Các cách điều trị, phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Các cách điều trị, phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Các cách điều trị chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được đưa ra sau khi đã có kết quả chuẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể và cần tuân thủ nghiêm ngặt.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Việc chữa trị được thực hiện sau khi bệnh đã được chẩn đoán chính xác. Có thể  chẩn đoán viêm loét dạ dày bằng nội soi, sinh thiết, làm các test kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP….Sau khi chẩn đoán được thực hiện, người ta sẽ đưa ra phác đồ điều trị bao gồm sự kết hợp của các thuốc khác nhau. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiện nay được chia thành các nhóm bao gồm:

- Thuốc chống acid (antacid): Các thuốc loại này có khả năng trung hòa HCL đã được bài tiết vào dạ dày. Các thuốc  này có tác dụng nhanh nhưng ngắn, vì vậy hiện nay được dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh triệu chứng.

- Các thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét:

  • Loại kích thích tạo và bài tiết chất nhầy như cam thảo
  • Sucralfat: Thành phần là alumini saccharose sufat, chất này khi gặp HCL sẽ chuyển thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét.
  • Vitamin: nên cho vitamin U, B1,B6,PP. Các vitamin này có tác dụng bảo vệ, điều hòa độ acid và giúp cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng

- Các chất chống bài tiết axit

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin: Cơ chế chủ yếu của thuốc này là cản trở sự gắn của của histamin lên thụ thể H2, do đó kìm hãm sự tạo HCL
  • Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ AT Pase: Các thuốc này ức chế hoạt động của bơm H+/K+ ATPase làm cho TB bìa không còn khả năng tiết HCL

- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

Các thuốc được dùng gồm:

  •   Kháng sinh: Cơ chế tác dụng ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn
  •   Nhóm 5-nitro imidazol
  •   Bismuth: Bismuth là kim loại nặng. Cơ chế diệt HP là gây đông vón protein của vi khuẩn. Người ta thường dùng bismuth dưới dạng các thuốc hữu cơ

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng dùng đơn độc một kháng sinh là ít có hiệu quả, dùng 2 loại kháng sinh kết hợp lại với thuốc ức chế bài tiết acid thì tỷ lệ diệt HP hơn 90%

Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy hiện tượng kháng thuốc của HP khá phổ biến. Tùy theo từng nghiên cứu, tỉ lệ kháng thuốc ở Châu Âu là 8-27%, Ấn Độ 50%, Thái Lan và Singapore 50-70%, Việt Nam là 35-50%. Vì vậy dùng kháng sinh cần đủ liều, không nên lạm dụng bừa bãi gây tăng thêm sự kháng thuốc của vi khuẩn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các biện pháp phòng chống bệnh

Phòng bệnh đau dạ dày không khó khăn, chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia hoặc chế độ làm việc căng thẳng, cần có chế độ nghỉ ngơi, chơi thể thao rèn luyện thể lực và tránh stress, với những người làm việc trí óc cần có chế độ vận động phù hợp, tránh thức quá khuya.

Điều trị bệnh dạ dày phụ thuộc lớn vào việc chẩn đoán chính xác và sự phối hợp của bệnh nhân, nếu như chẩn đoán đúng nhưng bệnh nhân không phối hợp thay đổi thói quen sinh hoạt không đúng hoặc không dùng thuốc đúng theo chỉ định thì điều trị không hiệu quả hoặc không như mong muốn, ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.

Ngoài ra nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và ngăn ngừa tiến triển thành ung bướu.

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể xem thêm tại nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.



Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Viêm loét dạ dày tá tràng

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường là các cơn đau vùng thượng vị, cùng với đó thì...
Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khá khác nhau. Trong đó căng thẳng và ăn uống thiếu...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung