Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dây thần kinh ngoại biên
Bài viết này dành cho những ai có người thân mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bác sĩ của Hello Doctor sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách khoa học.
Để các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi xin chia sẻ về mẫu bệnh nhân điển hình mà chúng tôi đã tiếp nhận.
Chào bác sĩ. Bác cháu năm nay 60 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường 10 năm, có sử dụng thuốc thường xuyên. Khoảng vài tháng nay bác hay cảm thấy tê bì như có kiến bò kèm nhức mỏi tay chân, khó chịu cả ngày nhất là những vùng đầu ngón. Cảm giác vùng bàn chân giảm nhiều, đi hay bị tuột dép. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi những dấu hiệu này là của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Có chế độ ăn uống, sinh hoạt nào làm giảm các triệu chứng? Cần có các dụng cụ hỗ trợ như thế nào ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tốt nhất bác của bạn vẫn nên đi khám để nhận được lời khuyên và chế độ điều trị phù hợp. Với những triệu chứng mà bạn kể ra đây kèm theo tiền sử đái tháo đường nhiều năm của bác, có thể nghĩ đến nhiều nhất là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh này xảy ra do tổn thương các dây thần kinh ngoại vi tức các sợi dẫn truyền tín hiệu từ não bộ ,tủy sống ra các cơ quan khác như các tạng của cơ thể, vùng tay chân,.. mà nguyên nhân phổ biến nhất là rối loạn chuyển hóa do đái tháo đường. Để hiểu rõ về bệnh, bạn có thể xem đầy đủ thông tin tại mục Bệnh viêm thần kinh ngoại biên.
Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm, có thể gây mất dần cảm giác của người bệnh, các bộ phận trên cơ thể bị tê liệt, nhiễm trùng, nhất là bàn chân do đây là vùng xa nhất cơ thể nên người bệnh thường không để ý đến. Để biết các phương pháp điều trị, bạn có thể xem thêm Những cách điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Vậy người nhà có thể hỗ trợ người bệnh trong các vấn đề sinh hoạt như sau:
1. Chế độ ăn uống
Suy dinh dưỡng - cho dù là do kém hấp thu liên quan đến bệnh tật, nghiện rượu hoặc chế độ ăn uống không cân bằng - cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, thực phẩm giàu omega-3 và nguồn protein nạc. Ăn giảm muối, giảm đường, giảm chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa bằng cách chọn thịt nạc và thịt gia cầm, cá, các loại hạt và dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo.
Thiếu vitamin B12, phổ biến ở 10 -15% những người trên 60 tuổi, có liên quan đến bệnh thần kinh gây ra mất các vỏ myelin bao quanh và bảo vệ dây thần kinh. Nguồn vitamin B12 bao gồm cá, thịt, thịt gia cầm, trứng và sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Uống Glucophage (metformin), mà những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu, có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12.
Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa bệnh thì người bệnh cần phải biết đâu là những thực phẩm nên ăn để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Thiếu đồng là một nguyên nhân khác gây ra bệnh lý thần kinh mặc dù hiếm hơn. Thịt bò, các loại hạt và các loại đậu cung cấp đồng cho chế độ ăn uống. Tuy nhiên sự thiếu hụt thường là do trao đổi chất kém chứ không phải là một chế độ ăn uống không cân bằng. Thuốc tiêm và thuốc bổ có thể giúp điều trị tình trạng này.
Điều cần thiết ở trường hợp này của bác bạn là cần phải duy trì chế độ ăn cho người bị tiểu đường theo tư vấn của bác sĩ kết hợp với bổ sung các loại vitamin nhất là B12 để kiểm soát bệnh lý thần kinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Chế độ tập luyện, lối sống
Chăm sóc bàn chân: Điều này rất quan trọng, đặc biệt với người bị tiểu đường như bác của bạn. Kiểm tra hàng ngày xem chân có bị trầy xước, xây xát ở đâu không do người bệnh thường mất cảm giác đau nên sẽ không cảm thấy được mà đây lại là yếu tố nguy cơ của việc nhiễm trùng.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ ba lần một tuần, có thể làm giảm đau thần kinh, cải thiện sức mạnh cơ bắp và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các thói quen nhẹ nhàng như yoga và thái cực quyền cũng có thể giúp ích.
Từ bỏ hút thuốc: Nếu bác đang hút thuốc thì nên bỏ do hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về chân và các biến chứng bệnh thần kinh khác.
Tránh uống quá nhiều rượu: Rượu có thể làm nặng thêm bệnh thần kinh ngoại biên.
Theo dõi lượng đường trong máu: Nhất là bệnh nhân đang bị tiểu đường, cần kiểm tra đường huyết hàng ngày, tốt nhất là nên vào một giờ cố định. Nên duy trì lượng đường từ 3,9mmol/l đến 7,2mmol/l lúc đói, dưới 10mmol/l sau ăn 2h và quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều chỉnh điều trị cho phù hợp.
3. Dụng cụ hỗ trợ
Các dụng cụ hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân giảm đau, giảm các nguy cơ như ngã. Các dụng cụ này có thể là các vật dụng có thể sử dụng ngay tại nhà hoặc các dụng cụ chuyên biệt (thường khi tình trạng bệnh đã nặng như xe lăn, khung tập đi)
Các dụng cụ hỗ trợ có thể chỉ là vật dụng thông thường như thảm để chống trơn ngã
- Sử dụng một tấm thảm trong nhà tắm, nhà vệ sinh để tránh bị trượt. Nếu không muốn dùng thảm có thể đi dép xỏ ngón hoặc giày không thấm nước khác.
- Sử dụng ghế để tắm nếu thấy khó đứng lên.
- Giày chỉnh hình có thể cải thiện rối loạn dáng đi và giúp ngăn ngừa chấn thương bàn chân ở những người mất cảm giác đau.
- Máy sấy tóc đứng.
- Dụng cụ tắm cầm tay dài - bàn chải hoặc bọt biển.
- Bàn chải đánh răng điện.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Phòng ốc nhà cửa
- Sử dụng tay vịn và thanh chắn để có chỗ bám tránh ngã.
- Nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của vòi hoa sen hoặc nước tắm.
- Sử dụng găng tay khi làm việc nhà. Hãy chắc chắn kiểm tra bất kỳ vết cắt, trầy xước, bỏng hoặc chấn thương trên tay.
5. Hỗ trợ tinh thần
Thái độ tích cực liên quan trực tiếp đến các mối quan hệ và sức khỏe tốt hơn. Theo nghiên cứu từ Mayo Clinic, suy nghĩ tích cực có thể làm tăng tuổi thọ, giảm trầm cảm, giảm mức độ đau khổ, mang lại tâm lý và thể chất tốt hơn và cho phép chống lại những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống.
Dành thời gian với những người xung quanh, nhất là những người có thái độ lạc quan vui vẻ, hỗ trợ và tiếp thêm năng lượng cho người bệnh.
Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và đối xử tốt với bản thân, không nên tự dằn vặt và có những suy nghĩ như bệnh tật hoàn toàn do mình mà ra, bệnh này không thể thay đổi gì được… Cần có thái độ đón nhận, sống chung với bệnh, kiểm soát được bệnh. Liên hệ để được tư vấn thêm theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi