Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên thường được phát hiện sớm nhất khi các dây thần kinh chi phối vận động và cảm giác ở tứ chi bị tổn thương. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân chúng tôi đã tiếp nhận, xin đưa ra để các bạn tham khảo.
Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 60 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 cách đây 7 năm, hiện tại đang sử dụng phối hợp tiêm Insulin và thuốc uống, điều trị thường xuyên. Tuy nhiên cách đây 1 tháng, mẹ tôi bắt đầu có cảm giác tê bì ở lòng bàn chân, tăng nhiều về đêm, đôi khi có cảm giác như kiến bò, bà đi lại hoàn toàn bình thường, không có đau mỏi gì. Mẹ tôi có kiểm tra đường huyết nhưng vẫn trong giới hạn. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi mẹ tôi bị làm sao, có ảnh hưởng gì tới đường huyết không? Gia đình tôi ở Hà Nội, có cần đi khám luôn không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Theo như thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn hiện đã mắc đái tháo đường type 2 đã 7 năm, hiện có các biểu hiện như trên, chúng tôi cho rằng bệnh đã tiến triển đến biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên. Thực tế, bệnh nhân mắc đái tháo đường bao giờ cũng xảy ra nhiều biến chứng, tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà thời gian gặp có thể nhanh hay chậm. Chúng tôi khuyên bạn nên đưa mẹ đi khám để được điều trị và tư vấn chi tiết trong việc ngăn ngừa biến chứng tiến triển nặng hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để bạn hiểu rõ.
Viêm dây thần kinh ngoại biên là gì?
Hệ thần kinh ngoại biên là mạng lưới các dây thần kinh nằm bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Bao gồm:
- Dây thần kinh cảm giác chịu trách nhiệm truyền tín hiệu từ các receptor cảm giác sờ, đau, nóng lạnh, tinh tế,… về não, tủy.
- Dây thần kinh vận động nhận tín hiệu từ não truyền tới cơ bắp.
- Dây thần kinh tự động điều chỉnh các chức năng tự động của cơ thể, ví dụ huyết áp hoặc chức năng bàng quang.
Hậu quả của tổn thương thần kinh ngoại biên thường gây ra tình trạng yếu, tê và đau ở tay và chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là kết quả của chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân di truyền hoặc nhiễm độc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là đái tháo đường.
Để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Dấu hiêu nhận biết viêm dây thần kinh ngoại biên
Mỗi dây thần kinh trong hệ thống ngoại vi đảm nhiệm một chức năng cụ thể, vì vậy triệu chứng phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm:
- Cảm giác tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay
- Đau nhói hoặc ít khi nhận ra thay đổi nhiệt độ, đặc biệt ở bàn chân
- Tăng nhạy cảm khi chạm
- -Kém phối hợp vận động, có thể té ngã
- Yếu cơ hoặc liệt nếu dây vận động bị ảnh hưởng
- Chuột rút hoặc co giật
- Teo cơ
Nếu dây thần kinh tự trị bị ảnh hưởng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, rối loạn đại tiểu tiện
- Huyết áp thay đổi, gây chóng mặt, đôi khi có thể ngất
- Nóng bừng hoặc vã mồ hôi
Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh (bệnh đơn nhân), hoặc nhiều dây thần kinh (bệnh đa dây thần kinh).
Khi nào nên đi khám?
Bạn nên biết rằng, với người mắc tiểu đường, việc kiểm tra thường xuyên là vô cùng quan trọng, vì đây là những người có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên cao nhất. Thông thường, bệnh thần kinh ngoại biên được chẩn đoán càng sớm thì cơ hội hạn chế thiệt hại càng cao và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Bệnh này có ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường làm tăng nguy cơ loét chân và cắt cụt chân. Do tổn thương thần kinh ở bàn chân và ngón chân, những người mắc bệnh tiểu đường mắc bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường thường không nhận thấy những vết cắt nhỏ, vết loét hoặc mụn nước ở những khu vực này. Nếu không được điều trị, những vết thương nhỏ này có thể dễ dàng bị nhiễm trùng, dẫn đến hoại thư và cuối cùng có thể phải cắt cụt vùng hoại tử.
Mẹ tôi nên đi khám ở đâu?
Hầu hết các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh đều có thể chẩn đoán và điều trị. Do đó, bạn có thể đưa mẹ bạn đến bất kỳ cơ sở có uy tín nào để làm
Các loại xét nghiệm cần làm?
Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa thần kinh, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của mẹ bạn và thăm khám vị trí tổn thương, bao gồm kiểm tra cảm giác, vận động và phản xạ.
Bác sĩ khám bàn chân có thể kiểm tra bằng cách sử dụng monofilament 10g chạm vào các vi trí khác nhau ở bàn chân (đặc biệt ngón chân cái) để xác định cảm giác của người bệnh.
Ngoài ra cũng cần tìm các biến dạng xương và khớp ở bàn chân, các vết chai, bóng nước, các vết nứt ở da.
Khi nghi ngờ có biến chứng thần kinh tự chủ, bác sĩ sẽ tìm sự thay đổi huyết áp khi bệnh nhân thay đổi tư thế, sự tiết mồ hôi của da.
Xét nghiệm đầu tiên mẹ bạn cần làm là sinh hóa máu, đánh giá lượng đường huyết và HbA1c, 2 chỉ số quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh lý đái tháo đường.
Các xét nghiệm đánh giá độ dẫn truyền thần kinh như điện cơ (EMG), thử nghiệm dẫn truyền thần kinh (NCS), định lượng cảm giác: khảo sát đáp ứng của sợi thần kinh với độ rung và sự thay đổi về nhiệt độ.
Tóm lại, biến chứng thần kinh đái tháo đường tuy ít khi gây tử vong nhưng có thể ảnh hưởng nặng nề lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tốt nhất không nên để xuất hiện biến chứng thần kinh nặng bằng cách điều trị bệnh đái tháo đường tích cực ngay từ lúc mới chẩn đoán. Nếu đã có biến chứng, điều quan trọng vẫn là điều trị tích cực bệnh đái tháo đường. Do các triệu chứng tê nhức rất khó chịu nhưng người bệnh không thể mô tả cảm giác nên người bệnh rất cần sự chăm sóc và hỗ trợ của gia đình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi