Không nên chủ quan với chứng đau đầu ở trẻ em

Không nên chủ quan với chứng đau đầu ở trẻ em

Chúng ta thường thấy những người lớn tuổi than phiền về đau đầu nhiều hơn là trẻ em. Nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ em ít bị đau đầu và chúng ta cũng không nên chủ quan. Để biết được mức độ nguy hiểm của những cơn đau đầu ở trẻ em, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau nhé.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em nhưng việc xác định xem tình trạng đau đầu đó có phải là một vấn đề nghiêm trọng hay không lại là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, ngay cả đối với những người kinh nghiệm nhất trong ngành chăm sóc sức khỏe. Khai thác bệnh sử chi tiết, thăm khám lâm sàng và đưa ra các xét nghiệm thích hợp là những bước quan trọng cần thiết để đưa ra chẩn đoán xác định chính xác.

Khi khai thác bệnh sử, bước quan trọng nhất để đưa ra chẩn đoán chính xác đó là cần phải hỏi trẻ và cha mẹ chúng để tìm ra những dấu hiệu bất đồng cảm xúc, điều này có thể cung cấp một đầu mối cho các nguyên nhân gây đau đầu. Cũng nên trò chuyện với trẻ mà không có cha mẹ chúng để tiếp cận với những vấn đề mà trẻ không nói ra trước mặt phụ huynh. Quan trọng không kém là việc thăm khám thần kinh toàn diện và đầy đủ để phát hiện bất kỳ bất thường.

Cũng như người lớn, đau đầu ở trẻ có thể được chia làm hai loại: nguyên phát hoặc lành tính (migraine, đau đầu dạng căng thẳng) và thứ phát (do nguyên nhân tiềm ẩn).

Những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu ở trẻ em

1. Migraine

Bệnh đau nửa đầu migraine thường đau nhói và hầu như luôn đi kèm với buồn nôn và nôn mửa. Ở trẻ em, đau đầu thường ở cả hai bên đầu, thay vì chỉ một bên đầu như người lớn. Trẻ có thể trông tái nhợt, mắt đờ đẫn và có thể bị kích thích trước hoặc trong cơn đau. Nôn ói theo chu kỳ mà không bị đau đầu được xem như một dạng biến thể của migraine và có thể báo trước bệnh migraine trong tương lai vài năm sau đó. Trẻ biểu hiện tình trạng say tàu xe, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh migraine, thường sẽ phát triển thành bệnh migraine sau đó.

May mắn thay, triệu chứng này sẽ biến mất ở một số trẻ bị migraine trong giai đoạn từ 5 đến 7 năm sau khi xuất hiện bệnh. Migraine thường tiếp diễn ở 1/4 số người mắc bệnh migraine trước 5 tuổi và khoảng một nửa ở nhóm trước 20 tuổi.

Cần phải hiểu rõ rằng migraine có thể xảy ra sau khi bị chấn thương đầu, nhất là chấn thương gặp phải trong các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ. Kết quả nói chung thường hồi phục hoàn toàn qua một thời gian khác nhau tùy mỗi người.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biểu hiện đau đầu ở trẻ em

2. Đau đầu dạng căng thẳng

Đây là dạng thường gặp nhất của đau đầu nguyên phát ở trẻ em, và yếu tố cảm xúc là nguyên nhân có khả năng gây ra đau đầu nhất. Đau thường được miêu tả là khắp đầu, thỉnh thoảng cảm giác như quấn chặt quanh đầu, và thường không kèm với buồn nôn hay nôn mửa.

Những cơn đau đầu này hầu như luôn liên quan với những tình huống gây stress như học hành, thi cử, gia đình bất hòa hoặc đòi hỏi quá mức của cha mẹ. Trò chuyện với trẻ và phụ huynh là điều cần thiết để xác định xem đau đầu có liên quan đến lo lắng hay trầm cảm không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Đau đầu do bệnh lý

Bệnh truyền nhiễm (do virus hoặc vi khuẩn) là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu ở trẻ, và thường tự giới hạn trong quá trình bệnh. Nếu một cơn đau đầu khởi phát đột ngột mà có đi kèm với sốt, lơ mơ và cứng cổ, cần nghi ngờ đến bệnh viêm màng não hoặc viêm não. Những triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn, mất phối hợp cơ, yếu người, co giật, thay đổi tính tình.

Đối với những cơn đau đầu khác, ưu tiên hàng đầu là loại trừ tình trạng tăng áp lực trong não và mô xung quanh, tình trạng này có thể là do u, nhiễm trùng hoặc huyết khối. Cần phải nhớ rằng, sự bồn chồn, lo lắng và kích động có thể là biểu hiện duy nhất của đau đầu ở trẻ nhỏ khi mà chúng không có khả năng diễn đạt được cảm giác của chúng một cách chính xác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phương pháp điều trị chứng đau đầu ở trẻ em

Phương pháp điều trị được cá thể hóa tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng của trẻ và độ nặng của cơn đau. Một điều thú vị là nhiều trẻ sẽ bị ít cơn đau đầu và bớt lo lắng hơn sau khi chúng được đảm bảo rằng không có bất thường nghiêm trọng gì.

Thay đổi lối sống chẳng hạn điều chỉnh giấc ngủ và thói quen ăn uống hợp lý là điều bắt buộc. Hãy chắc chắn rằng trẻ uống đủ nước, nhất là khi chơi đùa trong thời tiết nóng bức. Nên giới hạn việc thu nhập đường và caffeine. Gia đình cần theo dõi thời gian trẻ dành cho việc học, chơi và xem TV. Ở trẻ nhỏ hơn 12 tuổi bị đau đầu không thường xuyên, thuốc giảm đau và thuốc chống nôn thường giúp ích khi có cơn đau đầu xảy ra. Nên tránh dùng thuốc giảm đau narcotic. 

Một số loại thuốc đặc trị sẽ được bác sĩ đề xuất và nên cho bệnh nhân sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc.

Nhân viên y tế và phụ huynh cần làm việc với nhà trường để đảm bảo rằng điều trị luôn được chuẩn bị sẵn để cung cấp kịp thời khi có cơn đau đầu xuất hiện. Nếu cơn đau đầu xuất hiện nhiều hơn một lần trong tháng hoặc gây nhiều lo ngại đặc biệt, cần xem xét đến điều trị dự phòng. Trẻ không nên nghỉ học vì bị đau đầu. Tư vấn tâm lý có thể giúp ích để giải quyết những vấn đề liên quan đến gia đình và trường học. Trẻ em thường rất dễ tiếp thu liệu pháp phản hồi sinh học.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau nửa đầu

Sự thật về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra đau đầu
Mối liên quan giữa dị ứng và đau đầu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều bệnh nhân bị đau đầu cho rằng tình trạng đau đầu của họ...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Những khó khăn khi điều trị bệnh đau đầu tuyến giáp
Tuy biểu hiện của chứng đau đầu tuyến giáp khá dễ để nhận thấy, nhưng việc điều trị bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Hiểu được chính xác những trở ngại...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung