Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ám ảnh xã hội

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ám ảnh xã hội

Thật không may, nhiều người nghĩ ám ảnh xã hội không cần điều trị. Chúng ta có thể không tìm cách điều trị vì nghĩ rằng các triệu chứng không quá tệ hay chúng ta có thể tự giải quyết chúng, nhưng thật ra việc điều trị là rất quan trọng. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Điều trị ám ảnh xã hội bao gồm tư vấn tâm lý (như liệu pháp nhận thức hành vi) và đôi khi có thể cần dùng thuốc (như thuốc chống trầm cảm) để giảm lo lắng và trầm cảm liên quan.

1. Điều trị ban đầu và tiếp theo đó

Điều trị ban đầu của ám ảnh xã hội được dựa trên mức độ của các triệu chứng cảm xúc và thể chất của người bệnh cũng như cách họ sinh hoạt hàng ngày. 

Ám ảnh xã hội thường không được phát hiện trong nhiều năm trước khi điều trị. Bởi thời gian đó, người bệnh có thể đã phát triển các hành vi phù hợp với những nỗi sợ hãi. Những thói quen hoặc hành vi này phải được khắc phục để quản lý thành công ám ảnh xã hội.

Bác sĩ phải xác định xem người bệnh thường lo lắng về tất cả các cuộc gặp gỡ trong xã hội hay chỉ trong một vài tình huống nhất định.

Tư vấn

Một loại liệu pháp nhận thức hành vi cụ thể có thể là phương pháp tốt nhất để điều trị chứng àm ảnh của người bệnh. Điều quan trọng là tiếp tục tư vấn ngay cả khi người bệnh đang dùng thuốc.

Các loại tư vấn thường được sử dụng để điều trị ám ảnh xã hội bao gồm:

- Liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh xác định sự sợ hãi và những tình huống gây ra sự sợ hãi đó. Lúc đầu, người bệnh có thể cảm thấy không thoải mái trong khi giải quyết các tình huống như vậy, nhưng đó là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. 

  • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh sẽ được hướng dẫn bởi một nhà tư vấn để tưởng tượng mình đang phải đối mặt với tình huống sợ hãi cho đến khi người bệnh không còn sợ nó nữa. Tiếp theo, người bệnh có thể đi với nhân viên tư vấn đến một nơi công cộng cho đến khi người bệnh có thể tự ở nơi công cộng mà không sợ hãi.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Liệu pháp này giúp người bệnh phát triển các kỹ năng cần trong các tình huống xã hội thông qua tập luyện và đóng vai. 
  • Tái cơ cấu nhận thức: Liệu pháp này giúp người bệnh học cách xác định và cải thiện suy nghĩ sợ sệt để giúp người bệnh xử lý tình huống xã hội tốt hơn.
  • Kỹ năng quản lý triệu chứng: Liệu pháp này dạy người bệnh làm thế nào để giảm căng thẳng bằng cách kiểm soát hơi thở của người bệnh và những phản ứng khác của cơ thể.

- Liệu pháp tâm lý, đã được phát triển đặc biệt để điều trị ám ảnh xã hội. Không có nhiều hỗ trợ cho việc điều trị này vì đã có liệu pháp nhận thức hành vi và thuốc men.

Thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng cho ám ảnh xã hội bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm, giúp làm dịu cơn lo lắng và trầm cảm.
  • Thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOIs), giúp làm dịu cơn lo lắng và trầm cảm. 
  • Benzodiazepine, giúp làm dịu cơn lo lắng. Đây là thuốc tác dụng nhanh.
  • Thuốc chẹn beta, giảm lo lắng. Chẹn beta đôi khi được sử dụng để điều trị các triệu chứng thể chất của lo âu (như chứng run rẩy hoặc nhịp tim nhanh).

Việc điều trị ám ảnh xã hội tiếp theo đó bao gồm việc tiếp tục tư vấn tâm lý và tái khám kiểm tra thường xuyên để theo dõi bất kỳ loại thuốc nào người bệnh có thể đang dùng. Nếu tư vấn chuyên môn không làm giảm các triệu chứng lo âu, thuốc có thể được bổ sung vào điều trị của người bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Điều trị duy trì nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn

Với ám ảnh xã hội, có thể tiến triển từ việc chỉ sợ một hoàn cảnh xã hội nhất định nào đó đến lo lắng về tất cả các cuộc gặp gỡ xã hội. Nếu điều này xảy ra, cần phải điều trị bổ sung mà thường là thêm thuốc và tăng số lần tư vấn.

Người bệnh cũng có thể cảm thấy lo lắng hơn khi bắt đầu tư vấn. Điều này là bởi vì người bệnh đang nghĩ đến những tình huống khiến người bệnh sợ hãi và lo lắng. Sau khi các tình huống đã được xác định, những nỗi sợ hãi có thể được giải quyết thông qua tư vấn - đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi.

Nếu người bệnh đang dùng thuốc để điều trị ám ảnh xã hội, người bệnh sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên để theo dõi các loại thuốc và các tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng. Các loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ khó chịu có thể làm cho lo lắng của người bệnh tệ hơn lúc đầu. Những phản ứng phụ này có thể cải thiện tốt hơn theo thời gian. Nếu không, người bệnh có thể cần dùng một loại thuốc khác.

Nếu ám ảnh xã hội không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, điều này có thể gây ra những căng thẳng suy nhược gây cản trở các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng thể chất như nhịp tim nhanh, đỏ mặt, thở dốc, và chóng mặt có thể xảy ra và cần được đánh giá.

Để điều trị bệnh ám ảnh xã hội với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Ám ảnh xã hội

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn lo âu dạng ám ảnh sợ xã hội có thể là một tình trạng rối loạn tâm thần mạn tính với các yếu tố sợ hãi và ức chế...
Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh ám ảnh xã hội
Những người bị ám ảnh xã hội gặp phải nỗi lo sợ kinh niên và đáng kể đối với các tình huống xã hội. Các dấu hiệu và triệu chứng...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Ngọc Thành

    Trước đây em gái tôi cũng bị mắc phải căn bệnh này, nhưng sau 6 tháng điều trị với bác sĩ Huân thì đã đỡ rất nhiều.

    14/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung