Bị bệnh viêm dây thần kinh nên uống thuốc gì?

Bị bệnh viêm dây thần kinh nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thông dụng nhất. Vậy những loại thuốc nào thường được chỉ định sử dụng, cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp bệnh nhân điển hình chúng tôi đã tiếp nhận như sau:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 55 tuổi, trước đây làm công nhân hiện đã nghỉ hưu. Cách đây 2 tháng hai chân tôi có biểu hiện đau râm ran, không nhức mỏi nhiều, tuy nhiên dạo gần đây lại hay tê buốt nhiều, tăng về đêm gần sáng. Mỗi lần như vậy tôi đều phải lấy dầu gió xoa thật nóng thì mới đỡ. Hiện tại tôi đang điều trị bệnh tăng huyết áp bằng Amlor 5mg/ngày, trước tôi có đi khám tổng quát thì được chẩn đoán viêm dạ dày và viêm xoang, thuốc viêm dạ dày hiện chỉ khi nào đau tôi mới uống 1 viên Omeprazol, còn viêm xoang tôi không điều trị gì. Bác sĩ cho tôi hỏi là tôi bị làm sao? Tôi nên uống thuốc gì?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Theo thông tin bạn mô tả, chúng tôi cho rằng bạn có thể đang mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Vậy khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên thì nên uống thuốc gì? Để có thể hiểu hơn về bệnh viêm dây thân kinh và thuốc chữa bệnh này thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm dây thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng gây ra do sự tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, có vai trò truyền thông tin từ não, tủy sống (hệ thần kinh trung ương) đến mọi bộ phận khác của cơ thể. Ngược lại, các dây thần kinh cũng gửi thông tin cảm giác trở lại não và tủy sống. Để hiểu chi tiết hơn về bệnh, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết Viêm dây thần kinh ngoại biên là gì.

Các triệu chứng bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên có liên quan tới loại dây thần kinh bị ảnh hưởng, bao gồm dây vận động, cảm giác, hệ thần kinh tự động.

Yếu cơ là triệu chứng phổ biến nhất của tổn thương thần kinh, các triệu chứng khác bao gồm: chuột rút, co giật cơ, teo cơ,…

Đối với tổn thương sợi cảm giác có thể gặp phải tình trạng tê bì, ngứa, cảm giác châm chích, nhạy cảm với kích thích,…

Tổn thương hệ thần kinh tự động có thể có ảnh hưởng tới các chức năng tiêu hóa, duy trì huyết áp, tiết mồ hôi, chức năng tình dục,…

Với tình trạng bạn mô tả cho chúng tôi, bạn có khả năng bị tổn thương dây cảm giác, với tê bì, dị cảm. Chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa thần kinh, làm xét nghiệm đường máu, siêu âm mạch, … để được chẩn đoán bệnh chính xác và nguyên nhân và tư vấn điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người bị viêm dây thần kinh ngoại biên nên uống thuốc gì?

Một khi bệnh thần kinh đã phát triển, một vài trường hợp có thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn nên điều trị sớm để cải thiện kết quả. Một số sợi thần kinh có thể tái tạo từ từ nếu tế bào thần kinh vẫn còn sống. Loại bỏ nguyên nhân cơ bản có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh trong tương lai. Dinh dưỡng tốt và tập thể dục hợp lý có thể tăng tốc độ chữa bệnh.

Bên cạnh các phương pháp điều trị tình trạng bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, một số nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thần kinh, bao gồm:

- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể làm giảm các triệu chứng nhẹ. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau loại có chứa opioid, chẳng hạn như tramadol (Conzip, Ultram) hoặc oxycodone (Roxicodone), có thể dẫn đến sự phụ thuộc và nghiện, vì vậy những thuốc này thường chỉ được kê đơn khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

- Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc như gabapentin (Gralise) và pregabalin (Lyrica), để điều trị bệnh động kinh, có thể làm giảm đau thần kinh. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ và chóng mặt.

- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline, doxepin và nortriptyline (Pam Bachelor), đã được tìm thấy để giúp giảm đau bằng cách can thiệp vào các quá trình hóa học trong não và tủy sống khiến bạn cảm thấy đau.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine duloxetine (Cymbalta) và thuốc chống trầm cảm giải phóng kéo dài venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể làm giảm cơn đau do bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường. Tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, giảm sự thèm ăn và táo bón.

Uống thuốc trong bao lâu?

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại của bạn và cách bạn tuân thủ điều trị. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhanh.
Cần phải chú ý rằng, thuốc không phải là phương pháp điều trị nguyên nhân triệt để, chỉ điều trị triệu chứng, dừng thuốc đồng nghĩa với triệu chứng trội lên. Nếu nguyên nhân được khắc phục, thường bệnh thần kinh tự cải thiện.

Có tương tác với thuốc viêm xoang, viêm dạ dày, tăng huyết áp không?

Các thuốc NSAID (đặc biệt là Indomethacin) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Amlodipin do ức chế Prostaglandin.

Các nhóm chống động kinh và chống trầm cảm chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc với Amlor, tuy nhiên bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có đơn của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) đã được biết uống liều thấp có thể giúp ức chế hoạt động của tế bào thần kinh kiểm soát cơn đau dạ dày do stress.

Các NSAID ức chế COX1 làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của dạ dày và gây loét. Các NSAID đường uống, đường tiêm, đặt, bôi ngoài trên diện rộng, kéo dài, đều có thể gây loét dạ dày.

Do các tương tác và tác dụng phụ có thể xảy ra, hãy thảo luận về các loại thuốc với bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn vì những loại thuốc này có thể có tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nếu uống thuốc không thấy đỡ thì phải làm sao?

Việc điều trị đau thần kinh bằng thuốc không thể trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có một số loại thuốc, từ thuốc mỡ bôi tại chỗ có chứa chất nóng để giúp giảm đau, đến thuốc viên, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc phiện. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với phương thức điều trị nên hiệu quả không cao. Trong thực tế, giảm 30% trong đau đớn thường được coi là một thành công. Và, trong nhiều trường hợp, cơn đau thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Một số lựa chọn khác để giúp giảm cơn đau là tập thể dục, bơi lội là tốt nhất vì nước làm giảm áp lực lên cơ thể của bạn. Châm cứu, vật lý trị liệu và thần kinh kích thích điện cũng có thể giúp giảm đau nhức.

Bởi vậy, nếu được kê đơn thuốc bạn nên tuân thủ thời gian uống và đến tái khám theo hẹn, tránh trường hợp tự động mua thuốc không được kê đơn hoặc tự ý bỏ thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Liên hệ đến số phòng khám của bác sĩ điều trị theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Viêm dây thần kinh ngoại biên

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi. Tôi đến từ Hà Nội. Tôi bị tiểu đường 13 năm nay và có uống thuốc thường xuyên, ngoài ra...
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dây thần kinh ngoại biên
Bài viết này dành cho những ai có người thân mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bác sĩ của Hello Doctor sẽ giúp bạn lập kế...
Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 55 tuổi, đang làm buôn bán nhỏ ở tư trang. Tuần rồi tôi cảm thấy hơi tê tay nên đi khám...
Những cách điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, đang điều tri đái tháo đường 7 năm nay. Tôi gần đây hay bị tê chân, có cảm giác...
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên thường được phát hiện sớm nhất khi các dây thần kinh chi phối vận động và cảm giác ở tứ chi bị tổn...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyên Hải

    Những chia sẻ của bác sĩ rất cụ thể và hữu ích. Tôi đang băn khoăn không biết thuốc điều trị của mình có tác dụng như thế nào.

    13/04/2019
Ngô Đăng Hiển (13/04/2019)
Những loại thuốc này có thể mua ở đâu ạ, có bạn tại các hiệu thuốc bình thường không ạ.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Hiển, những loại thuốc này có bán tại các hiệu thuố. Tuy nhiên, xin khuyến cáo bạn rằng việc điều trị với thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung