Bệnh thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến tim như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, dễ choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim ngoại tâm thu. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, thiếu hơi thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè.
2. Dấu hiệu, triêu chứng rối loạn thần kinh tim
5. Chẩn đoán rối loạn thần kinh tim
6. Điều trị rối loạn thần kinh tim
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Bệnh thần kinh tim là gì?
Bệnh thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể vì tim bị tổn thương thật sự. Bệnh rối loạn thần kinh tim là một dạng đặc biệt của rối loạn thần kinh thực vật. Thần kinh thực vật chi phối nhiều cơ quan như ruột, tử cung, gan, bang quang,… và cả tim. Thần kinh thực vât bị rối loạn sẽ dẫn đến những biểu hiện ở tim.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Dấu hiệu, triêu chứng rối loạn thần kinh tim:
Những dấu hiệu của bệnh thần kinh tim gần tương tự như bệnh tim thực thể. Tuy nhiên, khi đi khám, người bệnh không thể tìm ra các tổn thương tại tim. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là:
- Đau ngực.
- Khó thở, cảm giác nặng ngực khi hít vào. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mình không thể hít một hơi dài hết khả năng của mình.
- Mệt mỏi: Tình trang mệt mỏi kéo dài ngay cả khi đã được nghỉ ngơi đúng và đủ.
- Chóng mặt, ngất: Sự rối loạn nhịp tim dẫn đến khả năng tưới máu lên não. Các triệu chứng này cho thấy lượng máu lên não ít đi.
- Tim đập nhanh, đập chậm, loạn nhịp
- Đánh trống ngực
Các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ, xuất hiện liên tục hoặc thỉnh thoảng tuỳ vào mức độ của bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây bệnh:
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh tim chưa được xác định rõ ràng. Đa số những trường hợp rối loạn thần kinh tim xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh trung ương và một phần của hệ thống thần kinh tự động trong tim gây ra.
Rối loạn thần kinh tim thường do tình trạng căng thẳng, lo âu một tình trạng bệnh lý nào đó như trầm cảm, stress. Suy nhược thần kinh cũng có thể gây nên sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật.
Về nguyên nhân cụ thể, có thể kể ra rất nhiều yếu tố: căng thẳng thần kinh, nhà ở chật chội, khói thuốc lá trong nhà.... Bệnh nhân không nên lo lắng quá vì càng căng thẳng, lo nghĩ nhiều thì bệnh sẽ càng nặng thêm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Ai mắc bệnh thần kinh tim:
Những người hay làm việc căng thẳng hoặc làm việc quá sức, rối loạn lo âu, sử dụng chất kích thích, ít vận động,…đều dễ bị rối loạn thần kinh tim.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Chẩn đoán:
Chẩn đoán rối loạn thần kinh tim thuộc loại chản đoán loại trừ. Tức là bác sĩ sẽ loại trừ các tổn thương thực thể tại tim và các cơ quan khác gây ra các triệu chứng trên. Người bệnh sẽ được khám một cách tổng quát và làm một số xét nghiệm như: Xquang tim phổi, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp CT…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Điều trị rối loạn thần kinh tim:
Người mắc bệnh rối loạn thần kinh tim có khả năng cao mắc thêm các bệnh như đột quỵ, suy tim, ngừng tim. Đối với bệnh này, cách điều trị tốt nhất là thay đổi lối sống. Vì vậy, nên làm những việc sau để giảm các nguy cơ dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim và tăng hiệu quả điều trị:
Những người bị bệnh rối loạn thần kinh tim nên loại bỏ các chất kích thích hay yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý. Nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc một cách khoa học. Người bệnh phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 đến 3 tháng ở những nơi yên tĩnh. Nếu có điều kiện, nên về nghỉ ngơi ở đồng quê.
Những người bệnh rối loạn thần kinh tim cần phải hiểu rằng việc điều trị bệnh này cần có thời gian và người bệnh không nên quá lo lắng, hay bi quan về tình trạng bệnh.
Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp và mỡ máu: khám định kì thường xuyên, hạn chế các thức ăn nhiều cholesterol xấu như mỡ động vật, phủ tạng động vật…
Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ không những giúp phòng chống bệnh rối loạn thần kinh tim mà còn giúp bạn có thể kiểm soát được các bệnh khác. Người bị bệnh rối loạn thần kinh tim thường được khuyên nên ăn các loại rau xanh, nước trái cây, các thực phẩm ít chất béo, và đặc biệt nên hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol và muối.
Chế độ tập luyện: Dù không có thời gian cũng nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ. các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.
Về dùng thuốc điều trị: Thuốc được dùng một cách rất hạn chế và phải có sự chỉ định rõ ràng của thầy thuốc. Nếu các triệu chứng trên hay xuất hiện, bệnh nhân có thể dùng các thuốc an thần và thuốc chẹn beta giao cảm như propranolol , atenolol metoprolol ,bisoprolol .Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc an thần khi xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Cần bổ sung các vitamin nhóm B và C.
Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi