Nghiện thuốc lá

Nghiện thuốc lá

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục hút. Đó là do người hút thuốc lá đã trở nên lệ thuộc vào thuốc hay  còn gọi là nghiện thuốc lá.

Những thông tin bạn có thể tìm thấy trong bài viết:

  1. Nghiện thuốc lá là gì?
  2. Các phương pháp điều trị cai nghiện thuốc lá
  3. Lợi ích của việc cai thuốc lá

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Nghiện thuốc lá là gì?

Nghiện thuốc lá là một trường hợp của tình trạng "Lạm dụng chất gây nghiện". Nghiện thuốc lá là việc bạn bị lệ thuộc thực thể vào chất nicotine có trong thuốc lá và lệ thuộc tâm lý, hành vi đối với hành vi hút thuốc lá.

  • Nghiện thực thể: chất nicotine tác động lên quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh làm người hút thuốc lá có cảm giác hưng phấn, giảm lo lắng, tăng khả năng tập trung .v.v. Khi cai thuốc, người nghiện hút thuốc lá cảm thấy buồn bã, lo lắng, bứt rứt, mất ngủ, khó tập trung, vật vã vì hệ thần kinh của họ đã quen với nồng độ nicotine trong máu cao.
  • Nghiện tâm lý: người hút thuốc lá có những quan điểm lệch lạc về thuốc lá, họ không nhìn thuốc lá dưới khía cạnh gây hại cho sức khỏe, ngược lại nhìn nhận thuốc lá như là một biểu tượng của sự “trưởng thành”, “nam tính”, “sành điệu”.
  • Nghiện hành vi: hành vi hút thuốc lá đã trở nên một thói quen, một phản xạ có điều kiện được củng cố bằng hình thức lập đi lập lại qua nhiều năm tháng.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), người hút thuốc có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn dưới đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá:

  1. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.
  2. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập chung... và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.
  3. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến. Cụ thể, người hút thuốc chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút; hay chỉ định hút ở ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút....
  4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công.
  5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá. Ở Việt Nam, có thể mua và hút thuốc lá ở bất cứ đâu, nên tiêu chí này ít được thấy rõ nhưng một biểu hiện của tiêu chí này là người nghiện lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.
  6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá. Do người Việt Nam hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi nên tiêu chí này cũng không biểu hiện rõ; biểu hiện cụ thể của tiêu chí này đó là khi hút thuốc ở những nơi bị cấm hút thuốc như: bệnh viện, công sở, sân bay...
  7. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá...

    _____________________________

        HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

    BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

    Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

    Tư vấn qua ZALO

    Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

    _____________________________

Dấu hiệu nhận biết bạn bị nghiện thuốc lá

Dấu hiệu nhận biết bạn bị nghiện thuốc lá

2. Các phương pháp điều trị cai nghiện thuốc lá:

Theo khuyến cáo của WHO, các biện pháp điều trị được minh chứng là có hiệu quả là: điều trị nhận thức thay đổi hành vi, điều trị bằng thuốc: nicotine thay thế, bupropion, varenicline. Tùy trường hợp, bác sỹ sẽ quyết định dùng biện pháp điều trị nào, đơn thuần hay kết hợp nhiều biện pháp. Trong mọi trường hợp, đều không thể thiếu phương pháp điều trị nhận thức - thay đổi hành vi.

Điểu trị nhận thức - thay đổi hành vi bắt đầu từ buổi trao đổi đầu tiên với bác sỹ

Bác sỹ giúp xác định lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy hút thuốc lá, lý do khiến bạn cảm thấy phải ngừng hút. Bác sỹ giúp tìm ra giải pháp tránh tình huống thúc đẩy hút thuốc lá, giải pháp thay thế hành vi hút thuốc lá bắng hành vi khác không có hại.

Bác sỹ giúp củng cố lý do và quyết tâm muốn cai thuốc lá: Bác sỹ cung cấp lời khuyên, mức độ cần thiết của việc thực hiện chuyển đổi hành vi hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe nếu thành công.

Ngoài những buổi trò chuyện trực tiếp như trên, khi bạn có nhu cầu, bạn có thể liên lạc trực tiếp với bác sỹ qua điện thoại và nhận được tư vấn từ xa: bạn không chỉ nhận được sự trợ giúp của bác sĩ dưới vai trò của người bác sỹ mà còn là một người bạn nữa.

Điều trị bằng chế phẩm nicotine thay thế

Lưu ý: Phương pháp này bác sĩ khuyên dùng cho những trường hợp bị lệ thuộc thực thể nặng.

Nicotine thay thể có thể dược cung cấp qua nhiều đường khác nhau như: miếng dán, viên thuốc nhai, viên thuốc ngậm dưới lưỡi, nicotine hít; trong bốn loại này, loại thường được dùng nhất là nicotine dán.

Nicotine thay thế giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng vật vã trong những ngày đầu cai thuốc lá, khi cơ thể đã quen dần, bác sỹ sẽ giảm dần liều thuốc nicotine thay thế sao cho các triệu chứng cai thuốc không xuất hiện. Tùy theo cá nhân, đặc biệt là mức độ lệ thuộc nicotine, thời gian dung thuốc nicotine kéo dài từ 1-2 tháng, trường hợp cá biệt có thể kéo dài đến 6 tháng.

Điều trị bằng buprobion và varenicline

Cũng được khuyên dùng cho trường hợp lệ thuộc thực thể nặng.

Buprobion và  varenicline tác động lên hệ thống thần kinh làm người nghiện hút thuốc lá giảm hẳn  ham muốn đòi hút thuốc lá.

Lời khuyên của bác sĩ:

Trong cai thuốc lá, bạn cần nhớ:

  • Thứ nhất, việc cai thuốc lá thành công trước tiên là tùy thuộc vào sự quyết tâm cai thuốc lá của bạn, có rất nhiều người nghiện thật nặng nhưng cũng đã tự cai thành công.
  • Thứ hai, không phải mọi người đều lệ thuộc thực thể nhiều, nếu chỉ lệ thuôc nhẹ, hoặc lệ thuộc tâm lý, hành vi nhiều hơn thi không cần có chỉ định điều trị bằng  thuốc.
  • Thứ ba, điều trị nhận thức hành vi nhằm chuyển đổi hành vi hút thuốc lá là cần thiết cho mọi trường hợp và hiệu quả không thua kém biện pháp điều trị bằng thuốc.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

3. Lợi ích của cai thuốc lá

Lợi ích trước mắt:

  • Tim mạch: Nhịp tim chậm lai, huyết áp giảm sau ngưng hút 30 phút.
  • Hô hấp: Ban sẽ khạc đàm nhiều hơn trong một vài tuần đầu tiên là dấu hiệu tốt cho biết tế bào niêm mạc phế quản đã hoạt động trở lại. Nếu bạn mắc viêm phế quản mạn, tần suất, cường độ triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở, thở rít giảm rõ ngay trong những ngày, tuần đầu sau cai thuốc lá.
  • Tai mũi họng: Gỉam kích thích vùng hầu họng, bớt ngứa cổ ngay tuần đầu tiên. Bạn sẽ cảm nhận trở lại mùi vị thức ăn và bạn sẽ ăn ngon miệng hơn.

Lợi ích lâu dài: thể hiện băng việc giảm dần tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật liên quan đến thuốc lá. Lợi ích lâu dài này thể hiện ở nhiều khía cạnh:

  • Bệnh lý ung thư: nguy cơ tương đối của ung thư phổi, ung thư hầu họng, ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, tụy tạng, bàng quang giảm dần dần và đạt ở mức ngang với người không hút thuốc lá sau 10 năm.
  • Bệnh lý tim mạch: nếu cai thuốc sau nhồi máu cơ tim thì nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát giảm 50%; nguy cơ tử vong giảm 50% sau 1 năm, mất hẳn nguy cơ tim mạch có liên quan thuốc lá sau 5 năm. Xem chi tiết hơn về bệnh nhồi máu cơ tim Tại đây.
  • Bệnh lý hô hấp: nguy cơ nhiễm trùng phổi giảm và tốc độ suy giảm chức năng hô hấp theo tuổi trở về đân tới mức sút giảm của người không hút thuốc.
  • Bệnh lý khác: giảm tác hại của thuốc lá lên hệ thống sinh sản, ngưng hút thuốc trước hoặc trong 3-4 tháng đầu của thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.​

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng Linh

    Chào bác sĩ. Tôi bị nghiện thuốc lá đã mấy năm nay nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình cũng giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    15/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...