Triệu chứng đau khi xuất tinh - nguyên nhân và cách chữa trị
Đau khi xuất tinh có thể gây nhiều phiền toái cho đời sống tình dục của bạn. Hãy tiếp tục tìm hiểu các nội dung sau đây để biết được rằng tại sao bạn không nên phớt lờ triệu chứng đau khi xuất tinh.
2. Nguyên nhân gây ra đau khi xuất tinh
3. Biến chứng của đau khi xuất tinh
5. Chẩn đoán
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Đau khi xuất tinh là gì
Đau khi xuất tinh có thể bao gồm cảm giác hơi khó chịu cho đến cảm giác đau tột độ trong lúc xuất tinh hoặc sau khi xuất tinh. Cơn đau có thể xảy ra tại dương vật, bìu, đáy chậu và vùng quanh hậu môn.
2. Nguyên nhân gây ra đau khi xuất tinh
Sau đây là 9 nguyên nhân thường thấy nhất của đau khi xuất tinh:
Viêm tuyến tiền liệt
- Là hiện tượng viêm hay nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt. Đồng thời cũng là bệnh của đường tiết niệu thường thấy nhất đối với đàn ông dưới 50 tuổi.
- Có thể gây đau hay tiểu nhiều, do đó thường dễ nhầm lẫn với viêm đường niệu. Các triệu chứng khác bao gồm đau vùng bụng dưới và khó khăn khi cương cứng.
- Các yếu tố nguy cơ của viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
- Đái tháo đường.
- Suy giảm miễn dịch.
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
- Quan hệ qua đường hậu môn.
- Đặt ống thông tiểu.
Phẫu thuật
Một số loại phẫu thuật nhất định có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm đau khi xuất tinh. Một trong số đó chính là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, là một thủ thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến tiền liệt và một lượng ít mô gần đó. Đây là thủ thuật được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt bao gồm rối loạn cương dương, đau dương vật và tinh hoàn. Ngoài ra, phẫu thuật sữa chữa thoát vị (ví dụ như thoát vị bẹn) cũng có khả năng gây đau khi xuất tinh.
Nang và sỏi
Sự hình thàng nang và sỏi trong ống phóng tinh là có thể xảy ra. Chúng có thể gây tắc nghẽn khi xuất tinh, gây vô sinh và đau khi xuất tinh.
Các thuốc chống trầm cảm
Chúng có thể gây rối loạn các chức năng sinh dục, bao gồm đau khi xuất tinh. Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như trên gồm có:
- Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin.
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine.
- Tricyclic và Tetracyclic.
- Thuốc ức chế monoamine oxidase.
Bệnh lý dây thần kinh thẹn
Là tình trạng dây thần kinh thẹn bị chèn ép hay tổn thương. Do đó gây đau ở cơ quan sinh dục và trực tràng. Những nguyên nhân gây tôn thương thần kinh thẹn có thể là chấn thương, đái tháo đường, và bệnh xơ cứng rải rác.
Dù thường không biểu hiện triệu chứng, ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây đau khi xuất tinh. Một số triệu chứng khác đôi khi cũng xuất hiện như các rối loạn về đường tiết niệu, rối loạn cương dương, máu trong nước tiểu hay tinh dịch.
Nhiễm Trichomonas
Là một loại ký sinh trùng lây nhiễm qua đường tình dục, có khả năng gây cảm giác đau rát khi đi tiểu kèm theo.
Xạ trị
Xạ trị vùng chậu có thể gây rối loạn cương dương, bao gồm đau khi xuất tinh. Những tác dụng phụ này thường chỉ là tạm thời.
Yếu tố tâm lý
Trong một số trường hợp, ta không thể xác định rõ nguồn gốc của cơn đau. Nếu bạn không đau khi thủ dâm, thì cơn đau có thể do nguyên nhân tâm lý. Hãy cân nhắc việc đi khám với các chuyên gia tâm lý nhằm tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trên.
3. Biến chứng của đau khi xuất tinh
Đau khi xuất tinh thường là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức. Hãy tìm đến sự giúp đỡ về y tế để hạn chế tối đa các biến chứng về sau.
Nếu không điều trị, đau khi xuất tinh có thể khiến bạn lãnh cảm với tình dục.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Hãy đặt hẹn với bác sĩ đa khoa ngay nếu bạn có cảm giác đau khi xuất tinh. Sau khi khám và thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chẩn đoán về tình trạng của bạn.
Bạn sẽ được chuyển đến cho bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hay sinh sản nếu cần thiết.
5. Chẩn đoán
Trong quá trình khám bệnh, bạn có thể sẽ được thăm khám trực tràng bằng ngón tay. Hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin để cung cấp hoàn chỉnh bệnh sử cho bác sĩ bằng cách trả lời một số câu hỏi như sau:
- Bạn đã có triệu chứng đau khi xuất tinh từ khi nào?
- Cơn đau kéo dài bao lâu.
- Bạn có phóng tinh được không hay chỉ đạt được cực khoái mà không xuất tinh?
- Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng đi kèm nào khác?
- Bạn có thấy đau rát khi đi tiểu?
- Màu sắc nước tiểu bạn có bình thường không?
- Hiện tại bạn có đang sử dụng thuốc?
- Bạn đã từng điều trị ung thư chưa?
- Trong gia đình bạn có ai đã từng mắc phải ung thư tuyến tiền liệt?
- Bạn có bị tiểu đường không?
Các xét nghiệm mà bạn phải thực hiện có thể là:
- Phân tích nước tiểu nhằm xác định sự hiện diện của nhiễm trùng.
- Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) để tìm ra các bất thường ở tuyến tiền liệt, bao gồm ung thư.
Thăm khám trực tràng bằng ngón tay
Dựa vào kết quả của quá trình khám và các xét nghiệm trên, các xét nghiệm khác, như xét nghiệm máu hay xét nghiệm hình ảnh học, có thể sẽ được chỉ định thêm.
6. Điều trị đau khi xuất tinh
Nguyên tắc điều trị sẽ được dựa trên nguyên nhân. Các bệnh nền, như đái tháo đường hay xơ cứng rải rác, cũng phải được điều trị đồng thời.
- Điều trị nhiễm trùng
- Kháng sinh đường uống thường được sử dụng.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc giảm đau có thể được chỉ định nhằm chống lại quá trình viêm và làm dịu cơn đau.
- Đối với các nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần dùng kháng sinh đường tiêm nội tĩnh mạch, hay thậm chí phải nhập viện.
- Khi cơn đau là tác dụng phụ sau phẫu thuật.
- Thường là tạm thời và chỉ trong thời gian ngắn.
- Bác sĩ sẽ đánh giá từng yếu tố cụ thể dựa trên tình trạng của bạn để đưa ra các biện pháp hợp lý. Bao gồm kê toa thuốc hay phẫu thuật bổ sung.
- Điều trị loại bỏ nang và sỏi.
- Các tắt nghẽn trên có thể loại bỏ bằng phẫu thuật cắt đốt nội soi ống phóng tinh qua ngã niệu quản.
- Khi nguồn gốc cơn đau do thuốc chống trầm cảm.
- Đừng tự ý dừng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Vì khi đó sẽ khiến cho căn bệnh trầm cảm của bạn thêm trầm trọng.
- Hãy tư vấn với bác sĩ của bạn nhằm tìm ra những loại thuốc thay thế. Bạn có thể sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để tìm ra loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp với bản thân mình.
- Điều trị rối loạn thần kinh thẹn.
- Các loại thuốc phong bế thần kinh, thuốc tê, hay steroid có thể giúp bạn giảm đau.
- Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện chức năng các khối cơ vùng chậu.
- Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật nhằm giải áp thần kinh thẹn.
- Điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
- Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại, giai đoạn, và độ xâm lấn của ung thư.
- Một số loại ung thư tuyến tiền liệt tăng trưởng rất chậm, do đó chỉ cần điều trị tối thiểu và theo dõi.
- Ung thư tuyến tiền liệt có thể điều trị bằng xạ tri, liệu pháp hormone, vaccine, và hóa trị liệu.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tiền liệt có thể được chị định.
- Điều trị nhiễm Trichomonas.
- Điều trị bằng kháng sinh là chủ yếu.
- Vì Trichomonas dễ dàng lây qua đường tình dục, bạn tình của người nhiễm cũng nên được kiểm tra và điều trị.
- Khi cơn đau được gây ra do xạ trị.
- Tác dụng phụ này có thể tự thoái lui sau khi kết thúc xạ trị.
- Hãy tư vấn với bác sĩ nếu cơn đau vẫn tiếp tục xuất hiện sau đó.
- Khi cơn đau là nguyên nhân của các rối loạn cảm xúc hay tâm lý.
- Nếu các rối loạn cảm xúc và tâm lý là thủ phạm của cảm giác đau khi xuất tinh, thì các liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng này.
7. Lời khuyên từ bác sĩ
Bác sĩ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quá hơn về tình trạng của mình thông qua quá trình chẩn đoán và điều trị.
Các căn bệnh về tình dục có thể ảnh hưởng đến cả bạn và bạn tình của mình. Nếu bạn giữ bí mật, anh ấy/cô ấy sẽ có những nhận định sai lầm về mối quan hệ giữa hai người. Do đó, việc tâm sự với nhau về những vấn đề trên là vô cùng cần thiết.
Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện với anh ấy/cô ấy:
- Tìm thời điểm thích hợp, khi cả hai đều đang thư giãn.
- Hãy giải thích rằng đó là vì cơn đau khi xuất tinh, không phải vì tình cảm giữa hai người.
- Hãy cho anh ấy/cô ấy thấy việc này ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và đời sống tình dục của mình.
- Hãy nghiêm túc nhận định suy nghĩ của đối phương.
Anh ấy/cô ấy cũng có thể sẽ cảm thấy thoái mái hơn nếu biết bạn đang có dự định đi khám với bác sĩ.
Nếu bạn cần được giúp đỡ, hãy liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi