Dị ứng động vật có vỏ
Một số người bị dị ứng với tất cả hoặc một số loại động vật có vỏ nhất định. Các phản ứng bao gồm các triệu chứng từ nhẹ - như là phát ban hoặc nghẹt mũi – đến rất nặng và thậm chí đe doạ đến tính mạng.
1. Bệnh dị ứng động vật có vỏ là gì?
2. Triệu chứng của bệnh dị ứng động vật có vỏ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng động vật có vỏ
4. Biến chứng của bệnh dị ứng động vật có vỏ
5. Điều trị bệnh dị ứng động vật có vỏ
7. Phòng chống bệnh dị ứng động vật có vỏ
1. Bệnh dị ứng động vật có vỏ là gì?
Bệnh dị ứng động vật có vỏ (tên tiếng Anh là Shellfish allergy) là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các protein ở một số loài động vật biển. Động vật có vỏ bao gồm các loài động vật biển có vỏ, chẳng hạn như tôm, cua, hàu và tôm hùm, bạch tuộc, mực và sò điệp.
Nếu bạn nghĩ bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, hãy báo với bác sĩ của bạn. Các xét nghiệm có thể giúp xác nhận dị ứng động vật có vỏ, do đó bạn có thể thực hiện các biện pháp để tránh dị ứng trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn tình trạng dị ứng thực phẩm, bạn có thể xem tại BỆNH DỊ ỨNG THỰC PHẨM.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị ứng động vật có vỏ
Các triệu chứng dị ứng động vật có vỏ thường phát triển trong vòng vài phút cho đến một giờ sau khi ăn sò. Chúng bao gồm:
- Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng)
- Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng, hoặc các bộ phận khác của cơ thể
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu
- Ngứa ran trong miệng
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến mạng sống được gọi là sốc phản vệ. Phản ứng phản vệ đối với động vật có vỏ hoặc bất cứ thứ gì khác là trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải điều trị bằng tiêm epinephrine (adrenaline) và phải đi cấp cứu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ gồm:
- Cổ họng bị sưng hoặc co thắt cổ họng (co thắt đường dẫn khí) làm cho bạn khó thở
- Sốc, với sự suy giảm huyết áp nghiêm trọng
- Mạch nhanh
- Chóng mặt, choáng hoặc mất ý thức
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thức ăn ngay sau khi ăn. Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng sốc phản vệ.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng động vật có vỏ
Dị ứng thức ăn đều do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của bạn nhận định protein từ động vật có vỏ gây hại, dẫn đến việc sản xuất kháng thể đối với protein đó (kháng nguyên). Lần tiếp theo bạn tiếp xúc với kháng nguyên, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ giải phóng histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
Các loại động vật biển có vỏ
Có nhiều loại động vật có vỏ, mỗi loại có chứa các protein khác nhau:
- Loài giáp xác bao gồm cua, tôm hùm, tôm càng, ....
- Nhuyễn thể bao gồm mực ống, ốc sên, bạch tuộc, trai, hàu và sò điệp.
Một số người dị ứng với một loại động vật có vỏ nhưng có thể ăn những thứ khác. Những người khác bị dị ứng với động vật có vỏ thì phải tránh tất cả các loài động vật có vỏ.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng động vật có vỏ
Bạn đang có nguy cơ cao bị dị ứng động vật có vỏ nếu tác nhân gây dị ứng phổ biến trong gia đình bạn.
Mặc dù mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị dị ứng với động vật có vỏ, nhưng thường gặp ở người lớn. Trong số những người lớn, dị ứng động vật có vỏ phổ biến ở phụ nữ. Trong số trẻ em, dị ứng thường xảy ra ở trẻ trai.
4. Biến chứng của dị ứng động vật có vỏ
Trong những trường hợp nặng, dị ứng cua động vật có vỏ có thể dẫn đến sốc phản vệ, đây là phản ứng dị ứng nguy hiểm biểu hiện những dấu hiệu như cổ họng bị sưng (co thắt đường dẫn khí), mạch nhanh, sốc và choáng hoặc chóng mặt. Sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, bạn có thể tăng nguy cơ sốc phản vệ nếu:
- Bạn bị hen suyễn
- Bạn có phản ứng dị ứng với một lượng rất nhỏ các loài động vật có vỏ (độ nhạy cực cao)
- Bạn có tiền sử quá mẫn cảm do thực phẩm
5. Các phương pháp điều trị bệnh dị ứng động vật có vỏ
Chuẩn bị trước khi đi khám
Bạn có thể bắt đầu bằng cách gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa. Hoặc bạn có thể được giới thiệu ngay cho chuyên gia dị ứng.
Bạn nên làm gì?
Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn bằng cách viết ra các điều sau:
- Triệu chứng, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào dù có vẻ như không liên quan đến dị ứng
- Gia đình có tiền sử dị ứng và hen, bao gồm các loại dị ứng cụ thể nếu bạn biết chúng
- Thuốc men, vitamin hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và khám sức khoẻ để tìm hoặc loại trừ các vấn đề bệnh lý khác. Họ cũng có thể đề nghị một hoặc cả hai xét nghiệm sau đây:
Kiểm tra da: Trong xét nghiệm này, da của bạn sẽ được tiếp xúc với một lượng nhỏ các protein tìm thấy trong các loài động vật có vỏ. Nếu bạn bị dị ứng, bạn sẽ bị nổi mẫn đỏ tại vị trí thử nghiệm trên da của bạn.
Xét nghiệm máu: Ngoài ra còn được gọi là xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu dị ứng hoặc xét nghiệm RAST, bài kiểm tra này có thể đo đáp ứng của hệ miễn dịch đối với protein vỏ sò bằng cách đo lượng kháng thể nhất định trong máu của bạn, được gọi là kháng thể IgG (immunoglobulin E).
Lịch sử phản ứng dị ứng ngay sau khi tiếp xúc với động vật có vỏ có thể là một dấu hiệu của một chứng dị ứng động vật có vỏ, nhưng xét nghiệm dị ứng là cách chắc chắn duy nhất để biết điều gì gây ra các triệu chứng của bạn và loại trừ các khả năng khác, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm.
Điều trị
Cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa dị ứng đối với động vật có vỏ là tránh chúng ra. Nhưng cho dù bạn đã cố gắng hết sức, nhưng bạn vẫn có thể tiếp xúc với động vật có vỏ.
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn điều trị dị ứng nhẹ với động vật có vỏ bằng các thuốc như thuốc kháng histamine để giảm các dấu hiệu và triệu chứng, như phát ban và ngứa.
Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vỏ sò (sốc phản vệ), bạn sẽ cần phải tiêm thuốc epinephrine khẩn cấp (adrenaline). Nếu bạn có nguy cơ bị phản ứng nặng, hãy luôn mang theo epinephrine tiêm bên cạnh. Nếu bạn có nguy cơ bị sốc phản vệ với động vật có vỏ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng epinephrine ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của phản ứng dị ứng. Sau khi sử dụng epinephrine, hãy nhập cấp cứu.
6. Phòng chống bệnh dị ứng động vật có vỏ
Nếu bạn bị dị ứng động vật có vỏ, cách duy nhất để tránh phản ứng dị ứng là tránh tất cả các loại sò ốc và các sản phẩm có chứa động vật có vỏ. Ngay cả một lượng nhỏ các loài động vật có vỏ cũng có thể gây phản ứng nghiêm trọng ở một số người.
Tránh sò ốc
Hãy thận trọng khi ăn uống. Khi ăn ở nhà hàng, luôn kiểm tra để chắc chắn rằng chảo, dầu hoặc dụng cụ dùng để chế biến động vật có vỏ không dùng để chế biến các thực phẩm khác, tạo ra sự lây nhiễm chéo. Có thể cần phải tránh ăn tại các nhà hàng hải sản, nơi có nguy cơ lây nhiễm chéo cao.
Đọc bao bì sản phẩm
Sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong các cửa hàng nơi các thực phẩm khác được chế biến hoặc trưng bày gần các loài có vỏ và trong suốt quá trình sản xuất. Hãy đọc một cách cẩn thận.
Động vật có vỏ rất hiếm khi là một thành phần ẩn, nhưng nó có thể có trong kho chứa cá hoặc hương liệu. Các công ty được yêu cầu dán nhãn bất kỳ sản phẩm nào có chứa động vật có vỏ hoặc các loại thực phẩm khác gây ra phản ứng dị ứng, nhưng các quy định không áp dụng đối với nhuyễn thể, chẳng hạn như trai, hàu và sò điệp.
Giữ khoảng cách
Bạn có thể cần phải hoàn toàn tránh những nơi mà các động vật có vỏ được chuẩn bị hoặc chế biến. Một số người phản ứng sau khi chạm vào động vật có vỏ hoặc hít phải hơi nước từ việc nấu nướng động vật có vỏ.
Nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, hãy báo với bác sĩ về việc đưa epinephrine khẩn cấp. Cân nhắc đến việc đeo vòng tay hoặc vòng cổ báo động cho phép những người khác biết bạn bị dị ứng thực phẩm.
Không phải những người mắc chứng dị ứng động vật có vỏ cũng sẽ bị dị ứng với thuốc nhuộm iodine hoặc chất phóng xạ trong một số quy trình phòng thí nghiệm. Phản ứng với vật liệu phóng xạ hoặc iodine không liên quan.
Nếu bạn cần được hỗ trợ trong việc điều trị bệnh dị ứng động vật có vỏ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi