U tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận

Mặc dù u tuyến thượng thận là một khối u hiếm gặp nhưng tác hại nó gây ra cho người bệnh lại rất lớn. U tuyến thượng thận có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể điều trị bằng phẫu thuật.

1. Bệnh u tuyến thượng thận là gì?

2. Triệu chứng của bệnh u tuyến thượng thận

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến thượng thận

4. Tác hại và biến chứng của bệnh u tuyến thượng thận

5. Điều trị bệnh u tuyến thượng thận

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh u tuyến thượng thận là gì?

U tuyến thượng thận (tên tiếng Anh là Pheochromocytoma) là một khối u hiếm gặp, thường lành tính (không phải là ung thư) phát triển trong tuyến thượng thận. Thông thường, loại khối u này ảnh hưởng đến một trong hai tuyến thượng thận của bệnh nhân, nhưng trong một số trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến cả hai.

Nếu bệnh nhân có khối u ở tuyến thượng thận, khối u sẽ giải phóng các hoocmon gây ra bệnh tăng huyết áp kéo dài hoặc theo từng đợt. Nếu không điều trị, u ở tuyến thượng thận có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng của cơ thể, đặc biệt là hệ thống tim mạch.

Hầu hết u tuyến thương thân xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 50, nhưng khối u có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Phẫu thuật điều trị để loại bỏ một khối u làm cho huyết áp trở lại bình thường.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến thượng thận thường là:

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: 

Các yếu tố làm nặng thêm các dấu hiệu hay triệu chứng

Các đợt triệu chứng có thể xảy ra tự phát hoặc bị gây ra bởi các yếu tố như:

  • Gắng sức 
  • Lo lắng hoặc căng thẳng
  • Thay đổi tư thế
  • Mang thai 
  • Phẫu thuật và gây tê 

Thực phẩm giàu tyramine: một chất ảnh hưởng đến huyết áp, cũng có thể gây ra triệu chứng của u tuyến thượng thân. Tyramine là thực phẩm sau khi lên men, thức ăn để lâu, thực phẩm ngâm trong giấm, trái cây chín để lâu ngày,...

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây u tuyến thượng thận đó là: 

  • Thuốc ức chế monoamin oxidase
  • Chất kích thích:như amphetamines hoặc cocaine

Tăng huyết áp là triệu chứng của u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận có thể gây ra các dao động huyết áp

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ yếu tố nào sau đây: 

  • Khó kiểm soát được huyết áp dù đã điều trị cụ thể.
  • Gia đình có người từng mắc bệnh u tuyến thượng thận.
  • Tiền sử gia đình có rối loạn di truyền liên quan: cơ địa dễ hình thành đa khối u, đặc biệt ở các tuyến nội tiết type II (MEN II); bệnh von Hippel-Lindau; bệnh tuyến tụy gia đình hoặc chứng rối loạn chức năng thần kinh đệm hoặc xơ hóa các dây thần kinh (NF1).

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến thượng thận

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra u tuyến thượng thân. Khối u phát triển trong các tế bào chuyên biệt, được gọi là các tế bào chromaffin, nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận. Các tế bào này giải phóng các hoocmon nhất định, chủ yếu là adrenaline (epinephrine) và noradrenaline (norepinephrine), giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp và đường trong máu. Kết quả của bệnh u thượng thận là sự tiết ra không đều và quá mức các hoocmon này. 

Các khối u liên quan: Trong khi hầu hết các tế bào chromaffin nằm trong tuyến thượng thận, phần nhỏ các tế bào còn lại này ở trong tim, não, cổ, bàng quang, bụng và cột sống. Các khối u trong các tế bào chromaffin, được gọi là tuyến cận hạch, có thể gây ra những tác động tương tự trên cơ thể.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh u tuyến thượng thận

Những bệnh nhân có rối loạn di truyền hiếm gặp có nguy cơ mắc bệnh u tuyến thượng thận hoặc bệnh tuyến tụy, và các khối u có liên quan đến những rối loạn này có nhiều khả năng bị ung thư hơn. Những rối loạn di truyền này bao gồm:

- Tăng sản tuyến nội tiết loại II (MEN II): là một rối loạn dẫn đến khối u ở nhiều hơn một bộ phận của hệ thống sản xuất hormone (nội tiết) của cơ thể. Các khối u khác có liên quan đến MEN II có thể xuất hiện trên tuyến giáp, parathyroid, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.

- Bệnh Von Hippel-Lindau: có thể dẫn đến khối u ở nhiều nơi, bao gồm hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tiết, tuyến tụy và thận.

- Bệnh xơ hóa thần kinh đệm1 (NF1): gây ra nhiều khối u ở các mao mạch thần kinh ở da, các đốm da màu và các khối u tại dây thần kinh thị giác.

- Hội chứng rối loạn di truyền là những rối loạn di truyền: gây ra u tế bào phế quản hay u màng não.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Dù đa phần là khối u lành tính nhưng u tuyến thượng thận vẫn gây ra không ít những tác hại đối với người bệnh. Những triệu chứng mà u tuyến thượng thận có thể gây ra khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Ngoài ra, u tuyến thượng thận còn làm tăng huyết áp làm phá hủy nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch, não và thận. Nếu không điều trị, tăng huyết áp do u tuyến thượng thận có thể dẫn đếncác tình trạng nghiêm trọng, bao gồm:

Các tế bào ung thư từ một tế bào ở tuyến thượng thận hoặc tuyến tụy thường di căn đến hệ bạch huyết, xương, gan hoặc phổi.

6. Các phương pháp điều trị bệnh u tuyến thượng thận

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau đây:

Xét nghiệm hóa sinh

Các xét nghiệm sau đây để đánh giá nồng độ adrenalin, noradrenaline hoặc các sản phẩm phụ của những hoocmon trong cơ thể của bạn:

- Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu sau mỗi lần đi tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Bệnh nhân phải tuân thủ các nguyên tắc về cách lấy mẫu, lưu trữ,…

- Xét nghiệm máu: máu của bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm. Hãy nói với bác sĩ về các vấn đề đặc biệt chẳng hạn như ăn chay hoặc các vấn đề về thuốc. Không nên bỏ qua bất kì vấn đề nào liên quan đến thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Xét nghiệm hình ảnh

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh u tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí khối u. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

- CT scan, X-quang, MRI

- MIBG: một xet nghiệm về hình ảnh phát hiện một lượng nhỏ của một chất tiêm phóng xạ tiêm lên khối u

- PET: một kĩ thuật chụp hình ảnh tầm soát phát hiện khối u nhờ các chất phóng xa gắn vào các vị trí trên khối u

Xét nghiệm ngẫu nhiên

Một khối u trong tuyến thượng thận có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu hình ảnh được tiến hành vì những lý do khác. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định tính chất của khối u.

Xét nghiệm di truyền học

Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm di truyền để xác định xem khối u đó có liên quan đến rối loạn di truyền hay không. Thông tin về các yếu tố di truyền có thể rất quan trọng vì một số lý do:

- Một số rối loạn di truyền có thể gây ra nhiều tình trạng bệnh lý khác, kết quả xét nghiệm có thể cho thấy cần phải kiểm tra các vấn đề khác.

- Một số rối loạn có nhiều khả năng tái phát hoặc ung thư (ác tính), kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến các quyết định điều trị hoặc kế hoạch để theo dõi lâu dài sức khoẻ của bệnh nhân.

- Kết quả từ các xét nghiệm của bệnh nhân có thể chỉ ra rằng các thành viên khác trong gia đình nên được sàng lọc bệnh u tuyến thượng thận hoặc các bệnh lý liên quan.

Điều trị

Phương pháp điều trị chính cho bệnh u tuyến thượng thận là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trước khi trải qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc huyết áp cụ thể ngăn chặn các hoạt động của hoocmon adrenaline cao để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp gây nguy hiểm trong suốt quá trình giải phẫu.

Thuốc trước khi phẫu thuật

Hai loại thuốc dùng trong 7 đến 10 ngày để giảm huyết áp trước khi phẫu thuật. Những loại thuốc này sẽ thay thế hoặc được thêm vào các loại thuốc huyết áp khác mà bệnh nhân đang điều trị:

Thuốc điều trị bệnh u tuyến thượng thận

Chế độ ăn muối phù hợp: Thuốc chẹn Alpha và beta làm dãn các mạch máu, làm cho lưu lượng máu trong mạch thấp. Điều này có thể gây ra nguy hiểm về huyết áp khi đứng. Một chế độ ăn uống muối phù hợp sẽ ngăn ngừa sự giảm huyết áp trong và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật 

Trong hầu hết các trường hợp, toàn bộ tuyến thượng thận với một khối u tại đó được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi, hoặc xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một vài lỗ nhỏ thông qua đó họ đưa các thiết bị như dụng cụ nội soi vào trong cơ thể,.. 

Về tuyến thượng thận khỏe mạnh còn lại, thực hiện các chức năng bình thường cho cả 2 tuyến và huyết áp thường trở lại bình thường. 

Trong một số trường hợp bất thường, chẳng hạn như một tuyến thượng thận khác đã được loại bỏ trước đó, phẫu thuật chỉ nên loại bỏ đi khối u ở tuyến thượng thận còn lại, nên giữ lại một số mô khỏe mạnh. 

Nếu khối u là ung thư (ác tính), hiệu quả của phẫu thuật còn dựa vào loại bỏ các khối u và tất cả các mô ung thư. Tuy nhiên, kể cả khi tất cả các mô ung thư không bị loại bỏ, phẫu thuật có thể hạn chế việc sản xuất hoocmon và kiểm soát được huyết áp. 

Bạn không nên chủ quan với căn bệnh u tuyến thượng thận, khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh u tuyến thượng thận, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn có thể đến khám và điều trị với các bác sĩ của Hello Doctor hay đơn giản hơn là liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt trước lịch khám.

Bác sĩ khám, điều trị

Lưu Quang Việt

Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Quang Việt

Khoa: Nam khoa, Tiết niệu

Nơi làm việc: Bệnh Viện Trưng Vương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Quốc Đạt

    Bố tôi mới đi khám và bác sĩ bảo bị u tuyến thượng thận. Tôi đi tìm hiểu thông tin và thấy bài viết này. Những chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích, cảm ơn rất nhiều

    02/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...