Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá khác nhau. Trong đó căng thẳng và ăn uống thiếu khoa học là hai điều quan trong nhất.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Trước khi đến với điều trị, chúng ta phải hiểu rõ các nguyên nhân khác nhau gây ra viêm loét ở dạ dày và tá tràng. Điều này là bởi vì tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà ta có các cách điều trị phù hợp. Trước kia người ta tin rằng căng thẳng và ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính. Xong trên thực tế căng thẳng và chế độ ăn chỉ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính:
- Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc điều trị viêm khớp, corticoid, thuốc điều trị cao huyết áp….có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Những loại thuốc này làm giảm sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội cho axit dịch vị dễ dàng tấn công vào lớp niêm mạc. Ngoài ra chúng còn làm chậm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày khiến cho quá trình chữa bệnh khó khăn hơn.
- Mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan… cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.
- Tính di truyền: Tuy nhiên đến bây giờ giới khoa học vẫn chưa khẳng định được bệnh dạ dày có di truyền hay không?
- Chất kích thích tác động trực tiếp lên dạ dày (thể dịch): Thuốc lá và cà phê, hai chất kích thích này làm cho dạ dày tăng tiết mạnh cho nên tỷ lệ mắc bệnh ở những người nghiện cà phê và thuốc lá rất cao.
- Uống nhiều rượu bia và lối sống không khoa học: Thói quen ăn quá nhanh, không nhai kỹ, vừa ăn xong đã làm việc nặng hoặc chơi thể thao ngay hoặc ăn uống không giờ giấc nhất định, lúc no quá, lúc đói quá…
- Yếu tố thần kinh: Ở nước ta, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, yếu tố thần kinh căng thẳng thì bệnh thủng dạ dày, chảy máu dạ dày và viêm loét dạ dày cũng gia tăng.
- Nhịp sống nhanh: Ngày nay, với nhịp sống và làm việc tăng nhanh, yêu cầu khả năng làm việc cao hơn, có nhiều căng thẳng (stress) hơn nên bệnh viêm loét dạ dày cũng xuất hiện nhiều hơn trong giới tri thức, thậm chí có một số cháu nhỏ học thi quá căng thẳng cũng có thể mắc bệnh.
- Gần đây các nhà khoa học tìm thấy một loại vi khuẩn sống ở ruột thường hay xuất hiện ở dạ dày khi có viêm loét, đó là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhưng không phải là cứ bị nhiễm khuẩn HP là có loét và nếu có viêm loét dạ dày thì không chỉ dùng kháng sinh điều trị khỏi được viêm loét mà phải kết hợp với các loại thuốc giảm axit và thuốc bọc niêm mạc dạ dày.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài những yếu tố trên, còn có những yếu tố làm tăng khả năng viêm loét dạ dày như: mùa rét nhiều bệnh nhân đau hơn mùa nóng, rét đậm, rét hại có nhiều người đau hơn rét bình thường.
Xem thêm Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để biết cách nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi