Giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng thường xảy ra ở những người bị bệnh gan nặng. Bệnh thường không gây ra các triệu chứng trừ khi bị chảy máu.
1. Giãn tĩnh mạch thực quản là gì
2. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
3. Nguyên nhân gây ra bênh giãn tĩnh mạch thực quản
4. Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
5. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là gì?
Giãn tĩnh mạch thực quản (tên tiếng anh là Esophageal Varices) là sự bất thường, giãn rộng tĩnh mạch trong ống nối giữa họng và dạ dày (thực quản). Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh gan nặng.
Giãn tĩnh mạch thực quản phát triển khi lượng máu lưu thông bình thường đến gan bị tắc nghẽn bởi huyết khối hoặc mô sẹo ở gan. Để đi vòng qua chỗ bị tắc nghẽn, máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn mà những mạch máu này không được thiết kế để mang một lượng máu lớn. Các mạch máu có thể rò rỉ máu hoặc thậm chí vỡ, gây ra chảy máu đe dọa tính mạng.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng trừ khi chảy máu. Các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu thực quản bao gồm:
- Nôn ra máu, lượng đáng kể
- Phân đen, như hắc in hoặc phân lẫn máu
- Choáng váng
- Mất ý thức (với trường hợp nghiêm trọng)
Bác sĩ có thể nghi ngờ biến chứng nếu bạn có các dấu hiệu bệnh gan, bao gồm:
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng mà bạn lo lắng. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ giãn tĩnh mạch thực quản và làm thế nào bạn có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Hỏi bác sĩ của bạn về một thủ thuật nội soi để kiểm tra giãn tĩnh mạch thực quản.
Nếu bạn đã được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thực quản, bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn bạn theo dõi dấu hiệu xuất huyết. Xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản là một trường hợp khẩn cấp. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn ói hoặc đi cầu ra máu.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản đôi khi hình thành do máu chảy vào gan của bạn bị tắc nghẽn, thường là do các mô sẹo ở gan gây ra bởi bệnh gan. Dòng máu bắt đầu chảy ngược trở lại, tăng áp lực lên tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cửa) dẫn máu tới gan.
Áp lực này (tăng huyết áp tĩnh mạch cửa) buộc máu đi tìm các đường khác bằng các tĩnh mạch nhỏ hơn, chẳng hạn như ở phần thấp nhất của thực quản. Những tĩnh mạch thành mỏng này phình lên do máu. Đôi khi chúng có thể vỡ và chảy máu.
Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:
- Sẹo gan nặng (xơ gan): Một số bệnh về gan - bao gồm viêm gan do nhiễm, bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ và rối loạn ống mật được gọi là xơ gan mật chính - có thể dẫn đến xơ gan.
- Cục máu đông (huyết khối): Một cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc trong tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch lách) có thể gây giãn tĩnh mạch thực quản.
- Nhiễm ký sinh trùng: Schistosomiasis nhiễm ký sinh trùng được tìm thấy ở một số vùng của Châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Trung Đông và Đông Nam Á. Ký sinh trùng có thể làm tổn thương gan, cũng như phổi, ruột và bàng quang
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Mặc dù nhiều người bị bệnh gan tiến triển sẽ phát triển thành giãn tĩnh mạch thực quản nhưng hầu hết sẽ không bị xuất huyết. Giãn tĩnh mạch có nhiều khả năng bị chảy máu nếu bạn:
- Áp lực tĩnh mạch cửa cao: Nguy cơ chảy máu tăng cùng với tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tăng áp cửa).
- Giãn tĩnh mạch lớn: Giãn tĩnh mạch càng lớn, khả năng xuất huyết càng cao.
- Dấu đỏ trên tĩnh mạch giãn: Khi khảo sát qua nội soi vào cổ họng của bạn, một số giãn tĩnh mạch biểu hiện vệt dài, đỏ hoặc đốm đỏ. Những dấu hiệu này cho thấy có nguy cơ bị chảy máu cao.
- Xơ gan nặng hoặc suy gan: Thông thường, bệnh gan càng nặng, khả năng bị chảy máu càng cao.
- Tiếp tục sử dụng rượu. Nguy cơ xuất huyết cap hơn đáng kể nếu bạn tiếp tục uống rượu, đặc biệt nếu bệnh của bạn có liên quan đến rượu.
4. Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Các biến chứng nghiêm trọng nhất của giãn tĩnh mạch thực quản là xuất huyết. Một khi bạn đã có một đợt bị chảy máu, nguy cơ chảy máu tăng lên rất nhiều. Nếu bạn bị mất quá nhiều máu, bạn có thể bị sốc, có thể dẫn đến tử vong.
5. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Chẩn đoán
Nếu bạn bị xơ gan, bác sĩ sẽ tầm soát giãn tĩnh mạch thực quản khi bạn được chẩn đoán. Thông thường bao lâu bạn sẽ được tầm soát một lần tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Các xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thực quản là:
Nội soi
Một thủ thuật được gọi là nội soi dạ dày - ruột là phương pháp thích hợp nhất để sàng lọc giãn tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, dẻo, có đèn chiếu sáng (nội soi) qua miệng và vào thực quản, dạ dày và đoạn đầu ruột non (tá tràng).
Bác sĩ tìm những tĩnh mạch giãn, nếu tìm thấy sẽ đo kích thước, và kiểm tra xem có vệt đỏ và đốm đỏ, biểu hiện nguy cơ chảy máu hay không. Điều trị có thể được thực hiện trong thủ thuật này
Xét nghiệm hình ảnh
Chụp cắt lớp vi tính bụng và siêu âm Doppler của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa có thể chẩn đoán được bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.
Nội soi viên nang
Trong thủ thuật này, bạn sẽ nuốt một viên nang chứa vitamin có chứa một máy ảnh nhỏ, chụp ảnh thực quản qua đường tiêu hóa. Đây có thể là một lựa chọn cho những người không thể hoặc không muốn nội soi. Kĩ thuật này đắt hơn so với nội soi thông thường và không sẵn có.
Điều trị
Mục đích chính để điều trị giãn tĩnh mạch thực quản là để ngăn ngừa chảy máu. Xuất huyết thực quản có thể đe doạ tính mạng. Nếu chảy máu xảy ra, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị để ngăn chặn chảy máu.
Điều trị để ngăn ngừa xuất huyết
Các phương pháp điều trị hạ huyết áp của tĩnh mạch cửa có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc để giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa: Một loại thuốc huyết áp là thuốc chẹn beta có thể giúp làm giảm huyết áp trong tĩnh mạch cửa, giảm khả năng chảy máu.
- Sử dụng các vòng cao su để cột thắt các tĩnh mạch chảy máu: Nếu giãn tĩnh mạch thực quản của bạn có nguy cơ chảy máu cao, bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật gọi là thắt vòng. Sử dụng nội soi, bác sĩ cột các búi giãn và quấn chúng với vòng cao su, chủ yếu "bóp nghẹt" tĩnh mạch nên không thể chảy máu. Thắt vòng thực quản có nguy cơ nhỏ biến chứng, chẳng hạn như sẹo thực quản.
Điều trị nếu bạn đang chảy máu
Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản rất nguy hiểm đến tính mạng, và tiền hành điều trị ngay lập tức là điều cần thiết. Các phương pháp điều trị được sử dụng để ngăn ngừa chảy máu và ngăn chặn các ảnh hưởng của mất máu bao gồm:
- Sử dụng các vòng cao su để cột thắt các tĩnh mạch chảy máu.
- Thuốc để làm chậm lưu lượng máu chảy vào tĩnh mạch cửa: Một loại thuốc làm chậm lưu lượng máu thường được sử dụng kèm với phương pháp nội soi để làm chậm dòng máu từ các cơ quan nội tạng đến tĩnh mạch cửa. Thuốc thường được tiếp tục sử dụng trong 5 ngày sau khi xuất hiện chảy máu.
- Chuyển hướng dòng lưu thông máu ra khỏi tĩnh mạch cửa: Bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật được gọi là thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong (TIPS) tạo đường thông nối giữa tĩnh mạch. Các đường thông nối này là một ống nhỏ được đặt giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan, dẫn máu từ gan đến tim. Các thông nối làm giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa và thường ngăn xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên, thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và rối loạn tâm thần, có thể phát triển khi các chất độc mà bình thường gan lọc sẽ được truyền trực tiếp vào máu. Thủ thuật chủ yếu được sử dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc như là một biện pháp tạm thời ở những người đang chờ ghép gan.
- Khôi phục lượng máu: Bạn có thể được truyền máu để thay thế máu bị mất và yếu tố đông máu để ngăn ngừa chảy máu.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng do chảy máu, vì vậy có thể bạn sẽ được cho thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Ghép gan thay gan bệnh bằng gan khỏe mạnh: Ghép gan là một lựa chọn cho những người bị bệnh gan nặng hoặc những người bị xuất huyết nhiều lần do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Mặc dù việc ghép gan thường thành công, nhưng số người chờ ghép lại vượt quá mức so với các cơ quan được hiến tạng.
Tái xuất huyết
Chảy máu sẽ tái phát ở hầu hết những người giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Chẹn beta và cột thắt vòng thực quản là phương pháp điều trị được đề nghị để giúp ngăn ngừa tái phát.
Hãy liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi