Bị bệnh cường giáp liệu có chữa khỏi được không?

Bị bệnh cường giáp liệu có chữa khỏi được không?

Chào bác sĩ, tôi năm nay 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi có đi khám và phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Hiện tại tôi đang điều trị bệnh nhưng vẫn thấy rất hoang mang và lo lắng. Xin hỏi bác sĩ bệnh cường giáp có thể chữa khỏi được không ạ và phải chữa trị như thế nào mới điều trị dứt điểm được bệnh. Mong bác sĩ cho tôi lời giải đáp.

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đây là một câu hỏi khó trả lời vì có sự khác nhau giữa các khái niệm "điều trị" và "chữa trị". Tất cả bệnh tuyến giáp đều có thể được điều trị để đưa chức năng tuyến giáp trở về bình thường. Tuy nhiên, điều này thường đòi hỏi phải dùng thuốc để duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

Ví dụ, hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể được chữa trị thông qua phẫu thuật và phương pháp i-ốt phóng xạ. Bệnh ung thư của họ có thể được chữa khỏi nhưng quá trình điều trị đó đã dẫn đến tình trạng suy giáp đòi hỏi phải sử dụng hormone thay thế tuyến giáp suốt đời.

Cường giáp do bệnh Graves gây ra bởi các kháng thể tấn công và kích thích tuyến giáp. Thuốc kháng giáp, i-ốt phóng xạ và phẫu thuật là những phương pháp điều trị hiệu quả và có thể giúp khôi phục chức năng bình thường của tuyến giáp. Cũng có thể "chữa khỏi" chứng cường giáp bằng cách cắt bỏ tuyến giáp. Nhưng các kháng thể kích thích tuyến giáp thường không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị này, vì vậy nguyên nhân sâu xa của bệnh Graves vẫn còn tồn tại. Trong một số trường hợp, các kháng thể kích thích tuyến giáp tự biến mất, dẫn đến việc thuyên giảm bệnh Graves và bệnh nhân có thể ngưng sử dụng thuốc kháng giáp. Tuy nhiên, các kháng thể kích thích tuyến giáp có thể trở lại gây ra bệnh Graves tái phát.

Vậy bệnh Graves là gì mà lại có thể gây ra bệnh cường giáp. Để hiểu đầy đủ về căn bệnh này, bạn có thể theo dõi tại BỆNH GRAVES.

Tình trạng tương tự xảy ra ở những bệnh nhân bị suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto, gây ra bởi các kháng thể tấn công và phá huỷ tuyến giáp. Măc dù bổ sung hormone giúp chức năng tuyến giáp của cơ thể phục hồi lại bình thường, nhưng thực chất, các kháng thể kháng giáp vẫn chưa được loại bỏ.

>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh suy giáp, bạn có thể tham khảo tại Chứng suy giáp

Đối với các rối loạn tuyến giáp tự giới hạn, như viêm tuyến giáp hậu sản và viêm tuyến giáp bán cấp, thường không cần điều trị và sẽ tự khỏi sau khi triệu chứng xảy ra một thời gian. Tuy nhiên, viêm tuyến giáp hậu sản thường tái phát với những lần mang thai tiếp theo.

Dù vậy, các bệnh lý về tuyến giáp vẫn có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để khôi phục lại chức năng bình thường.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Có ba phương pháp điều trị chứng cường giáp. Thuốc kháng giáp và i-ốt phóng xạ là những phương pháp thường được sử dụng phổ biến nhất. Trong một số ít trường hợp, khi các phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, nguyên nhân gây ra chứng cường giáp, lượng hormone tuyến giáp tạo ra, và các tình trạng bệnh lý khác. Mỗi phương pháp điều trị đều có lợi ích và rủi ro. Bạn cần thảo luận về những lợi ích và rủi ro của mỗi phương pháp điều trị với bác sĩ của bạn để có được phương án điều trị tốt nhất. Đối với một số người, cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị ban đầu

Điều trị ban đầu cho bệnh cường giáp thường dùng thuốc kháng giáp hoặc i-ốt phóng xạ. Nếu bạn có nhiều triệu chứng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng giáp trước tiên để giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Sau đó, bạn có thể quyết định có sử dụng phương pháp iốt phóng xạ hay không.

Thuốc kháng giáp hoạt động tốt nhất khi:

  • Bạn bị cường giáp nhẹ
  • Lần đầu tiên bạn điều trị bệnh graves
  • Khi bạn dưới 50 tuổi
  • Khi tuyến giáp của bạn chỉ sưng lên một chút (bướu giáp nhỏ). 

Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Sau 2 tháng dùng thuốc kháng giáp, các triệu chứng được cải thiện rõ, do lúc này chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường. Kết quả điều trị: 60-70% khỏi bệnh (trước đây cho là chỉ 50%). Khoảng 30% tái phát sau khi ngưng điều trị nội khoa.

I-ốt phóng xạ thường được đề nghị khi:

  • Bạn mắc bệnh Graves và trên 50 tuổi, 
  • Khi bạn có các bướu giáp nhân (bướu giáp độc đa nhân) phóng thích quá nhiều hormone tuyến giáp. 

I-ốt phóng xạ không nên được sử dụng khi:

  • Bạn đang mang thai hoặc bạn muốn có thai trong vòng 6 tháng điều trị.
  • Bạn đang cho con bú sữa mẹ.
  • Bạn có bệnh viêm tuyến giáp hoặc một loại cường giáp khác thường là tạm thời.

Nếu bạn có các triệu chứng như nhịp tim nhanh, run, đổ mồ hôi, căng thẳng hoặc khô mắt, bác sĩ có thể dùng thêm một số thuốc để điều trị những triệu chứng đó.

Phẫu thuật thường không phải là điều trị được lựa chọn ban đầu. Bạn có thể cần phẫu thuật nếu:

  • Tuyến giáp của bạn quá lớn đến mức gây nuốt nghẹn hoặc khó thở. 
  • Nhân giáp to phóng thích quá nhiều hormone tuyến giáp.

Sau phẫu thuật có khoảng 1% bệnh nhân có thể bị tai biến suy giáp hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây khàn tiếng hoặc giọng nói yếu, hoặc tổn thương tuyến cận giáp gây co giật do hạ canxi máu. Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khoảng 20%.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Diễn tiến điều trị

Trong và sau khi điều trị cường giáp, bạn sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hormone tuyến giáp T4 và T3. Các xét nghiệm này là một cách hiệu quả để theo dõi diễn tiến điều trị. Nếu các triệu chứng của bạn không biến mất sau khi điều trị ban đầu, bạn có thể cần phải lặp lại điều trị hoặc thử một cách điều trị khác.

- Nếu bạn bị bệnh Graves và đã dùng thuốc kháng giáp nhưng chứng cường giáp của bạn không cải thiện, bạn có thể tiếp tục dùng thuốc kháng giáp hoặc có thể thử điều trị bằng iốt phóng xạ.

- Nếu bạn bị tác dụng phụ từ thuốc kháng giáp và cũng không sử dụng được iốt phóng xạ, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến giáp (thyroidectomy).

Đôi khi điều trị bệnh cường giáp có thể gây ra các triệu chứng suy giáp. Chứng suy giáp  ngược lại với chứng cường giáp thay vì làm tăng quá nhiều hormone tuyến giáp, cơ thể lại tạo ra quá ít hormone tuyến giáp. Suy giáp là biến chứng phổ biến nhất sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, và phẫu thuật.

Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu tăng cân, cảm thấy mệt mỏi, hoặc cảm thấy lạnh hơn bình thường. Những triệu chứng này có thể gợi ý tình trạng suy giáp và bạn cần phải dùng một loại thuốc để điều trị được gọi là thuốc hormone tuyến giáp.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị tiếp theo trong trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện sau đợt điều trị ban đầu 

Nếu Iốt phóng xạ  hoặc thuốc kháng giáp không hoạt động tốt, bạn có thể cần:

  • Một đợt điều trị iốt phóng xạ khác
  • Phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến giáp

Sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ, bạn có thể bị chứng suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp). Đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của chứng suy giáp như tăng cân, cảm thấy mệt mỏi, hoặc cảm lạnh thường xuyên hơn bình thường. Nếu bạn bị suy giáp, bạn có thể cần phải điều trị thay thế với hormone tuyến giáp levothyroxin suốt đời.

Để điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Ngọc Anh

    Tôi mới đi khám và biết mình mắc bệnh cường giáp và rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ lời khuyên giúp tôi bớt hoang mang hơn.

    02/02/2018
Trần Đình Tuấn (05/02/2018)
Tôi cũng đang bị bệnh cường giáp này. Tôi có quen một ông anh, ông ý lại bảo là bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nghe xong tôi cảm thấy rất là lo lắng, cứ nghĩ đến việc tôi phải chịu đựng căn bệnh này cho đến hết đời là tôi đã thấy rùng mình rồi. Sau khi tôi đọc xong bài viết này thì tôi mới biết căn bệnh của tôi có thể chữa khỏi, tôi mới an tâm phần nào.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung