Trầm cảm theo mùa
Trầm cảm theo mùa là một kiểu bệnh trầm cảm có ảnh hưởng bởi thời tiết. Bạn sẽ có các triệu chứng của bệnh trầm cảm vào một mùa nhất định trong năm.
Lưu ý: Việc xuống tinh thần là điều rất bình thường trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn cảm thấy mất tinh thần trong nhiều ngày và không có động lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày mà bạn yêu thích, hãy đi gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tư vấn miễn phí qua điện thoại 1900 1246
Liên hệ phòng khám tâm lý:
TP.HCM: 028 7305 0022
Hà Nội: 024 7305 0022
1. Bệnh trầm cảm theo mùa là gì
2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa
3. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm theo mùa
4. Biến chứng của bệnh trầm cảm theo mùa
5. Điều trị bệnh trầm cảm theo mùa
6. Phòng chống bệnh trầm cảm theo mùa
1. Bệnh trầm cảm theo mùa là gì?
Trầm cảm theo mùa (tên tiếng Anh là Seasonal Affective Disorder - SAD) là một kiểu bệnh trầm cảm có liên quan tới sự thay đổi thời tiết – chứng bệnh này bắt đầu và kết thúc trong cùng một khoảng thời gian trong năm. Hầu hết những người mắc chứng trầm cảm theo mùa đều có các triệu chứng bắt đầu vào mùa thu, kéo dài tới mùa đông, phá hủy nguồn năng lượng của bạn và làm bạn cảm thấy buồn khổ. Hiếm gặp hơn, chứng trầm cảm theo mùa có thể gây trầm cảm vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè.
Điều trị chứng trầm cảm theo mùa bao gồm liệu pháp ánh sáng, tư vấn tâm lý và dùng thuốc. Đừng chối bỏ triệu chứng này hằng năm như là sự buồn bã của mùa đông hoặc sự bùng nổ theo mùa mà bạn phải gánh chịu. Hãy giữ tâm trạng và động lực của bạn ổn định trong suốt cả năm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa
Trong hầu hết các trường hợp trầm cảm theo mùa, các triệu chứng xuất hiện vào cuối thu đầu đông và sẽ biến mất trong những ngày nắng đẹp của mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, một vài người có triệu chứng trái ngược hẳn, chúng xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè. Trong một số trường hợp khác, các triệu chứng ban đầu nhẹ, sau đó trở nặng suốt mùa.
Trầm cảm
Trầm cảm theo mùa là một kiểu của trầm cảm xuất hiện theo các mùa trong năm. Do đó các triệu chứng bệnh trầm cảm có thể xuất hiện trong trầm cảm theo mùa như:
- Cảm thấy chán nản hầu hết các ngày trong tuần
- Cảm thấy vô vọng hoặc vô giá trị
- Cảm thấy không có năng lượng
- Mất hứng thú với các hoạt động bạn từng yêu thích
- Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng
- Cảm thấy chậm chạp hoặc nôn nóng
- Cảm thấy khó tập trung
- Luôn có ý nghĩ muốn chết hoặc muốn tự tử
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Triệu chứng bệnh rối loạn trầm cảm theo mùa
Trầm cảm mùa thu và mùa đông
Các triệu chứng đặc hiệu cho chứng trầm cảm theo mùa bắt đầu từ mùa đông, đôi khi còn được gọi là trầm cảm mùa đông:
- Cáu gắt
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
- Không hòa hợp được với mọi người
- Quá nhạy cảm với sự từ chối
- Cảm giác nặng tay chân
- Ngủ quá nhiều
- Thay đổi khẩu vị, đặc biệt rất thèm đồ ăn có nhiều tinh bột
- Tăng cân
Trầm cảm mùa xuân và mùa hè
Các triệu chứng đặc hiệu cho chứng trầm cảm theo mùa bắt đầu từ mùa hè, đôi khi còn được gọi là trầm cảm mùa hè:
Thay đổi thời tiết ở những người mắc rối loạn lưỡng cực
Ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, mùa xuân và mùa hè có thể gây ra các triệu chứng của chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, còn mùa thu và mùa động là khoảng thời gian của chứng trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Việc xuống tinh thần là điều rất bình thường trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn cảm thấy mất tinh thần trong nhiều ngày và không có động lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày mà bạn yêu thích, hãy đi gặp bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu thói quen đi ngủ hoặc khẩu vị của bạn thay đổi hoặc nếu bạn cảm thấy vô vọng, có suy nghĩ muốn tự tử hoặc sử dụng thức uống có cồn để thư giãn.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm theo mùa
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm theo mùa hiện vẫn chưa biết được. Một vài yếu tố dưới đây có thể đóng vai trò quan trọng:
Nhịp sinh học: ánh sáng mặt trời giảm độ sáng vào mùa thu và mùa đông có thể gây trầm cảm mùa đông. Sự giảm độ sáng này có thể làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể bạn và làm bạn cảm thấy chán nản.
Nồng độ serotonin: serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng tới cảm xúc, do đó sự sụt giảm nồng độ serotonin có thể đóng vai trò quan trọng gây ra chứng trầm cảm theo mùa. Giảm độ sáng của ánh sáng mặt trời có thể làm giảm nồng độ serotonin, từ đó kích thích gây ra trầm cảm.
Nồng độ melatonin: thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng nồng độ melatonin trong cơ thể, ảnh hưởng tới thói quen đi ngủ của bạn và tâm trạng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa
Các yếu tố có thể làm tăng nguy co mắc chứng trầm cảm theo mùa:
- Giới tính nữ: trầm cảm theo mùa thường được chẩn đoán ở nữ nhiều hơn nam, nhưng các triệu chứng xảy ra ở nam lại trầm trọng hơn.
- Tuổi: người trẻ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm mùa đông nhiều hơn người già.
- Tiền sử gia đình: những người mắc chứng trầm cảm theo mùa thường có người thân cũng mắc chứng bệnh này hoặc các kiểu trầm cảm khác.
- Đang mắc trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực: các triệu chứng của trầm cảm có thể nặng lên theo mùa nếu bạn có một trong các tình trạng trên
- Sống xa Xích đạo: trầm cảm theo mùa thường xảy ra ở những người sống xa về phía bắc hoặc phía nam của Xích đạo. Điều này có thể do sự giảm độ sáng của ánh sáng mặt trời trong mùa đông và do ngày dài hơn trong mùa xuân.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh trầm cảm theo mùa
Hãy theo dõi các triệu chứng của chứng trầm cảm theo mùa một cách cẩn thận. Như các dạng khác của chứng trầm cảm, trầm cảm theo mùa có thể nặng dần lên và dẫn tới các biến chứng khác nếu như không được chữa trị kịp thời:
- Suy nghĩ và hành vi muốn tự tử
- Xa lánh xã hội
- Gặp vấn đề với việc học hoặc công việc
- Lạm dụng các chất kích thích
Điều trị có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt nếu được chẩn đoán và điều trị trước khi các triệu chứng trở nên tồi tệ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo mùa
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bạn bị trầm cảm theo mùa. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị trước khi đi khám:
- Ghi lại các triệu chứng của bạn như cảm thấy buồn chán hoặc thiếu sức sống
- Ghi lại các triệu chứng trầm cảm như khi nào các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và điều gì làm nó tệ hơn hoặc tốt hơn.
- Ghi lại các vấn đề về thể chất và tinh thần bạn đang có – cả hai đều có thể ảnh hưởng tới tâm trạng.
- Ghi lại các mối căng thẳng hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn.
- Ghi lại các thuốc, vitamin hoặc thuốc bổ bạn đang dùng và liều lượng của chúng.
- Ghi lại các câu hỏi dành cho bác sĩ theo thứ tự quan trọng
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chứng trầm cảm theo mùa, bác sĩ sẽ đánh giá kĩ lưỡng bạn về các mặt:
- Thể chất: bác sĩ sẽ khám tổng quát và hỏi các câu hỏi chuyên sâu về sức khỏe của bạn. Trong một vài trường hợp, trầm cảm có thể có liên quan tới một căn bệnh nền chưa phát hiện ra.
- Xét nghiệm: bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tuyến giáp để chắc chắn chúng hoạt động tốt.
- Đánh giá tâm thần: để kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, suy nghĩ, cảm giác và hành vi. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn điền vào bảng câu hỏi để trả lời các câu hỏi trên.
Trầm cảm theo mùa được xem là một dạng của trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Ngay cả khi đã được đánh giá kĩ lưỡng, việc chẩn đoán chứng bệnh này đôi khi rất khó khăn cho bác sĩ vì các dạng khác của trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự.
Rất nhiều chuyên gia tâm lý sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các bệnh tâm thần (DSM-5), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ, để chẩn đoán các tình trạng tâm thần.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng trầm cảm theo mùa theo DSM – 5 bao gồm trải qua các triệu chứng dưới đây trong ít nhất 2 năm:
- Trầm cảm bắt đầu vào một mùa cụ thể trong năm
- Trầm cảm kết thúc vào một mùa cụ thể trong năm
- Không có trầm cảm trong các mùa bạn có tâm trạng bình thường
- Có nhiều mùa bị trầm cảm hơn là các mùa có tâm trạng bình thường trong khoảng thời gian bị bệnh
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị bệnh trầm cảm theo mùa
Điều trị
Điều trị cho chứng trầm cảm theo mùa bao gồm liệu pháp ánh sáng, dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Nếu bạn có chứng rối loạn lưỡng cực – hãy nói với bác sĩ khi bác sĩ cho bạn điều trị bằng liệu pháp ánh sáng hoặc dùng thuốc chống trầm cảm. Cả hai cách điều trị này có thể kích thích cơn hưng cảm.
Liệu pháp ánh sáng
Trong cách điều trị này, bạn ngồi cách xa khỏi hộp trị ánh sáng đặc biệt một vài mét để bạn có thể tiếp xúc được với ánh sáng rực rỡ. Liệu pháp ánh sáng bắt chước ánh sáng ngoài trời tự nhiên và có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não có liên quan tới tâm trạng.
Liệu pháp ánh sáng là một trong những cách điều trị đầu tiên cho chứng trầm cảm mùa thu. Nó bắt đầu có tác dụng trong vòng vài ngày tới 2 tuần và gây ra vài phản ứng phụ. Những nghiên cứu chuyên sâu về liệu pháp ánh sáng vẫn còn hạn chế nhưng đây có vẻ là cách điều trị hiệu quả cho hầu hết các bệnh nhân trầm cảm theo mùa.
Dùng thuốc
Một vài người mắc chứng trầm cảm theo mùa có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt nếu các triệu chứng trầm cảm rất nặng.
Bác sĩ có thể khuyên bạn bắt đầu điều trị với thuốc chống trầm cảm trước khi các triệu chứng của bạn bắt đầu. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tiếp tục sử dụng dùng thuốc chống trầm cảm sau khi các triệu chứng trầm cảm đã hết.
Hãy nhớ rằng cần mất vài tuần để thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng triệt để. Ngoài thuốc chống trầm cảm, bạn có thể thử sử dụng các thuốc khác trước khi tìm ra loại thuốc có tác dụng tốt nhất cho bạn và có tác dụng phụ ít nhất.
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là một lựa chọn khác để điều trị trầm cảm theo mùa. Việc này có thể giúp bạn:
- Xác định và thay đổi các suy nghĩ và hành vi tiêu cực có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn
- Học cách đối phó lành mạnh với chứng trầm cảm theo mùa.
- Học cách quản lý căng thẳng
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Ngoài việc bám theo kế hoạch điều trị chứng trầm cảm theo mùa, hãy thử các cách sau:
Tạo môi trường sống nhiều ánh sáng mặt trời hơn và rực rỡ hơn: mở rèm cửa ra, cắt các nhánh cây che mất ánh sáng mặt trời hoặc mở cửa sổ mái cho nhà của bạn. Hãy ngồi gần cửa sổ sáng khi đang ở nhà hoặc ở phòng làm việc.
Hãy ra ngoài chơi: đi bộ, ăn trưa ở công viên gần nhà hoặc chỉ đơn giản là ngồi ở bang ghế đá và tận hưởng ánh mặt trời. Ngay cả khi trời lạnh hoặc đầy mây, ánh sáng tự nhiên có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn, đặc biệt khi bạn dành thời gian ra ngoài chơi khoảng 2 tiếng vào buổi sáng.
Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục và các hoạt động thể chất khác giúp bạn giải tỏa căng thẳng và lo âu, cả 2 đều có thể làm nặng thêm các triệu chứng của trầm cảm theo mùa. Việc giữ dáng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, điều đó có thể nâng cao tâm trạng của bạn.
Những cách dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát chứng trầm cảm theo mùa:
- Theo sát kế hoạch điều trị: dùng thuốc như đã hướng dẫn và tham dự các buổi trị liệu đã được sắp xếp
- Tự chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi đủ và dành thời gian để thư giãn. Tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. Hãy chọn các bữa ăn chính và phụ lành mạnh, đừng sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để giải tỏa căng thẳng.
- Tập luyện cách quản lý căng thẳng: học các kĩ thuật quản lý căng thẳng tốt hơn. Các căng thẳng không quản lý được có thể dẫn tới trầm cảm, ăn nhiều hoặc các hành vi và suy nghĩ không lành mạnh khác.
- Hòa đồng: khi bạn cảm thấy buồn phiền, việc hòa đồng rất khó để thực hiện. Hãy giữ liên lạc với những người làm bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên. Họ có thể hỗ trợ bạn, là chỗ dựa cho bạn hoặc trêu đùa làm bạn vui lên.
- Đi chơi xa: nếu có thể, hãy đi nghỉ đông ở nơi có nắng ấm nếu bạn mắc chứng trầm cảm mùa đông hoặc một nơi mát mẻ nếu bạn mắc chứng trầm cảm mùa hè.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Phòng chống bệnh trầm cảm theo mùa
Hiện tại vẫn chưa có cách phòng bệnh trầm cảm mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các triệu chứng và giải quyết chúng sớm, bạn có thể ngăn chúng trở nặng hơn.
Một vài người cảm thấy việc điều trị trước khi các triệu chứng bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông và tiếp tục điều trị sau khi triệu chứng đã khỏi rất có ích. Một vài người khác cần phải tiếp tục điều trị để ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại.
Nếu bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bạn trước khi chúng trở nặng, bạn có thể ngăn ngừa được các thay đổi trầm trọng của tâm trạng, khẩu vị và năng lượng của bản thân.
Việc điều trị bệnh trầm cảm theo mùa nên có sự hỗ trợ của bác sĩ, điều trị càng sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh càng cao. Hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng được phục vụ cho bạn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh trầm cảm.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi