Mất ngôn ngữ
Một số người gặp phải tình trạng mất ngôn ngữ xảy ra sau một cơn đột qụy hoặc tổn thương đầu hay có khối u ở não. Để điều trị bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh mất ngôn ngữ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngôn ngữ
4. Biến chứng của bệnh mất ngôn ngữ
6. Biện pháp đối phó và khắc phục
1. Bệnh mất ngôn ngữ là gì?
Mất ngôn ngữ (tên tiếng Anh là Aphasia) là tình trạng bạn không thể giao tiếp được. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ, cả lời nói và chữ viết.
Mất ngôn ngữ điển hình xảy ra sau một cơn đột qụy hoặc tổn thương đầu. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện từ một khối u não đang phát triển hoặc một bệnh gây tổn thương vĩnh viễn (thoái hóa). Vị trí, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây tổn thương não quyết định độ nặng của tình trạng.
Một khi nguyên nhân đã được giải quyết, điều trị cho mất ngôn ngữ tập trung vào liệu pháp lời nói và ngôn ngữ. một người mất ngôn ngữ sẽ học lại và thực hành các kĩ năng ngôn ngữ và học các cách giao tiếp. Thành viên trong gia đình thường tham gia vào quá trình, giúp đỡ người bệnh trong việc học giao tiếp lại.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mất ngôn ngữ
Mất ngôn ngữ là một dấu hiệu của tình trạng bệnh lí, như bị tai biến mạch máu não hay bị bệnh u não.
Một người bị mất ngôn ngữ có thể:
- Nói câu ngắn hoặc không hoàn chỉnh
- Nói câu không có nghĩa
- Đọc từ này thành từ khác
- Nói những từ không nhận biết được
- Không hiểu người khác nói gì
- Viết câu không có nghĩa
Độ nặng và phạm vi của bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương và vùng não bị ảnh hưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các loại mất ngôn ngữ
Bác sĩ có thể đề cập đến các loại như không trôi chảy, trôi chảy và toàn bộ:
Mất ngôn ngữ kiểu không trôi chảy (Mất ngôn ngữ vùng Broca): Tổn thương ngôn ngữ vùn gần thùy trán trái của não thường gây mất ngôn ngữ vùng Broca, còn được gọi là mất ngôn ngữ kiểu không trôi chảy. Người có dạng mất ngôn ngữ này gặp khó khăn khi phát ngôn, nói những câu rất ngắn và bỏ sót từ. Người nghe thường có thể hiểu được.
Người mất ngôn ngữ vùng Broca có thể hiểu những gì người khác nói hơn là có thể nói được. Họ nhận ra được sự khó khăn trong việc giao tiếp và có thể thấy thất vọng. Người bị mất ngôn ngữ vùng Broca có thể bị liệt nửa người hoặc yếu nửa người phải.
Mất ngôn ngữ kiểu trôi chảy (Mất mất ngôn ngữ vùng Wernicke): Người mất ngôn ngữ dạng này có thể nói một cách dễ dàng và trôi chảy những câu dài, phức tạp nhưng không mang ý nghĩa gì cả hoặc có chưa những từ không cần thiết, không đúng. Họ thường không hiểu những gì người khác nói và không nhận ra rằng người khác cũng không hiểu những gì họ nói. Dạng này còn được gọi là mất ngôn ngữ vùng Wernicke, là hậu quả của việc tổn thương vùng ngôn ngữ ở giữa não trái.
Mất ngôn ngữ kiểu toàn bộ: Đây là hậu quả của tổn thương lan tỏa vùng ngôn ngữ của não. Người bị mất ngôn ngữ toàn bộ mất khả năng trầm trọng về việc diễn đạt và hiểu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào cần đi bác sĩ khám?
Vì mất ngôn ngữ thường là dấu hiệu vấn đề nghiêm trọng, như đột qụy, nên hãy gọi cấp cứu ngày nếu bạn đột ngột có các triệu chứng sau:
- Nói khó
- Khó khăn trong việc hiểu lời nói
- Khó khăn trong việc lặp lại từ
- Khó khăn trong việc đọc hay viết
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân của bệnh mất ngôn ngữ
Nguyên nhân thường gặp nhất của mất ngôn ngữ là tổn thương não hậu quả từ đột quỵ. Việc mất máu lên não dẫn tới chết tế bào não hoặc tổn thương não vùng điều khiển ngôn ngữ.
Tổn thương não gây ra bởi chấn thương đầu nghiêm trọng, u não, nhiễm trùng hay một quá trình thoái hóa cũng có thể gây mất ngôn ngữ. Trong các tường hợp này, mất ngôn ngữ thường xảy ra cùng với các rối loạn về nhận thức, như vấn đề trí nhớ hay lú lẫn.
Mất ngôn ngữ tiến triển tiên phát là một thuật ngữ dùng cho các rối loạn về ngôn ngữ phát triển từ từ. Tình trạng này là do sự thoái hóa dần dần của các tế bào não ở vùng ngôn ngữ. Đôi khi loại mất ngôn ngữ này sẽ phát triển dần tới một tình trạng suy giảm trí nhớ toàn bộ.
Thỉnh thoảng các đợt mất ngôn ngữ có thể xảy ra. Điều này có thể do đau nửa đầu Migraine, co giật hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Một cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi dòng máu tới não bị tắc tạm thời. Người từng bị thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ cao bị đột quỵ trong tương lai gần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tác hại và biến chứng của bệnh mất ngôn ngữ
Mất ngôn ngữ có thể gây ra vô số các vấn đề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, vì giao tiếp chiếm phần lớn trong cuộc sống bạn. Giao tiếp khó khăn có thể ảnh hưởng đến:
- Công việc
- Quan hệ
- Các chức năng hàng ngày
Các rào cản ngôn ngữ có thể dẫn tới xấu hổ, thất vọng và các vấn đề trong mối quan hệ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh mất ngôn ngữ
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể khám lâm sàng thần kinh và thực thể cho bạn, kiểm tra sức cơ, cảm giác và phản xạ, nghe tim và mạch máu ở cổ. Họ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh, thường là MRI để nhanh chóng phát hiện nguyên nhân của mất ngôn ngữ.
Bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra đánh giá kĩ năng ngôn ngữ như khả năng:
- Gọi tên đồ vật
- Tham gia cuộc đối thoại
- Hiểu và sử dụng từ đúng cách
- Trả lời câu hỏi qua cách đọc và nghe
- Lặp lại câu và từ
- Làm theo chỉ dẫn
- Trả lời câu hỏi có - không và câu hỏi mở về các chủ đề thông thường
- Đọc và viết
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Nếu tổn thương não nhẹ, người bệnh có thể hồi phục các kĩ năng ngôn ngữ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hầu hết mọi người trải qua liệu pháp ngôn ngữ và lời nói để phục hồi khả năng ngôn ngữ và bổ sung các kinh nghiệm giao tiếp.
Phục hồi ngôn ngữ và lời nói
Phục hồi là một quá trình tương đối chậm. Mặc dù hầu hết mọi người có tiến bộ đáng kể, ít người lấy lại được toàn bộ khả năng giao tiếp như trước khi tổn thương.
Đối với mất ngôn ngữ, liệu pháp lời nói và ngôn ngữ cải thiện giao tiếp của người bệnh bằng cách lưu trữ nhiều ngôn ngữ càng tốt, dạy họ làm sao để bù đắp cho kĩ năng ngôn ngữ đã mất và tìm các cách thức giao tiếp khác.
Liệu pháp:
- Bắt đầu sớm: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bắt đầu liệu pháp sớm sau tổn thương não sẽ có hiệu quả nhất.
- Làm việc trong một nhóm: Trong nhóm, người bị mất ngôn ngữ có thể thử kĩ năng giao tiếp trong một môi trường an toàn. Người tham gia có thể thực tập bắt đầu cuộc đối thoại, nói chuyện luân phiên, phát hiện các ý bị hiểu sai và sửa lỗi.
- Có thể có sử dụng máy vi tính: Sử dụng liệu pháp hỗ trợ bằng máy tính có thể đặc biệt có ích để học từ và nghe từ.
Thuốc
Một số thuốc đang được nghiên cứu để điều trị mất ngôn ngữ. Đây có thể bao gồm thuốc cải thiện dòng máu chảy lên não, cải thiện khả năng phục hồi của não hay giúp thay thế các chất dẫn truyền thần kinh bị cạn kiệt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Biện pháp đối phó và khắc phục bệnh mất ngôn ngữ
Đối với người bị mất ngôn ngữ
Nếu bạn bị mất ngôn ngữ, các cách sau có thể giúp bạn giao tiếp với người khác:
- Mang theo một tấm thẻ giải thích rằng bạn bị mất ngôn ngữ và cho biết mất ngôn ngữ là gì.
- Mang theo chứng minh thư và thông tin để liên lạc với người thân.
- Mang bút và giấy bên mình.
- Sử dụng bản vẽ, bản đồ hoặc hình ảnh để minh họa tắt.
- Sử dụng cử chỉ và chỉ vào vật thể.
Gia đình và bạn bè
Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể xài các cách sau khi giao tiếp với người bị mất ngôn ngữ:
- Đơn giản hóa các câu nói và nói với tốc độ chậm
- Giữ cuộc đối thoại lần lượt từng người một nói chuyện
- Cho người bệnh thời gian để nói
- Đừng ngưng câu họ đang nói hay sửa lỗi sai
- Giảm các tiếng ồn phân tán xung quanh
- Luôn có sẵn bút và giấy
- Viết từ khóa và câu ngắn để giải thích nếu cần
- Giúp người bệnh làm một cuốn từ vựng, hình ảnh để hỗ trợ cuộc đối thoại
- Sử dụng vẽ hay cử chỉ khi bạn không hiểu
- Để người bệnh tham gia đối thoại càng nhiều càng tốt
- Kiểm tra độ hiểu và tóm tắt lại những gì bạn vừa bàn luận
Các nhóm hỗ trợ
Các nhóm hỗ trợ có thể giúp người bị mất ngôn ngữ hòa nhập cộng đồng và học các chiến thuật đối phó. Hãy hỏi bác sĩ thêm thông tin về các nhóm này.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bệnh mất ngôn ngữ vẫn có thể được điều trị nếu tìm ra đúng nguyên nhân gây ra bệnh. Vậy nên ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh mất ngôn ngữ, bạn cần phải đi khám để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi