể đồng thời thúc đẩy sức khỏe. Chế độ ăn uống có quá nhiều các thực phẩm sau đây có thể sẽ dẫn đến bệnh Gout:
- Hải sản
- Thịt đỏ
- Đồ ngọt
- Rượu
Tất cả những thực phẩm trên có hàm lượng purin cao. Đạm động vật có chứa nhiều purin. Sự tích lũy purin có thể dẫn đến tăng mức axit uric, có thể gây ra bệnh Gout. Vì vậy, những người bị bệnh Gout nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu purin, một số các loại thực phẩm khác bạn cũng cần tránh đó là:
- Thịt nội tạng
- Óc động vật
- Lách bê/ cừu
- Tim
- Thận
- Gan
- Thịt bò
- Thịt heo
- Cừu
- Cá trích
- Cá cơm
- Cá thu
- Con trai
- Cá đối
- Cá mòi
- Con sò
- Cá ngừ
- Men rượu bia
- Rượu bia
- Các nước ép trái cây
- Nước ngọt
Nếu bạn quá thích những thức ăn đó và vẫn muốn có một số loại protein động vật trong chế độ ăn, chúng tôi khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng từ 100 đến 150 gam mỗi ngày. Chế độ ăn dành cho người bị Gout không nên có các loại đạm động vật này, hoặc chỉ nên với một lương rất nhỏ trong mức giới hạn cho phép.
Những thực phẩm người bị Gout cần hạn chế
Những thực phẩm có lượng Purin vừa phải bạn nên thận trọng đó là:
- Thịt gà
- Thịt cừu
- Thịt ba rọi
- Cá hồi
- Gà tây
- Thịt ngỗng
- Cá tuyết
- Gà lôi
Mặc dù các chất đạm này có trọng lượng purin thấp hơn những thực phẩm trong danh sách ở trên nhưng vẫn nên cố gắng giới hạn lượng đạm động vật ăn mỗi ngày từ 100- 150 gam.
Rượu
Rượu sẽ giảm hiệu quả thải axit uric ra khỏi cơ thể do nồng độ purin cao trong đồ uống có cồn dẫn. Sự phân hủy purines thành axit uric thường sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, quá trình này sẽ bị gián đoạn khi nồng độ axit uric quá cao. Các tinh thể hình thành xung quanh khớp và bệnh Gout sẽ phát triển. Để ngăn ngừa các đợt Gout tiếp theo, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Tránh uống chất có cồn khi đang tái phát
- Hạn chế uống rượu
- Tránh uống bia
Lưu ý rằng: nên tránh uống rượu hoàn toàn trừ khi bác sĩ có ý kiến khác. Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gout cần hạn chế chất chứa cồn.
Fructose và các thực phẩm chứa đường
Còn nhiều tranh luận về ảnh hưởng của đường và các thực phẩm chứa đường lên nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, đường và bánh kẹo có hàm lượng calo cao hơn và liên quan tới béo phì, được biết là nguy cơ của bệnh Gout. Các loại đồ uống có chứa fructose như đồ uống có gas, đã sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh Gout. Mặc dù các loại đồ uống này không làm tăng cao lượng purin, nhưng chúng chứa một lượng đáng kể fructose - chất làm tăng nồng độ axit uric.
Tăng lượng nước uống hằng ngày và cắt giảm các loại đồ uống ngọt, đồ uống có gas sẽ giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể và ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
Mặc dù những thực phẩm này rất cám dỗ nhưng tốt hơn là đừng nên sử dụng các loại đồ ngọt. Hãy thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe hơn, các thực phẩm dành cho người bị gout như đạm thực vật và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Hạn chế chất bột đường đã tinh chế
- Bánh mì trắng
- Bánh ngọt
- Kẹo
- Mì ống (pasta) trừ ngũ cốc nguyên hạt
Tất cả các công thức nấu ăn dành cho người mắc bệnh Gout không nên sử dụng đường tinh chế hoặc có với một lượng rất ít.
Các thực phẩm người bị bệnh Gout nên ăn
Chế độ ăn với lượng purin thấp có thể làm giảm mức axit uric và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh Gout. Ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp đáp ứng nhu cầu đạm hằng ngày của bạn, đồng thời cắt giảm lượng chất béo bão hòa chứa purin cao, đạm động vật. Đậu và các thực phẩm thuộc họ đậu chính là nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
Thực phẩm hằng ngày bao gồm:
- Đậu và đậu lăng
- Các thực phẩm có nguồn gốc từ họ đậu
- Chất lỏng, đặc biệt là nước
- Sữa ít béo hoặc không có chất béo ( tối đa 16-24 oz mỗi ngày)
- Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo nâu và lúa mạch)
- Hạt diêm mạch
- Khoai lang
- Trái cây và rau xanh
Mức axit uric sẽ giảm khi hấp thu các loại sữa ít chất béo. Có nhiều lựa chọn thay thế sữa từ thực vật nếu cần phải tránh sữa. Thực phẩm giàu vitamin C và quả anh đào cho thấy các bằng chứng về khả năng làm giảm các đợt gout tái phát. Rau cải có hàm lượng purine cao nhưng lại không làm tăng các đợt gout tái phát. Hơn nữa, rau xanh có giàu chất xơ và calo thấp có thể giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Bạn vẫn có thể thưởng thức các loại rau giàu purin sau đây:
- Rau bina và các loại rau có lá màu xanh đậm
- Đậu Hà Lan
- Măng tây
- Súp lơ
- Nấm
4. Thay đổi lối sống
Điều quan trọng cần phải hiểu là chế độ ăn dành cho người mắc bệnh Gout không phải là phương pháp điều trị. Thay vào đó, thay đổi lối sống có thể làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, bác sĩ sẽ khuyên nên tập thể dục thường xuyên và giảm cân.
Không giống như các loại bệnh viêm khớp khác, bệnh Gout có thể điều trị được. Phần lớn thành công phụ thuộc vào thói quen ăn uống và sinh hoạt trong cuộc sống kết hợp với việc điều trị tích cực. Để điều trị bệnh Gout, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi