Thân chung động mạch

Thân chung động mạch

Thân chung động mạch là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Nếu không được điều trị, thân chung động mạch có thể gây tử vong cho người bệnh.

1. Thân chung động mạch là gì

2. Triệu chứng của bệnh thân chung động mạch

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thân chung động mạch

4. Biến chứng của bệnh thân chung động mạch

5. Điều trị bệnh thân chung động mạch

6. Phòng chống bệnh thân chung động mạch

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh thân chung động mạch là gì?

Thân chung động mạch (tên tiếng Anh là Truncus Arteriosus) là dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp. Nếu con bạn bị thân chung động mạch, điều này nghĩa là chỉ có một mạch máu lớn dẫn máu ra khỏi tim. Bình thường, có hai mạch máu riêng biệt dẫn máu ra khỏi tim.

Hơn nữa, thường có một lỗ thông giữa hai tâm thất gọi là thông liên thất. Hậu quả của thân chung động mạch là máu nghèo oxy lẽ ra nên đi lên phổi và máu giàu oxy lẽ ra nên đi khắp cơ thể bị trộn lẫn với nhau. Điều này gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tuần hoàn.

Phẫu thuật sửa chữa thường thành công, đặc biệt nếu được thực hiện trước khi trẻ 2 tháng tuổi.

Hình ảnh tim bị thân chung động mạch

Hình ảnh tim bị thân chung động mạch

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thân chung động mạch

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện ở những ngày đầu đời của trẻ bao gồm:

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy liên lạc bác sĩ nếu con bạn có các vấn đề sau:

  • Da xanh tím
  • Ăn kém
  • Chậm tăng cân
  • Ngủ nhiều

Một số dấu hiệu của thân chung động mạch có thể cho thấy vấn đề cần chăm sóc khẩn cấp. Nếu con bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây hãy tìm đến cấp cứu:

  • Nhịp thở nhanh, nông và nặng nề
  • Da xanh 
  • Mất ý thức

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thân chung động mạch

Thân chung động mạch xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi khi tim của bé đang phát triển. Trong hầu hết các trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tổng quan về cấu trúc và chức năng tim điển hình rất hữu ích trong việc tìm hiểu các khuyết tật của thân chung động mạch.

Tim

Tim bạn có bốn buồng. Các van tim điều khiển dòng máu chảy, mở và đóng để đảm báo máu đi theo một hướng.

Bốn buồng tim là:

  • Tâm nhĩ phải, nhận máu nghèo oxy từ cơ thể và đưa đến thất phải.
  • Tâm thất phải, bơm máu lên động mạch phổi và vào phổi, nơi máu được tái cung cấp oxy.
  • Tâm nhĩ trái, nhận máu giàu oxy từ phổi và đưa xuống thất trái.
  • Tâm thất trái, bơm máu giàu oxy qua động mạch chủ và đi khắp cơ thể.

Sự phát triển bình thường của tim

Sự hình thành tim của thai nhi là một quá trình phức tạp. Tại một thời điểm nhất định, tấc cả trẻ đều có một thân chung động mạch đi ra khỏi tim. Trong sự phát triển bình thường của tim, mạch máu này sẽ chia đôi thành hai phần.

Một phần sẽ trở thành phần dưới của động mạch chủ, được gắn vào tâm thất trái. Phần khác trở thành phần dưới của động mạch phổi, được gắn vào tâm thất phải.

Cũng trong quá trình này, tâm thất phát triển thành hai ngăn cách nhau bởi vách ngăn.

Thân chung động mạch ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh có thân chung động mạch, mạch máu lớn không bao giờ hoàn thành chia đôi hai mạch máu riêng. Và thành ngăn hai tâm thất không bao giờ đóng lại hoàn toàn, dẫn đến thông liên thất.

Ngoài khuyết tật chính của thân chung động mạch, van điều khiển lượng máu từ tâm thất sang động mạch thân chùn thường bị khiếm khuyết, làm máu chảy ngược về tim.

Nguyên nhân gây ra thân chung động mạch

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thân chung động mạch

Nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi trong thai kì: Nếu phụ nữ có tiền căn mắc bệnh sởi hay do siêu vi khác, nguy cơ dị tật ở trẻ sẽ tăng.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường kém trong thời kỳ mang thai: Bệnh tiểu đường không được quản lý tốt có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, bao gồm các khuyết tật về tim.
  • Một số loại thuốc dùng trong thời kỳ mang thai: Nhiều loại thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai vì những nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.
  • Một số rối loạn nhiễm sắc thể: Trẻ em có hội chứng DiGeorge có nguy cơ gia tăng thân chung động mạch. Những tình trạng này là do một nhiễm sắc thể thừa hoặc khiếm khuyết.
  • Hút thuốc trong thời kỳ mang thai: Tiếp tục hút thuốc lá trong khi mang thai làm tăng nguy cơ bé sẽ được sinh ra với một khiếm khuyết tim.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh thân chung động mạch

Các cấu trúc tim bất thường của thân chung động mạch sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng với tuần hoàn máu.

Bởi vì tâm thất không tách ra và tất cả máu đều thoát khỏi một mạch máu, máu giàu oxy và máu không oxy hòa lẫn với nhau - dẫn đến máu không mang đủ oxy. Máu hỗn hợp này chảy từ thân chung động mạch sang phổi, động mạch của tim và phần còn lại của cơ thể.

Nếu con bạn có mạch máu thân chung động mạch, lưu thông máu bất thường thường dẫn đến:

  • Vấn đề về đường hô hấp: Sự phân bố máu bất thường dẫn đến quá nhiều máu chảy vào phổi. Quá nhiều dịch trong phổi làm cho bé khó thở.
  • Tăng áp phổi: Lưu lượng máu tăng lên phổi làm cho mạch máu phổi bị hẹp lại, tăng huyết áp trong phổi và khiến tim của em bé ngày càng khó bơm máu vào phổi.
  • Lớn tim: Tăng huyết áp phổi và tăng lưu lượng máu qua tim khiến tim của em bé hoạt động nhiều hơn bình thường, làm cho nó lớn lên. Tim lớn dần dần suy yếu.
  • Suy tim: Việc gia tăng lượng máu và cung cấp oxy kém cũng dẫn đến làm yếu tim của em bé. Những yếu tố này có thể góp phần làm suy tim, tim không có khả năng cung cấp đủ máu cho cơ thể.

Biến chứng về sau

Ngay cả khi phẫu thuật sửa chữa thành công trong thời kỳ sơ sinh, các biến chứng khác liên quan đến thân chung động mạch có thể xảy ra sau này:

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của những biến chứng này bao gồm khó thở khi tập thể dục, hoa mắt, mệt mỏi và cảm giác tim đập nhanh (đánh trống ngực).

Thân chung động mạch ở người trưởng thành

Trong một số ít trường hợp, người có thân chung động mạch có thể sống sót mà không làm phẫu thuật sửa chữa tim và sống ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, những người có tình trạng này hầu như chắc chắn sẽ bị suy tim và hội chứng Eisenmenger.

Hội chứng này là do tổn thương phổi vĩnh viễn do tăng áp phổi làm cho lưu lượng máu chảy qua phổi hoàn toàn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh thân chung động mạch

Chẩn đoán

Khi bé chào đời, chiều cao, cân nặng và chu vi đầu của bé đã được ghi nhận, và các phép đo này được thực hiện tại các buổi khám đều đặn với bác sĩ. Bác sĩ sẽ lặp lại các phép đo này trong một buổi khám đặc biệt và xác định xem có sự chậm trễ nào trong qúa trình phát triển hay không.

Bác sĩ có thể nghe phổi để đánh giá hơi thở của bé và khả năng lưu thông trong phổi. Bác sĩ sẽ nghe tim để xác định xem có nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hay âm thanh bất thường gây ra bởi dòng máu bị rối loạn (âm thổi).

Đối với trẻ có thân chung động mạch, hầu hết các chăm sóc y tế của đều được cung cấp bởi bác sĩ tim mạch nhi cùng với bác sĩ phẫu thuật tim trẻ em và thường là một đội ngũ nhân viên chuyên môn.

Để bác sĩ kiểm tra tình trạng của tim và chẩn đoán, họ sẽ cần chỉ định một trong các xét nghiệm:

Siêu âm tim: Siêu âm tim cho thấy cấu trúc và chức năng của tim. Ở trẻ sơ sinh có thân chung động mạch, siêu âm tim cho thấy một mạch máu lớn dẫn ra từ tim, một lỗ thông liên thất, và những bất thường ở van giữa mạch máu lớn và tâm thất.

Bởi vì một siêu âm tim cho thấy dòng máu, nó cũng có thể cho thấy máu di chuyển qua lại giữa hai tâm thất và lượng máu chảy vào phổi. Lượng máu có thể chỉ ra nguy cơ tăng áp phổi.

X quang: X-quang ngực có thể cho thấy kích cỡ của tim, các bất thường trong phổi và dịch thừa trong phổi.

Điều trị

Trẻ sơ sinh có thân chung động mạch phải phẫu thuật. Nhiều thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể là cần thiết, đặc biệt là khi con bạn lớn lên. Có thể dùng các loại thuốc trước khi phẫu thuật để giúp cải thiện sức khoẻ của tim.

Thuốc

Các thuốc có thể dùng trước phẫu thuật bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu, giúp ngừa ứ dịch trong cơ thể, một hậu quả thường gặp trong suy tim.
  • Thuốc tăng co bóp cơ tim.

Phẫu thuật

Hầu hết trẻ sơ sinh có thân chung động mạch đều được làm phẫu thuật trong vài tuần đầu sau khi sinh. Thủ tục chính xác sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bé. Hầu hết bác sĩ phẫu thuật sẽ:

  • Đóng lỗ giữa hai tâm thất với một miếng vá.
  • Tách phần trên của động mạch phổi từ mạch lớn duy nhất.
  • Cấy ghép ống dẫn và van để nối tâm thất phải với phần trên của động mạch phổi - tạo ra động mạch phổi mới, hoàn chỉnh.
  • Tái thiết lại mạch máu lớn và động mạch chủ để tạo ra một động mạch chủ mới hoàn chỉnh.

Sau khi phẫu thuật, con của bạn sẽ cần chăm sóc theo dõi suốt đời với bác sĩ tim mạch để theo dõi sức khoẻ của tim. Bác sĩ tim mạch có thể khuyên con bạn hạn chế hoạt động thể chất, đặc biệt là các môn thể thao thi đấu.

Con của bạn sẽ cần dùng kháng sinh trước khi làm thủ thuật nha khoa và các phẫu thuật khác để phòng ngừa nhiễm trùng.

Bởi vì ống dẫn nhân tạo không phát triển cùng với con bạn, các cuộc phẫu thuật theo dõi để thay van van là cần thiết khi con bạn lớn lên. Các thủ thuật phẫu thuật mới hơn sử dụng ống thông tim đưa vào mạch máu ở chân sau đó di chuyển từ từ lên đến tim để thay thế ống dẫn mà không cần phẫu thuật tim.

Ngoài ra, việc đặt catheter với quả bóng bơm phồng lên có thể được sử dụng để mở ra một động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, có thể làm chậm sự cần thiết cho phẫu thuật theo dõi.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ đã được phẫu thuật để sửa chữa thân chung động mạch nên được đánh giá bởi một bác sĩ tim mạch có chuyên môn về khuyết tật tim bẩm sinh ở người lớn và bác sỹ sản khoa chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao trước khi cố gắng mang thai.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương phổi xảy ra trước khi phẫu thuật, việc mang thai có thể hoặc không được khuyến cáo. Ngoài ra, một số loại thuốc dùng cho các vấn đề về tim có thể gây hại cho thai nhi.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Chăm sóc một em bé bị bệnh tim nghiêm trọng, ví dụ như thân chung động mạch, có thể là một thử thách. Dưới đây là một số chiến lược có thể giúp làm cho nó dễ dàng hơn:

  • Tìm kiếm hỗ trợ. Yêu cầu giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình và bạn bè. 
  • Ghi lại tình trạng sức khoẻ của bé. Viết ra các chẩn đoán, các loại thuốc, phẫu thuật và các thủ thuật khác của bé, ngày tháng được thực hiện, tên và số điện thoại của bác sĩ tim mạch và các thông tin quan trọng khác về chăm sóc bé của bạn.

Bạn cũng nên có một bản sao của báo cáo phẫu thuật từ bác sĩ phẫu thuật của con bạn. Thông tin này sẽ giúp bạn nhớ lại sự chăm sóc mà con bạn đã nhận được, và sẽ hữu ích cho các bác sĩ không biết bệnh của con bạn, những người cần xem lại lịch sử sức khoẻ của bé. Sẽ rất hữu ích khi con bạn chuyển từ chăm sóc sức khoẻ trẻ em sang người lớn.

Hãy nói ra vấn đề bạn quan tâm. Bạn có thể lo lắng về những rủi ro của hoạt động mạnh, ngay cả sau khi con bạn đã được phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ về những hoạt động nào là an toàn cho con của bạn.

Nếu một số hoạt động bị hạn chế, hãy khuyến khích con của bạn theo đuổi các mục đích khác thay vì tập trung vào những gì chúng không thể làm được. Nếu các vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ của con bạn, hãy thảo luận với bác sĩ.

6. Phòng chống bệnh thân chung động mạch

Trong hầu hết các trường hợp, các khuyết tật tim bẩm sinh, như thân chung động mạch, không thể ngăn ngừa được. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc nếu bạn đã có con bị khuyết tật tim bẩm sinh, bạn có thể cân nhắc nói chuyện với nhà tư vấn di truyền và bác sĩ tim mạch có kinh nghiệm về các khuyết tật tim bẩm sinh trước khi quyết định về việc có thai.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc mang thai, có một vài bước bạn có thể thực hiện để giúp đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh, bao gồm:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai: Một số loại siêu vi như Rubella có thể rất nguy hại trong thai kỳ, do đó điều quan trọng là đảm bảo bạn đã tiêm phòng trước khi bạn mang thai.
  • Tránh các loại thuốc nguy hiểm: Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nếu bạn đang mang thai hoặc suy nghĩ về việc mang thai. Nhiều loại thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.
  • Dùng acid folic: Đây là một trong số ít bước bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, bao gồm tủy sống, não và các khuyết tật về tim.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Nếu bạn là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ mang thai liên quan đến bệnh tiểu đường và cách tốt nhất để quản lý bệnh trong thời kỳ mang thai của bạn.

Bệnh thân chung động mạch nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Trần Ngọc Hân

    Trên đời này thực sự có nhiều bệnh quái ác thật. Nên tốt nhất là đi gặp bác sĩ khám chắc ăn.

    18/10/2017
  • Nguyễn Hoàng

    Tôi cũng có người thân bị căn bẹnh thân chung động mạch này. Nhưng rất may mắn được điều trị sớm nên bệnh đã thuyên giảm. cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Xuân Quang

    Tôi chưa hiểu rõ về bệnh nay nên đã thử tìm hiểu, bài viết đã cho tôi nhiều thông tin hữu ích, trình bày rõ ràng, dễ hiểu

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...