Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là một tình trạng tắc nghẽn dòng chảy của máu ở phổi gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ngay khi thấy có các dấu hiệu của thuyên tắc phổi, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu và điều trị ngay.

1. Bệnh thuyên tắc phổi là gì

2. Triệu chứng bệnh thuyên tắc phổi

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thuyên tắc phổi

4. Điều trị bệnh thuyên tắc phổi

5. Phòng chống bệnh thuyên tắc phổi

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ từ bệnh nhân

1. Bệnh thuyên tắc phổi là gì?

Bệnh thuyên tắc phổi (tên tiếng Anh là Pulmonary Embolism) là sự tắc nghẽn đột ngột dòng chảy của mạch máu lớn ở phổi, thông thường do cục máu đông hình thành từ nơi khác, vỡ ra thành nhiều mảnh và trôi theo dòng máu đến phổi làm tắc nghẽn và ứ mạch máu phổi, ngăn chặn sự bơm máu của tim lên phổi và giảm trao đổi oxy với phế nang.

Đây là bệnh tim mạch thường gặp đứng hàng thứ 3 sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hình ảnh bệnh thuyên tắc phổi

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thuyên tắc phổi

Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột, bao gồm:

Nếu bệnh nhân có cục huyết khối ở chân hoặc tay, có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Sưng phù vùng chân hoặc tay bị huyết khối
  • Đau chân hoặc yếu chân khi đứng và đi bộ
  • Sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng da bên ngoài
  • Đỏ hoặc biến đổi màu sắc da
  • Giãn tĩnh mạch nông ở chân hoặc tay

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi thấy một người có các dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi, bạn cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thuyên tắc phổi

Một số yếu tố góp phần làm nặng thuyên tắc phổi:

  • Phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật vùng bụng hoặc phẫu thuật cơ xương khớp ví dụ như phẫu thuật khớp háng và gối.
  • Chấn thương hoặc gãy xương.
  • Nằm trên giường hoặc ngồi yên tại chỗ trong thời gian dài, có thể khi đi máy bay hoặc ngồi ô tô
  • Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị
  • Mắc các bệnh tim mạch khác như bệnh rung nhĩ, bệnh suy tim, lên cơn đau tim hoặc bị đột quỵ
  • Đang mang thai hoặc ở giai đoạn 6 tuần đầu sau khi sanh
  • Thuốc ngừa thai và các loại nội tiết tố dùng trong thời kì tiền mãn kinh
  • Tiền sử gia đình có tăng đông máu tạo huyết khối
  • Bệnh lí về máu có di truyền như chứng tăng đông máu
  • Bệnh lí viêm ruột
  • Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hoặc hội chứng kháng phospholipid
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Đặt catheter tĩnh mạch, máy tạo nhịp hoặc cấy máy phá khử rung

Cơ chế hình thành bệnh thuyên tắc phổi

4. Các phương pháp điều trị bệnh thuyên tắc phổi

Chẩn đoán

Bệnh nhân sẽ được hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh lí y khoa, bao gồm cả về tiền sử gia đình. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ khám thực thể trên người bệnh.

Các xét nghiệm cần làm:

  • X-quang ngực
  • CT mạch máu
  • Siêu âm tim
  • VQ scan 
  • Siêu âm tĩnh mạch ở chân (duplex)
  • Chụp mạch máu phổi
  • Xét nghiệm máu: D-dimer, troponin, BNP và khí máu động mạch

Điều trị

Dùng thuốc

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị bằng thuốc thường bị giới hạn. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nặng, điều trị nên được thực hiện tại bệnh viện có máy monitor theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Trong một số trường hợp có thể cần loại bỏ cục máu đông ngăn ngừa shock, nhồi máu cơ tim và tử vong.

Phá hủy cục máu đông

Đây là một cách giúp nhanh chóng loại bỏ cục máu động, phương pháp này dùng qua đường tĩnh mạch, qua tĩnh mạch ở tay (tán huyết toàn thân) hoặc qua một catheter dài (ống mỏng) di chuyển đến phổi làm phá tan trực tiếp cục máu đông tại đây (tán huyết trực tiếp qua catheter).

Phẫu thuật

Các phương pháp hỗ trợ cơ học tim phổi hoặc phẫu thuật mổ hở để loại bỏ cục máu đông sẽ là sự lựa chọn điều trị sau cùng khi các phương pháp trên thất bại hoặc bệnh nhân có chống chỉ định.

5. Phòng chống bệnh thuyên tắc phổi

Nếu đã bị thuyên tắc phổi một lần thì sẽ có nguy cơ cao mắc lại. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ khuyên bạn phòng ngừa thuyên tắc phổi bằng cách:

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục
  • Mang vớ ép dãn, đặc biệt khi bạn ngồi hay đứng trong thời gian dài
  • Dùng thuốc chống đông theo toa bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy bản thân bị bất động hay hạn chế vận động quá lâu ví dụ như trong suốt cuộc phẫu thuật hoặc thời gian hồi phục tại giường thì hãy hỏi bác sĩ có cần điều chỉnh liều thuốc chống đông hay không
  • Đi bộ hoặc dãn gân cơ, dang chân mỗi giờ trong chuyến bay dài hoặc chuyến đi ô tô đường dài.
  • Nếu bạn không thể đi bộ do phải nghỉ ngơi tại giường, quá trình hậu phẫu hoặc đi du lịch xa, bạn hãy cử động cánh tay, chân và bàn chân vài phút trong mỗi giờ
  • Uống nhiều nước ví dụ như nước lọc và nước trái cây, hạn chế rượu và caffein
  • Không hút thuốc lá
  • Giữ mức cân nặng lý tưởng

Bệnh thuyên tắc phổi là một căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh thì nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...