Dị ứng lúa mì
Bệnh dị ứng lúa mì đôi khi bị lẫn lộn với bệnh celiac nhưng hai bệnh này khác nhau. Dị ứng lúa mì tạo ra một kháng thể gây dị ứng với các protein tìm thấy trong lúa mì. Còn ở người bị bệnh celiac, một protein đặc biệt trong lúa mì gọi là gluten gây ra phản ứng miễn dịch bất thường.
2. Triệu chứng của bệnh dị ứng lúa mì
3. Tác hại của bệnh dị ứng lúa mì
4. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng lúa mì
5. Điều trị bệnh dị ứng lúa mì
1. Bệnh dị ứng lúa mì là gì?
Bệnh dị ứng lúa mì (tên tiếng Anh là Wheat Allergy) là phản ứng dị ứng với thực phẩm có chứa lúa mì. Phản ứng dị ứng có thể là kết quả của việc ăn lúa mì, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể do hít phải bột mì. Lúa mì có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm một số thứ mà bạn không nghĩ tới, chẳng hạn như bia, nước tương và nước sốt cà chua.
Tránh lúa mì là phương pháp điều trị chính cho dị ứng lúa mỳ. Thuốc có thể cần sử dụng để kiểm soát phản ứng dị ứng nếu bạn vô tình ăn lúa mì.
>>>Để hiểu bản chất của bệnh dị ứng, bạn có thể tham khảo tại BỆNH DỊ ỨNG.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị ứng lúa mì
Trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng với lúa mỳ có thể phát triển các triệu chứng trong vòng vài phút sau khi ăn một thứ gì đó có chứa lúa mì. Các triệu chứng dị ứng lúa mỳ bao gồm:
- Sưng, ngứa, kích ứng miệng hoặc cổ họng
- Phát ban, nổi ban gây ngứa hoặc sưng da
- Nghẹt mũi
- Đau đầu
- Ngứa mắt, chảy nước mắt
- Khó thở
- Đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy
- Sốc phản vệ
Hầu hết trẻ nhỏ bị dị ứng với lúa mì trong độ tuổi 3-5.
Sốc phản vệ
Đối với một số người, dị ứng lúa mì có thể gây phản ứng đe dọa đến mạng sống gọi là sốc phản vệ. Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng khác của dị ứng lúa mì, sốc phản vệ có thể gây ra:
- Sưng hoặc thắt cổ họng
- Đau ngực hoặc tức ngực
- Khó thở nặng
- Khó nuốt
- Da xanh, tái nhạt
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Nhịp tim nhanh
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu ai đó có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy gọi cấp cứu. Sốc phản vệ là tình trạng cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc người thân của bạn bị dị ứng với lúa mì hoặc thức ăn khác, hãy đi khám bác sĩ.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Tác hại của bệnh dị ứng lúa mì
Bệnh dị ứng lúa mì đem lại những hậu quả không ngờ cho người bệnh, bởi nếu vô tình ăn hay hít phải bột mì, người bệnh cũng có thể có những phản ứng của bệnh dị ứng. Sẽ thật là nguy hiểm nếu như người bệnh đang ở một mình hay đang thực hiện mông hoạt động gì đó có thể gây tai nạn.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng lúa mì
Nếu bạn bị dị ứng với lúa mỳ, khi tiếp xúc với protein lúa mì sẽ khiến hệ miễn dịch tạo ra phản ứng dị ứng. Bạn có thể dị ứng với một trong bốn loại protein bất kì của lúa mì như: albumin, globulin, gliadin và gluten.
Nguồn protein lúa mì:
Một số nguồn chứa protein lúa mỳ rất dễ nhận biết, ví dụ như bánh mì, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các protein lúa mì và gluten đều có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm được chế biến và ngay cả trong một số mỹ phẩm, các loại sữa tắm và bột. Các thực phẩm có chứa protein lúa mì như:
- Bánh mì và mẩu bánh mì
- Bánh và bánh nướng xốp
- Bánh quy
- Ngũ cốc ăn sáng
- Mỳ ống
- Bột mì nấu với thịt hoặc nước thịt
- Tinh bột
- Bột báng
- Lúa mì xpenta
- Bánh quy giòn
- Bia
- Protein thực vật thủy phân
- Nước tương
- Một số gia vị, chẳng hạn như sốt cà chua
- Các sản phẩm từ thịt, chẳng hạn như hot dog hoặc bánh nguội
- Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như kem
- Hương vị tự nhiên
- Tinh bột gelatin
- Tinh bột biến tính
- Kẹo cao su thực vật
- Cam thảo
- Kẹo dẻo
- Kẹo cứng
Nếu bạn bị dị ứng lúa mỳ, bạn cũng có thể bị dị ứng với lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen - nhưng cơ hội bị dị ứng sẽ thấp hơn. Nếu bạn không dị ứng với các loại ngũ cốc khác ngoài lúa mì, chỉ cần ăn hạn chế lúa mì chứ không hẳn phải kiêng khem các sản phẩm chứa gluten.
Sự quá mẫn cảm do tập thể dục, phụ thuộc vào lúa mì
Một số người bị dị ứng lúa mỳ chỉ phát triển triệu chứng nếu họ tập thể dục trong vòng vài giờ sau khi ăn lúa mì. Những thay đổi do tập thể dục gây ra phản ứng dị ứng hoặc làm hệ thống miễn dịch phản ứng với protein lúa mì. Tình trạng này thường dẫn đến sốc phản vệ đe dọa mạng sống.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng lúa mì
Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng lúa mì cao hơn:
- Tiền sử gia đình. Bạn có nguy cơ bị dị ứng với lúa mỳ hoặc thực phẩm khác nếu bố mẹ bạn bị dị ứng thức ăn hoặc bị các loại dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng.
- Tuổi tác. Bệnh dị ứng lúa mì phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, do có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa trưởng thành. Hầu hết trẻ em bị dị ứng lúa mì, nhưng người lớn cũng có thể bị dị ứng lúa mì, thường do phản ứng chéo với dị ứng phấn hoa.
5. Điều trị bệnh dị ứng lúa mì
Chuẩn bị trước khi đi khám
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con của bạn bị dị ứng lúa mỳ hoặc bị các dị ứng khác. Khám bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa của con bạn, họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về dị ứng để làm một số xét nghiệm chẩn đoán.
Bạn nên làm những gì
Để chuẩn bị cho cuộc hẹn bạn hãy lập danh sách các vấn đề sau cho bác sĩ của bạn bao gồm:
- Triệu chứng, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào dù có vẻ như không liên quan đến dị ứng
- Gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng và hen suyễn, cụ thể là dị ứng gì
- Các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng mà bạn hoặc con bạn đang dùng
- Những câu hỏi muốn hỏi bác sĩ.
Chẩn đoán
Khám sức khoẻ, kèm bệnh sử chi tiết và một số xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán. Các xét nghiệm hoặc công cụ chẩn đoán có thể bao gồm:
Kiểm tra da: Lấy một giọt nhỏ các chất chiết xuất từ kháng nguyên gây dị ứng - bao gồm các chiết xuất từ protein lúa mì - châm lên bề mặt da của bạn, trên cẳng tay hoặc trên lưng. Sau 15 phút, bác sĩ hoặc y tá sẽ tìm các dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Nếu bạn bị một vết đỏ, ngứa, ở vùng da có nhỏ chiết xuất từ protein lúa mì, bạn có thể bị dị ứng với lúa mì. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các xét nghiệm da là ngứa và đỏ.
Xét nghiệm máu: Nếu tình trạng da hoặc các tương tác có thể xảy ra với một số loại thuốc nào đó khiến bạn không làm các xét nghiệm trên da được thì bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên gây dị ứng thông thường, bao gồm các protein lúa mì.
Nhật ký thực phẩm: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi lại chi tiết về những gì và khi nào bạn ăn và khi các triệu chứng phát triển trong một thời gian.
Chế độ ăn kiêng: Bác sĩ có thể đề nghị bạn loại bỏ một số thực phẩm nhất định khỏi chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là những chất gây dị ứng thông thường. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ dần dần bổ sung lại thực phẩm và lưu ý khi các triệu chứng trở lại.
Thử nghiệm thực phẩm: Bạn được cho ăn thức ăn bị nghi ngờ là chất gây dị ứng trong khi đó bạn sẽ được theo dõi các triệu chứng dị ứng nếu có. Dưới sự giám sát, bạn bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn và tăng dần lượng thức ăn tiêu thụ.
Điều trị
Tránh các protein lúa mì là cách điều trị tốt nhất cho dị ứng lúa mỳ. Vì các protein lúa mì xuất hiện trong rất nhiều thực phẩm đã được chuẩn bị sẵn, hãy đọc bao bì sản phẩm một cách cẩn thận.
Thuốc
Thuốc kháng histamine có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng lúa mỳ. Những loại thuốc này có thể được dùng sau khi tiếp xúc với lúa mì để kiểm soát phản ứng của bạn và giúp giảm bớt khó chịu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc dị ứng theo toa hay không cần kê toa.
Epinephrine là một thuốc điều trị khẩn cấp khi bị sốc phản vệ. Nếu bạn có nguy cơ bị phản ứng nặng với lúa mì, bạn có thể phải luôn luôn mang theo hai liều tiêm epinephrine. Liều thứ hai được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ trong trường hợp các triệu chứng của sốc phản vệ tái phát trở lại trước khi có dịch vụ cấp cứu.
Chăm sóc khẩn cấp
Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết cho bất cứ ai có phản ứng sốc phản vệ với lúa mì, ngay cả sau khi tiêm epinephrine. Hãy gọi số 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn càng sớm càng tốt.
Biện pháp khắc phục và tự chăm sóc
Bạn có thể thực hiện các bước sau để tránh tiếp xúc với các protein lúa mỳ và đảm bảo điều trị kịp thời khi bạn vô tình tiếp xúc với lúa mì.
Thông báo về việc bị dị ứng: Nếu con của bạn bị dị ứng với lúa mỳ, đảm bảo rằng bất cứ ai chăm sóc con của bạn, kể cả hiệu trưởng, giáo viên và y tá tại trường, đều biết về việc dị ứng và các dấu hiệu khi tiếp xúc với lúa mỳ. Nếu con bạn mang epinephrine, hãy đảm bảo rằng nhân viên nhà trường biết cách sử dụng bút, khi cần thiết họ cần phải liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu. Thông báo cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp về tình trạng dị ứng thực phẩm của bạn.
Mang vòng tay: Vòng tay mô tả về tình trạng dị ứng, cần thiết trong khi có nhu cầu chăm sóc khẩn cấp, lúc bị sốc phản vệ và không thể giao tiếp.
Luôn đọc bao bì: Đừng tin tưởng rằng một sản phẩm nào đó không có chất mà bạn không thể ăn được cho đến khi bạn đọc kĩ bao bì sản phẩm. Protein lúa mì, đặc biệt gluten, được sử dụng làm chất làm đặc trong thực phẩm, và chúng xuất hiện ở nhiều nơi không mong đợi. Ngoài ra, đừng cho rằng những thương hiệu nhất định của một sản phẩm bạn hay dùng, nó luôn an toàn. Thành phần có thể thay đổi.
Mua thực phẩm không chứa gluten: Một số cửa hàng đặc biệt và siêu thị cung cấp thực phẩm không chứa gluten, an toàn cho người bị dị ứng với lúa mỳ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể không có cả ngũ cốc mà bạn có thể ăn, do đó việc sử dụng các thực phẩm không chứa gluten có thể hạn chế chế độ ăn uống của bạn mà không có lý do.
Tham khảo sách nấu ăn không lúa mì: Các cuốn sách nấu ăn có công thức nấu ăn không có lúa mì có thể giúp bạn nấu ăn an toàn và cho phép bạn thưởng thức các món nướng và các thực phẩm khác được làm bằng chất thay thế cho lúa mì.
Cẩn thận khi đi ăn ở ngoài: Cho nhân viên nhà hàng biết về sự dị ứng của bạn và mức độ nghiêm trọng của nó có thể xảy ra nếu bạn ăn bất cứ thứ gì với lúa mỳ. Đặt các món ăn đơn giản được chuẩn bị với thực phẩm tươi. Tránh các loại thực phẩm có chứa các nguồn protein ẩn của lúa mì, chẳng hạn như nước sốt, hoặc thức ăn chiên mà có thể được nấu với các thực phẩm khác có chứa lúa mì.
Nếu cần được hỗ trợ và giúp đỡ trong việc điều trị bệnh dị ứng lúa mì, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi